CHƯƠNG 2: MÔ TẢ TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ, KINH TẾ XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
2.2. Các nguồn tài nguyên
2.3.2. Hiện trạng môi trường nước
a. Hiện trạng môi trường nước mặt:
Môi trường nước huyện Yên thành chịu tác động của nhiều hoạt động như công nghiệp, sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản, nước rửa trôi từ đồng ruộng …. Tuy nhiên, công nghiệp của huyện chưa phát triển, nhìn chung chỉ nước thải của nhà máy chế biến tinh bột sắn và nhà máy đường sông Dinh có nước thải gây ô nhiễm môi trường nước cục bộ xung quanh khu vực nhà máy. Nước thải sinh hoạt của người dân ở nông thôn chủ yếu để tận dụng trong sản xuất nông nghiệp vì vậy hầu như chỉ có nước thải sinh hoạt khu vực đô thị tác động trực tiếp đến môi trường nước mặt.
Qua kết quả điều tra cho thấy hiện trạng môi trường nước mặt của huyện Yên Thành chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Tuy nhiên chỉ có nước sông Dinh đoạn chảy qua xã Văn Thành bị ô nhiễm vào các tháng 4 – 6 do nước thải của nhà máy đường sông Dinh không đạt tiêu chuẩn môi trường thải vào gây ô nhiễm;
nước thải của nhà máy tinh bột sắn tại xã Công Thành thải vào Kênh N2 gây ô nhiễm. Qua kết quả phân tích cho thấy nước mặt lấy tại xã Tăng Thành có hàm lượng Fe, Mn cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
Kết quả phân tích chất l−ợng nước mặt khu vực huyện Yên Thành Chỉ tiêu phân tích
T T
Tên xã
pH DO (mg/l)
SS (mg/l)
COD (mg/l)
BOD (mg/l)
NO3-
(mg/l) Fe (mg/l)
Mn mg/l)
As
(μg/l) Colifor m MPN/1 00ml
Thuèc BVTV Nhãm clo hữu cơ (μg/l)
1 Mỹ Thành (M1)
6,67 4,2 8 24 16 2,5 0,18 0,1 2,98 3.256 0,109
2 Công Thành (M2)
7,12 3,5 12 21 14 1,4 0,21 0,4 2,86 4.213 0,112
3 Bảo Thành (M3)
6,84 4,1 18 19 9 0,9 0,53 0,2 3,14 3.490 0,123
4 Hợp Thành (M4)
6,78 3,2 22 25 17 1,3 1,07 0,1 3,10 1.492 0,134
5 Thị trấn Yên Thành (M5)
7,11 4,6 19 18 10 2,4 0,98 0,6 2,68 4.680 0,214
6 Tăng Thành (M6)
6,8 3,3 22 21 13 0,6 3,52 2,9 2,67 4.300 0,196
7 Trung Thành (M7)
6,72 3,6 10 26 18 2,3 0,33 0,1 2,69 2.896 0,237
8 Văn Thành (M8)
7,15 3,7 18 19 12 1,6 0,57 0,1 3,05 3.530 0,192
9 Thọ Thành (M9)
7,0 3,5 20 19 11 2,0 0,51 0,3 2,15 1.940 0,245
10 Quang Thành (M10)
7,01 4,0 15 17 9 1,6 1,02 0,2 3,27 3.760 0,319
11 Thịnh 6,68 3,4 37 24 15 1,5 0,82 0,6 1,23 2.900 0,258
Thành (M11) 12 Tân Thành (M12)
6,69 3,8 9 25 17 1,6 0,32 0,2 3,18 4.184 0,164
13 Lăng Thành (M13)
6,70 4,0 14 19 11 2,8 0,46 0,3 2,13 3.210 0,326
14 Đồng Thành (M14)
6,81 3,7 21 26 15 1,9 0,94 0,1 2,79 4.970 0,427
15 Hậu Thành (M15)
7,32 3,1 23 21 13 4,6 0,56 0,2 3,10 2.150 0,291
16 Đô Thành (M16)
6,91 4,1 16 11 7 2,3 0,77 0,1 2,60 2.240 0,385
17 Đức Thành (M17)
6,97 3,6 11 17 9 1,7 0,21 0,1 2,65 3.780 0,213
18 Hoa Thành (M18)
7,08 4,3 20 26 14 3,8 1,02 0,4 2,09 4.320 0,119
19 Công Thành (M19)
7,11 3,8 24 22 16 2,7 0,54 0,2 2,96 4.500 0,357
20 Văn Thành (M20)
6,95 3,6 18 21 15 1,9 0,35 0,1 2,35 3.210 0,420
6-8,5 ≥ 6 20 <10 <4 10 1 0,1 5,00 5.000 0,15 mg/l TCVN
5942 –
1995 5,5-9 ≥ 2 80 <35 <25 15 2 0,8 10,0 10.00
0 0,15 mg/l Ghi chú: "-" : Không quy định trong tiêu chuẩn; “ KPHĐ “ : Không phát hiện được.
Các chỉ tiêu phân tích bao gồm:
- Hàm lượng Fetổng (Sắt tổng số) dao động từ 0,18 - 3,52 mg/l; Mn (Mangan) dao động từ 0,1 - 2,9 mg/l; As (Asen) dao động từ 1,23 - 3,27 μg/l.
Hầu hết hàm lượng các nguyên tố kim loại trong nước nằm trong tiêu chuẩn nước mặt TCVN 5942 - 1995 cột B, riêng Fe, Mn tại xã Tăng Thành vượt tiêu chuẩn cho phép.
* Các hợp chất hữu cơ:
Từ số liệu phân tích cho thấy hàm lượng Nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD) có giá trị dao động từ 9 - 19 mg/l; Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD) dao động từ 11 - 26 mg/l.
* Độ pH: Dao động từ 6,67 - 7,32.
* Căn lơ lửng (SS): Dao động 8 - 37 mg/l.
* Chất dinh dưỡng Nitrat (NO3-): Dao động từ 0,6 – 4,6 mg/l.
* Coliform: Dao động trong khoảng 1.492 - 4.500 MPN/100ml.
* Thuốc BVTV nhóm clo hữu cơ: Dao động từ 0,109 – 0,420 μg/l đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam.
Tóm lại: Hầu hết các thông số môi trường trong nước tại huyện Yên Thành được phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép TCVN 5942 - 2005 (Cột B). Có nghĩa là nước mặt tại đây không thể dùng trong sinh hoạt nhưng có thể dùng để phục vụ cho các mục đích khác.
b. Hiện trạng môi trường nước dưới đất:
Qua kết quả điều tra, phân tích chất lượng nước dưới đất khu vực huyện Yên Thành cho thấy hiện nay nước dưới đất hầu hết các nơi trên địa bàn huyện Yên Thành chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Chỉ có một số nơi bị ô nhiễm cục bộ do tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật như Làng Hồng Kỳ, Vũ Kỳ, xã Đồng Thành;
một số nơi có hàm lượng kim loại nặng trong nước cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng sau:
Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất.
Kết quả TT Chỉ tiêu Đơn vị
N1 N2 N3 TCVN
5944 - 1995
1 pH Thang pH 6,55 6,5 6,69 6,5 ÷ 8,5
2 TDS mg/l 707 1.431 73 750 ÷ 1500
3 NO3- mg/l 1,8 0,3 0,1 45
4 Cl- mg/l 71 65 63 200 ÷ 600
5 SO42- mg/l 42,1 36,4 56,7 200 ÷ 400
6 Fe mg/l 0,19 5,0 7,4 0,1 ÷ 5
7 Mn mg/l 0,3 1,3 0,1 0,1 ÷ 0,5
8 As mg/l 1,14 x10-3 1,54 x10-3 1,37 x10-3 0,05 9 Hg mg/l 0,22 x10-3 0,28 x10-3 0,26 x10-3 0,001 10 Pb mg/l 3,6276x10-3 3,80 x10-3 2,93 x10-3 0,05
- N1: Mẫu nước giếng khoan được lấy Trung tâm Y tế đa khoa xã Công Thành, giếng khoan sâu 16 m.
- N2: Mẫu nước giếng khoan được lấy tại nhà bà Phan Thị Nga, xóm 3, xã Hoa Thành.
- N3: Mẫu nước giếng khoan được lấy tại nhà anh Tình xóm Đồng Phúc, xã Đồng Thành, giếng sâu 30m.
Nhận xét: Qua kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu phân tích đểu nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam. Riêng hàm lượng sắt tại xóm Đồng Phúc, Đồng Thành và hàm lượng Mn tại xóm 3, xã Hoa Thành vượt quá giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam 5944-1995.