Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Bao cao DMC CT SEMLA nghe an (Trang 89 - 94)

CHƯƠNG 5: ĐỀ RA PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TỔNG THỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN

5.3. Giải pháp về kỹ thuật

5.3.1. Gii pháp k thut tng th để gii quyết các vn đề môi trường trong quá trình trin khai toàn b d án.

a) Đối với môi trường không khí và khí thải

- Giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm không khí tại các đô thị: Đun nấu bằng khí tự nhiên (gas) hay dùng điện... thay cho than, bếp củi và dầu hoả; Cải tạo hệ thống giao thông vận tải thông suốt, an toàn và thuận lợi; giữ gìn đường phố sạch sẽ để giảm thiểu ô nhiễm bụi.

- Giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh: Bố trí tập trung các cơ sở sản xuất vào khu công nghiệp, đây là biện pháp quan trọng hàng đầu để kiểm soát ô nhiễm. Xung quanh khu công nghiệp cần có vành đai cây xanh để giãn cách với các khu dân cư hoặc đô thị, áp dụng các công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất. Khuyến khích sử dụng các công nghệ sạch với lượng thải ít.

b) Đối với môi trường nước và nước thải

- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp cho từng cơ sở sản xuất, các khu, cụm công nghiệp. Đặc biệt lưu ý nước thải của các cơ sở chế biến lương thực - thực phẩm, lò mổ, khu nuôi trồng thuỷ sản. Nước thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 - 2005 cột B trước khi thải ra môi trường.

- Xây dựng các hệ thống xử lý nước thải đô thị . Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống thoát nước thải ở các khu đô thị.

- Đối với các nguồn gây bẩn (các mương dẫn nước thải, hồ chứa nước thải, các bãi rác, nghĩa trang vv…) phải xây dựng lại lớp chống thấm bằng đất sét hoặc vật liệu chống thấm có hệ số thấm 106 - 107 cm/s, dày 50 - 60 cm.

- Có các biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường nước dưới đất tại các khu vực tập trung dân cư, đô thị, khu công nghiệp vv…

- Khắc phục được tình trạng khai thác nước dưới đất bừa bãi, giám sát chặt chẽ trong việc khoan khảo sát phục vụ xây dựng.

+ Lập quy hoạch khai thác và bảo vệ nước dưới đất trên địa bàn huyện làm cơ sở kỹ thuật cho công tác quản lý nguồn nước dưới đất. Cần xây dựng bản đồ quy hoạch khai thác, sử dụng các nguồn nước phục vụ ăn uống, sinh hoạt, từ đó xác định lại các nguồn khai thác và quản lý các công trình khai thác không quá giới hạn cho phép.

+ Đối với rừng phòng hộ: Tập trung bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên là chính. Khoanh vùng nuôi phục hồi rừng dựa vào khả năng tái sinh rừng và cần tổ chức bảo vệ, nghiêm cấm chặt phá, đốt rừng một cách nghiêm ngặt. Khi rừng khép tán cần có biện pháp nuôi dưỡng để rừng phát triển nhiều tầng.

+ Phát triển lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa nghề rừng, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, chăm sóc phát triển rừng nghèo thành rừng giàu.

Chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu thành rừng kinh tế.

c) Đối với môi trường đất

- Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp điều kiện đất dốc là điều bắt buộc trong sử dụng đất nông nghiệp. Kết hợp nông - lâm trong sử dụng đất nông nghiệp; đối với các dự án sử dụng đất phi nông nghiệp nhất thiết phải có đánh giá tác động môi trường kèm theo phương án, giải pháp xử lý phù hợp.

- Khuyến khích đầu tư thâm canh tăng vụ với các công thức bón phân cân đối phù hợp với từng loại cây trồng và từng loại đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất và an toàn về môi trường.

- Đầu tư nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có khả năng kháng bệnh cao và chất lượng tốt phục vụ xuất khẩu.

- Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện thực tế trong vùng: các mô hình canh tác trên đất dốc, xây dựng các mô hình sinh thái - kinh tế cho đất mới khai hoang nhằm cải tạo đất và nâng cao độ phì cho đất, tránh khai thác làm thoái hoá đất. Nhân rộng các mô hình VAC (vườn - ao - chuồng), các mô hình nông lâm kết hợp phù hợp với điều kiện sinh thái của từng khu vực.

d) Đối với chất thải rắn

- Tổ chức thu gom, đầu tư trang thiết bị thu gom rác hợp vệ sinh và phân

- Đối với rác thải sinh hoạt: xây dựng bãi chôn lấp rác thải để xử lý; phương pháp chôn lấp rác thải là phương pháp được áp dụng khá hiệu quả và tương đối phù hợp với đặc điểm của huyện Yên Thành.

- Đối với chất thải nguy hại cần phải có các quy trình công nghệ thích hợp để xử lý triệt để đối với loại rác thải nguy hại.

5.3.2. Gii pháp k thut c th để gii quyết các vn đề môi trường trong quá trình trin khai tng ni dung ca d án.

5.3.2.1. Đối vi các khu công nghip:

- Thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; bố trí các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải gắn với yếu tố bảo vệ môi trường;

- Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;

- Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường và được vận hành thường xuyên;

- Đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và người lao động;

- Có hệ thống quan trắc môi trường.

Ngoài ra, cần quan tâm hơn đối với khu công nghiệp Công Thành:

Khu công nghiệp Công Thành theo quy hoạch thì dự kiến sẽ thu hút các loại hình sản xuất như chế biến cồn, chế biến thức ăn gia súc, phân vi sinh, sản xuất hàng tiêu dùng may mặc, giày da,thu gom phế liệu luyện cán thép quy mô nhỏ.

Tuy nhiên do vị trí của khu công nghiệp có 3 phía giáp khu dân cư và phía tây giáp kênh N2 nên trong qua trình thực hiện quy hoạch cần ưu tiên các ngành sản xuất sạch như may mặc, mây tre đan, lắp ráp cơ khí, điện tử để hạn chế các tác động tới các khu vực dân cư sống xung quanh

5.3.2.2. Đối vi bãi chôn lp rác thi

- Quá trình xây dựng và vận hành bãi chôn lấp rác thải tại xã Tăng Thành cần thực hiện dúng đầy đủ theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt đặc biệt lưu ý đến hệ thống xử lý “nước rích” từ bãi rác, đảm bảo nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Việt nam, và không gây ảnh hưởng đến chất lượng nước của thuỷ vực tiếp nhận là Hồ Ký Rượu.

- Đối với các bãi rác trung chuyển tại các xã không để thời gian lưu quá lâu gây ảnh hưởng đến môi trường khu vực.

5.3.2.3. Đối vi quy hoch các tuyến đường giao thông

- Trong quá trình thi công mở rộng và xây dựng các tuyến đường cần thực

bản cam kết môi trường (đối với các tuyến đường nhỏ) tuân thủ các nguyên tắc về bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn lao động và giao thông.

- Phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, chất thải phải được che chắn không để rơi vãi gây ô nhiễm môi trường trong khi tham gia giao thông.

- Khi thực hiện quy hoạch cụ thể cho các tuyến đường giao thông cần phải xem xét để giảm thiểu tác động đến việc ảnh hưởng đến đất thổ cư đặc biệt là nhà ở của các hộ dân bên đường quy hoạch.

5.3.2.4. Đối vi các trm y tế

- Xây dựng, mở rộng và vận hành các trạm y tế phải tuân thủ các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.

- Xây dựng, cải tạo, nâng cấp và vận hành thường xuyên hệ thống thu gom, xử lý nước thải y tế và vận hành thường xuyên, đạt tiêu chuẩn môi trường;

- Bố trí thiết bị chuyên dụng để thu gom, phân loại và xử lý sơ bộ loại bỏ các mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm các loại bệnh phẩm, rác thải y tế, chất thải rắn thông thường tại nguồn; vận chuyển chất thải rắn thông thường đến nơi quy định của địa phương, có biện pháp xử lý, tiêu huỷ bệnh phẩm, rác thải y tế, thuốc hết hạn sử dụng bảo đảm vệ sinh, tiêu chuẩn môi trường;

5.3.2.5. Đối vi vic m rng các h đập thu li:

- Trong quá trình thi công phải đảm bảo độ an toàn của công trình khi có lũ lụt, thiên tai.

- Tính toán thiết kế hồ đập để giảm diện tích mặt nước tránh lãng phí diện tích đất chuyên dùng khu vực xung quanh và độ bền vững của hồ đập.

5.3.2.6. Đối vi các làng ngh:

- Khuyến khích quy hoạch các khu, cụm làng nghề tập trung, có hệ thống xử lý môi trường đồng bộ.

- Phải có hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Tổ chức thu gom và phân loại rác thải tại nguồn, vận chuyển rác thải đến nơi quy định của địa phương

- Xây dựng và vận hành thường xuyên hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung đảm bảo nước thải được thu gom triệt để và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

5.3.2.7. Đối vi các vùng nuôi trng thu sn:

- Chất thải phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường về chất thải;

- Phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản;

- Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản;

5.3.2.8. Đối vi quy hoch m rng các đô th:

- Xây dựng hệ thống công trình thu gom nước thải đô thị, hệ thống tiêu thoát nước mưa;

- Xây dựng và vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải; nước thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Phân loại rác thải tại nguồn, trang bị các phương tiện thu gom và vận chuyển rác thải.

- Có hệ thống cây xanh, vùng nước.

- Xây dựng các công trình vệ sinh công cộng 5.3.2.9. Đối vi quy hoch nghĩa trang nghĩa địa

- Việc chôn cất thi thể, hài cốt phải đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Việc mai táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.

5.3.2.10. Đối vi các lò m

- Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải tuân thủ đúng và đầy đủ nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt;

- Vận hành thường xuyên hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường;

đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định.

5.3.2.11. Đối vi quy hoch ch

- Phải xây dựng các công trình vệ sinh công cộng.

- Trang bị các phương tiện để thu gom rác, phòng cháy chữa cháy.

- Vận chuyển rác đến đúng nơi quy định hàng ngày

5.3.2.12. Đối vi các vùng canh tác nông nghip, các trang tri chăn nuôi - Có các biện pháp đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật

- Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải được thu gom và xử lý theo quy định về quản lý chất thải.

- Các khu chăn nuôi tập trung phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường;

- Chất thải rắn chăn nuôi phải được thu gom và xử lý theo quy định về quản lý chất thải, tránh phát tán ra môi trường;

- Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó

- Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.

Một phần của tài liệu Bao cao DMC CT SEMLA nghe an (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)