Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu Bao cao DMC CT SEMLA nghe an (Trang 55 - 60)

CHƯƠNG 3: DỰ BÁO TÁC ĐỘNG XẤU ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG CÓ THỂ XẢY RA KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN

3.1 Nguồn gây tác động

3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

3.1.1.1. Cht thi rn:

- Chất thải sinh hoạt: Với dân số của toàn huyện Yên Thành hiện nay là 272.426 người; mỗi người thải bình quân khoảng 0,5kg/người trên ngày thì trong một năm lượng rác thải sinh hoạt của toàn huyện sẽ khoảng 49.717.745 kg. Dự tính đến năm 2010 dân số huyện Yên Thành khoảng 283.218 người, với lượng thải trung bình như trên thì lượng rác thải ra khoảng 141.609 kg/ngày.

- Chất thải công nghiệp: Trên đà phát triển kinh tế xã hội nói chung, các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh chóng, một mặt đóng góp cho phát triển kinh tế, mặt khác cũng tạo ra một lượng lớn chất thải rắn bao gồm cả chất thải nguy hại và chất thải thông thường. Đối với các loại chất thải nguy hại phát sinh trong sản xuất được thu gom và xử lý riêng. Tuỳ từng loại hình sản xuất của huyện mà lượng chất thải khác nhau.

- Chất thải nông nghiệp: Đối với loại chất thải này, trên địa bàn huyện Yên Thành chủ yếu là các loại cây, cỏ, vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật…

Rác thải hiện nay đang là nguyên nhân chủ yếu gây nên ô nhiễm môi trường huyện Yên Thành, từng người dân ở đây mong muốn có có bãi rác để tránh tình trạng mất cảnh quan môi trường do rác thải. Trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành đã bố trí trung bình mỗi xã 01 bãi rác thải

với tổng diệnt tích dành cho bãi rác toàn huyện là 22,27 ha, nhằm đáp ứng nhu cầu xả thải của người dân.

3.1.1.2. Nguôn gây ô nhim môi trường nước.

a/ Nước thải sinh hoạt:

Ước tính mỗi người dân khu vực nông thôn sử dụng khoảng 100 lít/ngày đêm và lượng nước thải sinh ra được tính trung bình bằng 80% lượng nước cấp (theo WHO, 1985) thì nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt tại huyện Yên Thành đến năm 2010 khoảng 28.322 (m3/ngày) và lượng nước thải ra khoảng 22.657(m3/ngày)

Nước thải sinh hoạt nếu thải trực tiếp ra môi trường không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường, đặc biệt là môi trường nước mặt và nước dưới đất - nguồn nước đang được khai thác để sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt và các mục đích phát triển kinh tế - xã hội khác. Dựa vào tính toán của nhiều quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đưa vào môi trường (nếu không qua xử lý) tại huyện Yên thành được thể hiện trong bảng sau.

Khi lượng các cht ô nhim trong nước thi sinh hot vào môi trường trên địa bàn huyn Yên Thành

Chất ô nhiễm Khối lượng trung bình (g/người/ngày)

Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Thành (tấn/năm)

Chất rắn lơ lửng (TSS)

107,5 876,8259

BOD5 49,5 403,7477

COD 87,0 709,6172

Amoni (NH4) 3,6 29,36347

Tổng Nitơ (N) 9,0 73,40868

Tổng Phốt pho (P) 2,4 19,57565

Tuy nhiên do phần lớn dân cư ở đây tập trung ở nông thôn nên hầu hết nước thải sinh hoạt được tận dụng vào các công việc khác. Chính vì vậy, đáng quan tâm nhất trong vấn đề nước thải sinh hoạt ở đây là nước thải sinh hoạt của các khu dân cư ở khu đô thị, thị trấn, thị tứ.

- Nước thải từ các khu công nghiệp, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ:

Mặc dù hiện nay, công nghiệp huyện Yên Thành chưa phát triển song cần quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp vì trong quy hoạch huyện Yên Thành có bố trí đất dành cho sản xuất công nghiệp.

Nước thải công nghiệp tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực sản xuất mà tải lượng và mức độ ô nhiễm khác nhau. Trong nước thải của các loại hình sản xuất thực phẩm, tinh bột sắn, đường, dứa, giấy, bia… có chứa nhiều chất hữu và với tải lượng lớn nên nước thải loại này nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân rất lớn. Các loại nước thải loại này cần được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra môi trường ngoài. Hiện nay, huyện Yên Thành có 01 nhà máy chế biến tinh bột sắn và 01 nhà mày chế biến đường. Hai nhà mày này đã gây ra ô nhiễm môi trường nước lưu vực tiếp nhận và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân xung quanh như: ảnh hưởng đến sản xuất, ảnh hưỏng đến sức khoẻ….

Thành phần của nước thải công nghiệp chủ yếu là các yếu tố: Các kim loại nặng như Al3+, Pb2+, As3+, Hg2+, Cu2+, hàm lượng BOD5, COD, TSS, Coliform, Fecal Coliform vv. Cụ thể, chúng còn tuỳ thuộc vào đặc thù của từng ngành công nghiệp mà có các loại chất thải với nồng độ chất gây ô nhiễm khác nhau

Kiểm soát các nguồn nước thải công nghiệp là việc làm hết sức cần thiết nhằm giảm thiểu ô nhiễm do nước thải. Đặc biệt là các kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học cần được kiểm soát chặt chẽ ở ngay tại nơi phát sinh nước thải hoặc trước khi thải vào nguồn tiếp nhận là những dòng chảy dùng để tưới tiêu, tái sinh vào hệ thống nước hay ngấm xuống nước dưới đất.

Trong các khu công nghiệp tập trung có bố trí hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn theo quy định.

- Nước thải từ nuôi trồng thuỷ sản

Đối với nuôi trồng thuỷ sản tại huyện yên Thành chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và do từng hộ dân cư quản lý, với diện tích không lớn hoặc tận dụng các khu vực ao hồ để nuôi trồng. Trong nuôi trồng thuỷ sản được kết hợp với trang trại chăn nuôi để tận dụng chất thải của chăn nuôi. Nước thải của nuôi trồng thuỷ sản không liên tục và chỉ phát sinh trong quá trình thay nước.

Hầu hết loại nước thải này hiện nay chưa được xử lý, nước thải được thải ra sông hoặc kênh tiêu úng, sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.

Nước thải nông nghiệp

Trong sản xuất nông nghiệp nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước lớn nhất là việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu.

Một số hoá chất bảo vệ thực vật (hoạt chất) được nông dân trong tỉnh sử dụng nhiều là Cypermethrin, Chlorfluazuron, Endosulfan, Monocrotophos, Bordeaux, Hexaconazole, Mancozeb, Propiconazole, trong đó đa số là thuốc

nhóm III (ít độc), tuy vậy cũng có những thuốc có độ độc cấp tính cao như Monocrotophos, Endosulfan, Endosulfan hoặc một số hoạt chất khác có thời gian phân huỷ chậm như Mancozeb. Những hoạt chất phân huỷ chậm sẽ rất nguy hiểm vì nó dễ dàng ngấm xuống đất gây ô nhiễm đất cũng như nước dưới đất. Mặt khác khi mưa xuống các hoạt chất trên theo dòng nước ra các kênh mương rồi ra hồ gây ô nhiễm cho vùng nước mặt. Ngoài ra nông dân chưa sử dụng thuốc trừ sâu một cách hợp lí (phun không đúng thời gian, phun quá mức) và vệ sinh dụng cụ sau khi phun (một số nông dân rửa dụng cụ tại các kênh, sông) đây cũng chính là nguyên nhân gây nhiễm độc nguồn nước.

3.1.1.3. Ngun gây ô nhim môi trường không khí.

Ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khoẻ của người dân và phạm vi tác động lớn. Chẳng hạn như ô nhiễm môi trường do bụi, khói gây ra các bệnh về đường hô hấp, tiếng ồn, ô nhiễm mùi ảnh hưởng đến thần kinh,… Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường như sự tăng trưởng và phát triển của cây xanh, biến đổi khí hậu…

Các nguồn phát sinh khí thải chính đến năm 2010 trên địa bàn huyện Yên Thành sẽ là do hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải và ô nhiễm không khí do đun nấu của người dân trong sinh hoạt bằng các loại nhiên liệu hoá thạch như: than, dầu...

Ô nhiễm không khí do sản xuất kinh doanh:

Công nghiệp Yên Thành hiện nay chưa phát triển nhưng trong quy hoạch đến năm 2010 đã bố trí các khu công nghiệp với các loại hình sản xuất khác nhau. Vấn đề khí thải ra do các hoạt động sản xuất kinh doanh còn tuỳ thuộc vào các loại hình sản xuất được đầu tư vào huyện Yên Thành. Các cơ sở sản xuất kinh doanh cần đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường mới được phép hoạt động

Việc dự báo thải lượng khí thải do các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải là một việc rất khó khăn. Trong báo cáo này, chúng tôi chỉ dự báo thải lượng khí thải do hoạt động công nghiệp dựa vào diện tích đất công nghiệp được quy hoạch đến năm 2010.

Quy mô din tích phc v sn xut công nghip đến năm 2010 TT KCN, tiểu thủ CN diện tích (ha)

1 KCN Thị trấn 21.17

2 KCN Đô Thành 12.78

3 KCN Công Thành 51.95

4 KCN Đồng Thành 15

5 Các cơ sở sản xuất công nghiệp khác

92.26

Tổng 193.16 Đối với công nghiệp chưa có các dự án đầu tư cụ thể. Trong khi chưa có các tài liệu hướng dẫn tính toán đủ độ tin cậy, chúng tôi tạm dùng hệ số tính toán tải lượng ô nhiễm ước tính (kg chất ô nhiễm/ha diện tích sử dụng cho mục đích công nghiệp trong 1 ngày đêm) do Trung tâm Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường TP Hồ Chí Minh đưa ra dựa trên tổng kết thực tế số liệu tải lượng ô nhiễm trung bình như sau:

Chỉ tiêu Hệ số ô nhiễm (kg/ha/ngày đêm) Bụi 8,18

SO2 78,27

NO2 5,11

CO 2,42

Như vậy, tải lượng khí thải từ sản xuất công nghiệp tính trên địa bàn huyện Yên Thành được tính từ diện tích đất sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp và hệ số ô nhiễm trung bình

H s ô nhim khí thi trung bình và ti lượng khí thi t sn xut công nghip huyn Yên Thành tính đến năm 2010

Chỉ tiêu Hệ số ô nhiễm (kg/ha/ngày đêm)

Ước tính ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp huyện Yên Thành tấn/năm

Bụi 8,18 594,40

SO2 78,27 5687,56

NO2 5,11 371,32

CO 2,42 175,85

Ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động giao thông vận tải.

Hoạt động giao thông vận tải làm phát sinh các loại khói bụi chủ yếu:

NOx, SOx, COx,…các loại chất này nếu vượt quá nồng độ cho phép sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.

Đặc biệt là các loại bụi phát sinh trong quá trình hoạt động giao thông, bụi là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến dân cư và cây cối hai bên đường.

3.1.1.4. S c môi trường:

Sự cố môi trường có thể xảy ra trong quá trình các yếu tố quy hoạch được thực hiện. Mỗi yếu tố quy hoạch đều có tiềm năng gây ra các sự cố khác nhau:

Đối với khai thác đá xây dựng có thể có sự cố do nổ mìn, vận chuyển vật liệu;

chập điện, gây ô nhiễm trên diện rộng trong thời gian ngắn (công nghiệp) có thể gây sạt lở núi, đường, gây tai nạn giao thông (giao thông), ....

Một phần của tài liệu Bao cao DMC CT SEMLA nghe an (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)