Xu hướng biến đổi của các điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế – xã hội

Một phần của tài liệu Bao cao DMC CT SEMLA nghe an (Trang 72 - 76)

CHƯƠNG 3: DỰ BÁO TÁC ĐỘNG XẤU ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG CÓ THỂ XẢY RA KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN

3.3. Xu hướng biến đổi của các điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế – xã hội

3.3.1. Xu hướng biến đổi ca điu kin t nhiên.

3.3.1.1. Điu kin địa cht, địa mo

- Gia tăng phân mảnh tiểu khu vực, làm giảm tính thống nhất tự nhiên của toàn huyện (chủ yếu do việc mở rộng, gia cố, xây dựng mới hệ thống đê điều, đường xá khu đô thị, các công trình thuỷ lợi), dẫn tới giảm chức năng tự làm sạch môi trường của các thực thể địa lý, địa chất.

- Tăng cường tốc độ xâm nhập các chất ô nhiễm vào các tầng đất đá thông qua các “cửa sổ tác động” (chủ yếu là hệ thống giếng khoan, hố đào, bãi rác), dẫn đến chuỗi lan truyền, trao đổi, chuyển hoá trong lòng đất, tiềm ẩn những nguy cơ tai biến môi trường.

- Gia tăng xói lở bờ sông, bờ suối: nhu cầu sử dụng nước, vật liệu xây dựng cho phát triển kinh tế - xã hội tăng cao, nếu không được quản lý chặt chẽ, khoa học thì thiệt hại ngày càng lớn hơn vì không gian phát triển ngày càng tiến tới sát bờ sông hơn. Ngoài ra, sự phân bổ nguồn nước giữa các ngành nếu không được tính toán kỹ lưỡng cũng dẫn tới gia tăng sạt lở bờ.

3.3.1.2. Điu kin địa cht thu văn

Trong quá trình thực hiện dự án, các điều kiện địa chất - địa chất thuỷ văn ít bị biến đổi ngoại trừ các tác động do các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc khoan khai thác nước dưới đất không hợp lý. Sự biến đổi này nhiều khi không diễn ra ngay lập tức mà diễn ra sau khi các công trình hoàn thành, thậm chí rất lâu sau mới diễn ra, gây khó khăn cho công tác khắc phục.

3.3.2. Xu hướng biến đổi ca môi trường sinh vt.

Do những tác động của tự nhiên và hoạt động phát triển kinh tế mà hệ sinh thái có những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực :

Tác động do hạn hán làm thiếu nước tưới cho rau màu làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái nông nghiệp.

Tác động do các trận gió bão, mưa to, mưa đá làm đổ gãy những cây cổ thụ và các loại cây con tạo ra các khoảng trống làm mất cân bằng của các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp

Ngoài những thiên tai trên còn phải kể đến dịch bệnh và sâu bệnh cũng gây thiệt hại lớn đối với các hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng và nông nghiệp.

Sự gia tăng dân số sẽ làm suy thoái các hệ sinh thái do lượng chất thải cùng với nhu cầu sử dụng tài nguyên tăng.

Trong quá trình xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề và khi chúng đi vào hoạt động thì diện tích đất nông nghiệp, đất ở bị mất đi cùng với việc gia tăng nước thải, chất thải sẽ ảnh hưởng đến môi trường các hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái thủy vực.

3.3.3. Xu hướng biến đổi ca các yếu t môi trường.

3.3.3.1. Xu hướng biến đổi ca môi trường không khí

- Môi trường không khí bị ô nhiễm bởi hai nguồn chính đó là sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hoạt động giao thông vận tải.

- Để thực hiện việc giảm thiểu ô nhiễm do sản xuất công nghiệp gây ra, nhà nước đã đề ra nhiều chính sách cũng như thể chế bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp như:

Đối với các khu và cụm công nghiệp mới: chủ yếu là cho phép đầu tư các ngành sản xuất sạch hoặc ít chất thải, chỉ cho phép các cơ sở sản xuất và các khu công nghiệp đi vào hoạt động khi có các giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu do các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với các nhà máy nằm trong khu dân cư hoặc các cơ sở sản xuất nhỏ thì khuyến khích hiện đại hoá công nghệ sản xuất, không cấp giấy phép cho các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường mà không có khả năng xử lý.

- Nếu thực hiện nghiêm túc các giải pháp trên, ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp sẽ được hạn chế.

- Mặt khác, cùng với sự phát triển của đô thị, quá trình đô thị hoá nông thôn, sự ô nhiễm không khí do giao thông sẽ ngày càng trầm trọng, nhất là tại các trục được giao thông chính và tại các nút giao thông. Mật độ dân số và mức sống tăng sẽ kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện giao thông tư nhân như ô tô, xe máy, xe tải... nên vấn đề ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải là không tránh khỏi nhất là ô nhiễm về bụi.

3.3.3.2. Xu hướng biến đổi ca môi trường nước mt

Yên Thành không có các con sông lớn nhưng hệ thống sông ngòi, kênh rạch, hồ đập lớn. Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối lớn nên nguồn dự trữ nước tương đối lớn. Với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội theo quy hoạch sử dụng đất của huyện Yên Thành hiện nay thì nguồn nước mặt có thể đủ cấp cho các hoạt động phát triển. Tuy nhiên điều này sẽ thực hiện tốt nếu các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đặc biệt là đối với hoạt động sản xuất công nghiệp.

Chất lượng nước mặt huyện Yên thành hiện nay đang bị cảnh báo ô nhiễm bởi hai nhà máy chế biến nông sản tinh bột sắn và mía đường. Vì vậy, trong quy hoạch phát triển không đầu tư thêm các loại hình sản xuất này nữa

Các loại hình hoạt động trong quy hoạch có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt đó là sản xuất công nghiệp đặc biệt là sản xuất giấy, bãi rác và lò mổ. Trong quy hoạch đã tính toán kỹ khả năng gây ô nhiễm và lựa chọn phương án tối ưu nhất nhằm giảm thiểu những tác động trên.

3.3.3.3. Xu hướng biến đổi ca môi trường nước dưới đất

* Diễn biến môi trường nước dưới đất ở các khu đô thị và các khu công nghiệp

Trên thực tế hiện nay, việc khai thác nước dưới đất với quy mô lớn phục vụ các khu đô thị và công nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến nhiều vấn đề. Vì vậy, để thỏa mãn các nhu cầu về cấp nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong tương lai cần phải xây dựng các nhà máy nước khai thác nguồn nước mặt là chính.

Nước dươi đất chỉ có thể khai thác ở mức độ nhỏ lẻ mới đảm bảo an toàn về chất lượng và số lượng. Môi trường nước dưới đất sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của lượng nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.

* Diễn biến môi trường nước dưới đất dưới ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất nông nghiệp:

Do nhu cầu phát triển kinh tế nên để duy trì nhu cầu lương thực bình quân trên đầu người ngày càng tăng theo tốc độ gia tăng dân số thì nhu cầu thâm canh tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng cũng phải gia tăng. Để bảo vệ năng suất cây trồng, người nông dân sẽ phải sử dụng một khối lượng lớn phân hoá học và thuốc trừ sâu trên đồng ruộng.

Thực tế cho thấy, người nông dân hiện nay chưa có sự hiểu biết một cách khoa học về tác hại của thuốc bảo vệ thực vật, ý thức bảo vệ môi trường trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân còn kém. Hiện tại, ở các địa phương nói chung và Yên Thành nói riêng, chưa có biện pháp thu gom, xử lý chất thải từ thuốc bảo vệ thực vật. Chưa có số liệu thống kê cụ thể về lượng thải loại này, song đây là một loại chất thải nguy hại cần được thu gom và xử lý triệt để, nếu không sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và sự an toàn của người dân. Nghiêm trọng hơn, do thời gian phân huỷ của thuốc bảo vệ thực vật rất lâu, nên có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước rất lớn. Người dân vùng nông thôn có thói quen sử dụng nước dưới đất tầng nông hoặc nước mặt, do đó khả năng nhiễm bệnh, bị ngộ độc rất dễ xảy ra.

3.3.3.4. Xu hướng biến đổi ca môi trường đất

Theo định hướng quy hoạch sử dụng đất toàn huyện Yên Thành đến năm 2010, diện tích đất trồng lúa mất khoảng 867,23 ha do chuyển sang đất ở, đất công nghiệp và đất chuyên dùng khác. Tuỳ từng mục đích sử dụng mà môi trường đất bị biến đổi cả về chất lượng và kết cấu.

Bên cạnh vấn đề làm giảm quỹ đất sản xuất nông nghiệp, việc phát triển công nghiệp sẽ làm gia tăng các tác động đến môi trường đất do khối lượng chất thải (nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại) tăng lên.

Ngoài gia tăng tải lượng ô nhiễm qua BOD (đặc trưng cho ô nhiễm hữu cơ), việc gia tăng lưu lượng nước thải công nghiệp còn làm gia tăng tải lượng các chất ô nhiễm nguy hại (như dầu mỡ, kim loại nặng, phenol, PCB,...). Đây sẽ là tác động lớn đến môi trường đất trong vùng. Bên cạnh đó, một lượng lớn chất thải rắn phát sinh trong sản xuất công nghiệp đến năm 2010 trong vùng cũng sẽ tác động và có nguy cơ gây ô nhiễm cho môi trường đất.

Để đạt được năng suất cây trồng đòi hỏi phải sử dụng lượng phân bón rất lớn. Việc lạm dụng phân bón hoá học, bón không cân đối và hiệu quả sử dụng phân bón không cao sẽ dẫn đến sự chua hoá thứ sinh gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, làm nghèo kiệt các cation trao đổi, làm thiếu các chất dinh dưỡng khác, làm xuất hiện nhiều độc tố chủ yếu là Al3+, Fe3+, Mn2+ di động có hại cho cây trồng, giảm hoạt tính sinh học của đất.

Ngoài ra Yên Thành còn đầu tư trồng cây nguyên liệu sắn trên diện tích rộng. Cây sắn là loại cây làm suy giảm chất lượng đất rất lớn. Sau thời gian trồng sắn thì chất lượng đất tại khu vực đó cần phải phục hồi trở lại. vùng đất này khả năng xói mòn, rửa trôi và thoái hoá cao.

3.3.4. Xu hướng biến đổi ca môi trường kinh tế - xã hi 3.3.4.1. Xu hướng biến đổi ca các ngành kinh tế cơ bn

- Nông nghiệp: Trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển thành đất cho các khu công nghiệp, đất giao thông vận tải, đất các công trình cơ sở hạ tầng, quỹ đất nông nghiệp sẽ bị giảm sút. Do đó cơ cấu nông nghiệp sẽ bị thay đổi theo chiều hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển kinh tế trang trại.

Mặt khác, thực hiện chiến lược phát triển KTXH sẽ có tiềm năng tạo ra sản phẩm hàng hoá lớn hơn, năng suất lao động cao hơn, nhưng đồng thời nó cũng dẫn đến việc dôi dư lao động nông thôn, nhất là lao động chưa qua đào tạo.

- Công nghiệp: công nghiệp được coi là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế của vùng. Các ngành sản xuất chiếm ưu thế trong công nghiệp là chế biến nông, lâm, thuỷ sản và thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, ... Tuy nhiên sự phát triển của các ngành công nghiệp này còn chưa vững chắc do trình độ công nghệ máy móc thiết bị quá cũ và lạc hậu. Đầu tư cho các ngành công nghiệp còn quá nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp của vùng.

Bên cạnh đó việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với nhiều hình thức hoạt động đa dạng đã thực sự phát huy được vai trò

thúc đẩy sự phát triển của kinh tế địa phương. Nhưng đây cũng là khu vực có khối lượng chất thải tập trung và rất lớn và sẽ có những ảnh hưởng xấu đến môi trường nếu không có những biện pháp công nghệ, kỹ thuật cũng như quản lý tốt.

3.3.4.2 Xu hướng biến đổi ca môi trường xã hi

Với tổng diện tích 867,23 ha đất nông nghiệp chuyển đổi sang mục đích chuyên dụng như giao thông, công nghiệp, bãi rác... sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân nông thôn, đặc biệt là những đối tượng trực tiếp bị mất đất. Việc mất đất sản xuất của người dân gián tiếp gây ra những tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc,..

Việc tái định cư do diện tích đất ở bị mất do chuyển sang mục đích chuyên dụng khác như giao thông, công nghiệp... ảnh hưởng đến phong tục tập quán của người dân.

Một phần của tài liệu Bao cao DMC CT SEMLA nghe an (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)