4.1. Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu 4.1.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo:
- Quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành giai đoạn 1997 – 2010, UBND huyện Yên Thành.
- Đề án “Tăng cường củng cố và nâng cao năng lực hoạt động khuyến nong giai đoạn 2006 - 2010” của UBND huyện Yên Thành.
- Đề án “Phát triển Dứa – Mía - Sắn – nguyên liệu giấy giai đoạn 2006 - 2010” của UBND huyện Yên Thành,
- Đề án “Phát triển giao thông nông thôn huyện Yên Thành giai đoạn 2006 – 2010 có tính đến năm 2020” của UBND huyện Yên Thành,
- Đề án “Từng bước nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác phấn đấu đến năm 2010 đạt giá trị thu nhập bình quân từ 40 – 42 triệu đồng/ha/năm” của UBND huyện Yên Thành,
- Đề án “Phát triển nuôi cá nước ngọt giai đoạn 2006 - 2010” của UBND huyện Yên Thành,
- Đề án “phát triên chăn nuôi trâu bò hàng hoá giai đoạn 2006 - 2010” của UBND huyện Yên Thành,
- Đề án “Phát triên các cụm công nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 có tính đến 2015” của UBND huyện Yên Thành,
- Đề án “Phát triển hệ thống thị trấn, thị tứ, trung tâm Chính trị - Kinh tế - Xã hội của các địa phương giai đoạn 2006 – 2010 có tính đến 2020” của UBND huyện Yên Thành,
- Đề án “Chuyển đổi Hợp tác xã nông nghiệp theo luật hợp tác xã năm
- Đề án “Xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010” của UBND huyện Yên Thành,
- Đề án “Thực hiện chuẩn quốc gia về y tế xã ở huyện Yên Thành giai đoạn 2006 - 2010” của UBND huyện Yên Thành,
- Đề án “Nâng cao chất lượng Giáo dục giai đoạn 2006 - 2010” của UBND huyện Yên Thành,
- Đề án “Phát triển Văn hoá Thông tin Thể thao giai đoạn 2006 - 2010” của UBND huyện Yên Thành,
- Đề án “Giải quyết việc làm - Xuất khẩu lao động giai đoạn 2006 - 2010”
của UBND huyện Yên Thành,
- Đề án “Nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy cán bộ công chức xã, thị trấn giai đoạn 2006 - 2010” của UBND huyện Yên Thành.
Các tài liệu trên được Chúng tôi thu thập và cập nhật từ UBND huyện Yên Thành, UBND các xã, thị trấn. Vì vậy, đây là nguồn tài liệu chính thống, thông tin đầy đủ, chính xác.
- Nguồn tài liệu, dữ liệu chủ dự án tự tạo lập:
+ Liệt kê các tài liệu, dữ liệu đã tạo lập; xuất xứ thời gian, địa điểm mà tài liệu, dữ liệu được tạo lập.
+ Đánh giá mức độ chi tiết, tin cậy, tính cập nhật của nguồn tài liệu, dữ liệu tự tạo lập.
4.2. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐMC 4.2.1. Danh mục các phương pháp sử dụng
1. Phương pháp nghiên cứu và khảo sát thực địa:
Trong quá trình thực hiện ĐMC, nhóm thực hiện đã tiến hành đi khảo sát thực địa, thu thập số liệu và lấy mẫu các thành phần môi trường không khí, nước, đất.
2. Phương pháp thống kê
Thống kê các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và môi trường của huyện thực hiện dự án trên cơ sở các tài liệu, số liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau, đặc biệt là các số liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu có liên quan. Các số liệu sau khi được thu thập và cập nhật đã được xử lý đồng bộ theo chuỗi thời gian và không gian. Các số liệu thống kê được trình bày dưới dạng bảng biểu, biểu đồ hoặc đồ thị.
3. Phương pháp phân tích, so sánh
Đây là một phương pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu để đánh giá tác động môi trường. Bằng cách phân tích, so sánh ta có thể nhận biết được những
độ tác động ra sao và khả năng các yếu tố môi trường chịu những tác động tích luỹ của nhiều hoạt động phát triển? Mặt khác, khi đánh giá về chất lượng môi trường cũng cần sử dụng phương pháp so sánh giữa hàm lượng các chất gây ô nhiễm môi trường trong thực tế với các tiêu chuẩn cho phép về môi trường trong quy định của nhà nước.
4. Phương pháp lập ma trận
Phương pháp ma trận là một phương pháp hết sức quan trọng để đánh giá các tác động và các đối tượng bị tác động.
Ma trận tương tự như các bảng liệt kê, trong đó thông tin được sắp xếp theo loại bảng. Ma trận được sử dụng để ước tính ở mức độ nào đó các hoạt động phát triển đã gây tác động đến một nguồn (yếu tố) nào đó ở dạng trực tiếp, gián tiếp hoặc tích luỹ. Có thể lượng hoá các tác động này bằng ma trận để thấy được bản chất của các yếu tố như thời gian tác động, tấn suất và phạm vi tác động và có thể sử dụng ma trận lượng hoá để xếp loại các tác động. Việc thành lập ma trận lượng hoá phải dựa vào ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm để lượng hoá cho từng tác động môi trường thông qua điểm số tác động. Lượng hoá đánh giá một tác động mang tính chủ quan và vì vậy, điều quan trọng nhất là phải giải thích được tính hợp lý của việc thừa nhận tiêu chí đánh giá bằng điểm.
Trong nghiên cứu ĐMC này, phương pháp ma trận được sử dụng cả ở dạng định tính lẫn dạng lượng hoá nhằm xác định ảnh hưởng của các hoạt động phát triển chính đến các yếu tố môi trường chính bị tác động. Thông qua các ma trận đã xem xét và đánh giá tổng hợp mức độ tác động cũng như bị tác động trong quan hệ giữa các hoạt động phát triển với các yếu tố môi trường, từ đó phân hạng các yếu tố môi trường bị tác động tổng hợp ở các mức độ khác nhau.
5. Phương pháp chuyên gia
Việc phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường và đánh giá tác động của các hoạt động phát triển đến các yếu tố môi trường cụ thể được thực hiện bằng phương pháp chuyên gia, có nghĩa là sử dụng những chuyên gia có kinh nghiệm về lĩnh vực môi trường nào đó, ví dụ: môi trường nước, không khí, đất, sinh vật, kinh tế- xã hội trực tiếp thực hiện đánh giá lĩnh vực môi trường của mình theo những tiêu chí đã được thống nhất đặt ra giữa nhóm chuyên gia. Kết quả đánh gía của từng lĩnh vực môi trường sẽ được trao đổi thảo luận trong nhóm chuyên gia để thống nhất xếp hạng mức độ bị tác động của các yếu tố môi trường do các hoạt động phát triển gây nên.
4.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng:
Các phương pháp nêu trên, được sử dụng trong suốt quá trình lập báo cáo ĐMC; tuỳ vào từng nội dung công việc như khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, lấy mẫu hiện trường hoặc hoàn chỉnh báo cáo mà áp dụng cụ thể hoặc phối hợp áp dụng các phương pháp. Các phương pháp này đã được áp dụng trong các công trình nghiên cứu khoa học vì vậy phù hợp với việc áp dụng cho lập báo cáo ĐMC.
Các nội dung đánh giá về tác động có khả năng xẩy ra và dự báo xu hướng biến đổi của các điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội của huyện Yên Thành khi thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 là đầy đủ, chính xác.