Quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người gửi tiền tại ngân hàng thương mại khi xảy ra tranh chấp

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về bảo vệ quyền lợi người gửi tiền tại ngân hàng thương mại (Trang 63 - 70)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI GỬI TIỀN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi người gửi tiền tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam

2.1.2. Quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người gửi tiền tại ngân hàng thương mại khi xảy ra tranh chấp

2.1.2.1. Pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp giữa người gửi tiền và ngân hàng thương mại

Hiện này, theo quy định của pháp luật, có tất cả 4 phương thức giải quyết tranh chấp, đó là: Thương lượng, Hòa giải, Tòa án hoặc Trọng tài.

Thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc Ngân hàng thương mại và khách hàng cùng nhau bàn bạc, thống nhất để tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.

Đây là phương thức được các bên tranh chấp ưu tiên lựa chọn trên tinh thần tự nguyện, là phương thức tốt nhất để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động ngân hàng nói chung cũng như trong giao dịch nhận tiền gửi nói riêng” (Các phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực ngân hàng, 2022). Quá trình thương lượng để giải quyết tranh chấp giữa ngan hàng thương mại và người gửi tiền có thể được tiến hành dưới nhiều cách thức trực tiếp, gián tiếp hay có thể kết hợp cả hai. Trường hợp người gửi tiền và NHTM thỏa thuận để giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng thì NHTM cử đại diện để cùng bàn bạc và đi đến cách giải quyết với người gửi tiền. Nếu người gửi tiền không thể tham gia thương lượng cũng có thể cử đại diện của mình tham gia thay. Nhà nước khuyến khích các bên khi xảy ra tranh chấp áp dụng phương thức thương lượng trên cơ sở tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên, chính vì vậy hiện nay chưa có một quy định nào cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng hình thức thương lượng.

Ưu điểm của phương thức này là nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, đơn giản thuận tiện. Các bên cũng không tốn quá nhiều thời gian công sức, tiền bạc hay bị ràng buộc bởi những thủ tục pháp lí phức tạp, quan trọng là sau cùng vì nó là phương thức tự thỏa

thuận nên cả hai bên vẫn giữ được những thông tin, bí mật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và uy tín cho Ngân hàng cũng như khách hàng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó phương thức này cũng tồn tại nhiều nhược điểm, nhược điểm lớn nhất đó là quá trình và kết quả thương lượng được thực hiện dựa trên thiện chí của các bên, kết quả của quá trình có thành công hay không tùy thuộc rất lớn vào khả năng hiểu biết hay thái độ hợp tác của cả hai bên, bởi nếu một bên không hợp tác hay tỏ thái độ không muốn thương lượng bàn bạc thì thương lượng không thể đạt được kết quả như mong muốn, khi ấy các bên sẽ phải tìm đến những phương thức khác có sự xuất hiện của bên thứ ba. nên khả năng thành công thường thấp. Và cũng bởi pháp luật hoàn toàn tôn trọng về sự thỏa thuận của hai bên trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng hình thức thương lượng nên không có bất kỳ quy định pháp luật hay cơ chế pháp lí bắt buộc ràng buộc hai bên thực hiện kết quả đã được thương lượng. Việc thực thi kết quả thương lượng thành hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của hai bên chủ thể.

Hòa giải

Khác với cơ chế tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp như thương lượng, hòa giải bắt đầu có sự xuất hiện của người thứ ba. Hòa giải là việc hai bên tranh chấp (người gửi tiền và NHTM) tiến hành thương lượng giải quyết tranh chấp nhưng với sự giúp đỡ hỗ trợ của bên thứ ba có thể là cá nhân hoặc tổ chức đóng vai trò là trung gian hòa giải. Phương thức giải quyết tranh chấp hòa giả là phương thức hòa giải ngoài tố tụng, khác với một số thủ tục hòa giải tiền tố tụng với một số vụ việc theo quy trình xét xử của Tòa án. Việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải được thực hiện theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.

Hòa giả viên có vai trò khuyến khích hay trợ giúp các bên tìm ra phương án giải quyết tranh chấp ổn thỏa nhất, tìm ra một pháp phù hợp với thực tế, đảm bảo tốt nhất các quyền và lợi ích của cả hai bên, mà cả cai bên đều có thể chấp nhận. Hòa giả viên không có quyền xét xử hay đưa ra các phán quyết có tính chất bắt buộc thực hiện như Toà án hay Trọng tài.

Ưu điểm của phương thức này cũng là nhanh, tiết kiệm chi phí. Các bên hoàn toàn có quyền chủ động lựa chọn về chủ thể đứng ra làm trung gian hòa giải thời gian, địa điểm hòa giải. Các bên khi lựa chọn phương thức này cũng không bị gò bó về các thủ tục pháp lí như khi lựa chọn phương thức xử lí tại Tòa án. Việc các bên chủ động tìm kiếm được ai là người đứng ra làm trung gian hòa giải cũng có thể phần nào giúp các bên chủ thể kiểm soát được những tài liệu chứng cứ phải cung cấp trong quá trình giải quyết tranh chấp, những bí mật kinh doanh dù đã có mặt của bên thứ ba nhưng các bên có thể kiểm soát được.

Cũng giống như phương thức thương lượng, kết quả hòa giả thành được thực hiện cũng tùy thuộc vào ý chí của các bên chủ thể. Việc tiến hành hay không, hòa giải viên không có quyền đưa ra bất cứ một quyết định nào ràng buộc hai bên phải thực hiện. Hơn nữa, quá trình và kết quả hòa giải được thực hiện do thiện chí của hai bên.Việc lựa chọn giải quyết tranh chấp theo hai phương thức này là quyền của các bên và việc thực hiện kết quả hòa giải cũng phụ thuộc vào lí trí của các bên trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau nhằm tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ hợp tác kinh doanh cho lợi ích của cả hai bên (Đào Thị Sao, 2014).

Trọng tài thương mại

Theo quy định tại Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010, tranh chấp giữa NHTM và người gửi tiền có thể được giải quyết theo phương thức trọng tài thương mại (Quốc hội, 2010).

“Trọng tài thương mại cũng là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và đượcc tiến hành theo các quy định của Luật Trọng tài thương mại. Nếu NHTM và người gửi tiền muốn giải quyết tranh chấp theo phương thức trọng tài thương mại thì phải có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài có thể trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp” (Quốc hội, 2010).Theo đó các bên sẽ thỏa thuận lựa chọn một hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên, sau đó sẽ căn cứ vào các quy định pháp luật tại Luật trọng tài thương mại 2010 để có thể giải quyết tranh chấp giữa 2 bên.

Phán quyết của trọng tài thương mại có giá trị chung thẩm và bắt buộc các bên phải thực hiện. Tuy vậy cũng như thương lượng và hòa giải, giai quyết tranh chấp bằng phương thức này cũng không mang tính quyền lực nhà nước, không mang ý chí nhà nước nên mặc dù có những biện pháp cưỡng chế, việc thi hành phán quyết phần lớn cũng phụ thuộc vào thái độ của hai bên.

Ưu điểm của phương thức này chủ yếu vẫn đảm bảo quyền tự chủ của hai bên chủ thể khi họ có thể tự do lựa chọn cơ quan trọng tài hình thức trọng tài, các quy tắc tố tụng trọng tài hay trọng tài viên. Việc lựa chọn này không phụ thuộc vào thời gian địa điểm hay nơi cư trú của các bên. Thủ tục giải quyết đơn giản thuận tiện, hơn nữa với nguyên tắc xét xử kín, việc lựa chọn trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp cũng đảm bảo sự riêng tư bí mật cho cả hai bên chủ thể, từ đó họ ít lo sợ hơn về câu chuyện uy tín có thể bị ảnh hưởng. Phán quyết trọng tài không bị các bên kháng cáo vì đây là phán quyết mang tính chung thẩm, sau khi Trọng tài ra phán quyết thì phán quyết đó có hiệu lực thi hành luôn. Xét xử bằng trọng tìa không chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố như chính trị xã hội như Tòa án.

Tuy vậy cũng xuất phát từ đặc điểm phương thức giải quyết không mang tính ý chí của Nhà nước nên mặc dù có những biện pháp cưỡng chế, việc thực thi phán quyết trọng tài vẫn phụ thuộc rất lớn vào ý chí, thái độ hợp tác của hai bên. Hơn nữa khi có một bên không tự nguyện chấp hành dù đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành thì việc thực thi phán quyết Trọng tài cũng trở nên rất phức tạp. “Cùng với ưu điểm đảm bảo quyền tự do lựa chọn của hai bên chủ thể, chi phí cho phương thức giải uyết tranh chấp bằng trọng tài thường tương đối cao” (Các phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực ngân hàng, 2022).

Tòa án

Phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động của Ngân hàng thương mại thông qua Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực Nhà nước, được tiến hành theo trình tự thủ tục chặt chẽ và bản án hay quyết

định của Tòa án về vụ tranh chấp được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước. Việc giải quyết tranh chấp trong hoạt động của Ngân hàng thương mại tại Tòa án bao gồm nhiều quy định khác nhau và trình tự, thủ tục được quy định trong các Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.

Nhà nước có đủ các công cụ để cưỡng chế nếu bên nào vi phạm và cố tình không thực hiện theo phán quyết của Nhà nước. Các tranh chấp về tiền gửi giữa người gửi tiền và NHTM ít khi sử dụng phương thức Tòa án . Bởi vì, thưc̣ tế vì nhiều lý do khác nhau số lươṇg các vụ tranh chấp giữa người gửi tiền và NHTM thường ít. Trường hơp ̣ xảy ra tranh chấp , NHTM và người gửi tiền thường giải quyết bằng phương thức thương lươṇg hay hòa giải là chủ yếu.

Muốn được Tòa án bảo vệ khi có tranh chấp, người có quyền và nghĩa vụ liên quan phải gửi đơn kiện đến đúng Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình. Tòa án sẽ xem xét và giải quyết vụ việc theo một quy trình trình tự thủ tục nhất định. Phán quyết của Toàn án không mang tính chung thẩm như của trọng tài, bản án sơ thẩm của Tòa án vẫn có thể bị kháng cáo kháng nghị bởi các bên chủ thể hay từ phía Viện kiểm sát, khi đó tranh chấp sẽ được Tòa án cấp trên xét xử theo thr tục phúc thẩm. Việc giải quyết tranh chấp còn có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm.

“Ưu điểm lớn nhất của việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là phán quyết của Tòa án mang tính cưỡng chế cao, bởi Tòa án là cơ quan tài phán Nhà nước mang ý chí Nhà nước, quyền lợi của các bên chủ thể sẽ được đảm bảo hơn so với các hình thức xử lí tranh chấp khác” (Bản chất, ưu điểm và nhược điểm của bốn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án, 2014).

Với hình thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, với nguyên tắc hai cấp xét xử của mình đôi khi có những sai sót trong quá trình xét xử vẫn có thể được phát hiện và sửa chữa khắc phục.

Bên cạnh những ưu điểm như vậy, thủ tục thời gian giải quyết tại Tòa án thường rất lâu và phức tạp. Nguyên tắc xét xử tại Tòa án là nguyên tắc công khai xét xử, nguyên tắc này một mặt rất tích cực trong việc răn đe giáo dục nhưng việc công khai xét xử cũng là một trong những trở ngại ảnh hưởng nhiều tới uy tín cũng như những bí mật kinh doanh có thể bị tiết lộ. Thời gian xét xử tại Tòa án thường kéo dài vì luôn có một khoảng thời gian cho các bên thực hiện quyền kháng cáo của mình, đôi khi thời gian này ảnh hưởng tới quá trình hoạt động hai bên tranh chấp.

2.1.2.2. Cơ quan bảo vệ người gửi tiền

Trong mối quan hệ nhận tiền gửi giữa ngân hàng thương mại và người gửi tiền, người gửi tiền luôn ở vị trí yếu thế hơn cần được bảo vệ, người gửi tiền có những biện pháp các quy định pháp luật có thể tự bảo vệ mình trước những trường hợp tiêu cực có thể ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhưng bên cạnh đó cũng có những cơ quan tổ chức có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người gửi tiền.

Chính Phủ

Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính Phủ là cơ quan có thẩm quyền chung, quản lí tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, trong đó có những vấn đề về thị trường tài chính tiền tệ, mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại và người gửi tiền và đặc biệt là vấn đề bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.

Quốc hội là cơ quan lập pháp, ban hành các quy định thể chế pháp luật về mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, trong đó có những quy định về vấn đề bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, đó là những quy định tồn tại trong Hiến pháp, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật bảo hiểm tiền gửi, Luật Các tổ chức tín dụng…

Cùng với chức năng nhiệm vụ của Quốc hội, Chính phủ ban hành nghị định, cụ thể hóa các quy định pháp luật mà Quốc hội ban hành, đưa luật áp dụng vào cuộc sống thực tế. Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định 68/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật bảo hiểm tiền gửi.

Bên cạnh đó cùng với chức năng nhiệm vụ của mình, Chính phủ có nhiệm vụ giám sát hoạt động của các cơ quan như Ngân hàng Nhà nước Việt nam hay tổ chức Bảo hiểm tiền gửi… trong hoạt động kinh doanh của họ, và một trong những vấn đề cần được thanh tra giám sát thường xuyên đó chính là vấn đề bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.

Ngân hàng Nhà nước

Theo Nghị định số 16/2017/NĐ-CP: “NHNN là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối, thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của NHNN” (Chính phủ, 2017).

Là cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lí nhà nước về tài chính tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính Phủ về về việc thực hiện quản lí nhà nước về Bảo hiểm tiền gửi, một trong những tổ chức bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.

Ngân hàng Nhà nước cũng có những hoạt động thanh tra giám sát đối với tổ chức bảo hiểm tiền gửi, đảm bảo rằng các quy định về quyền lợi người gửi tiền được thực thi trong thực tế một cách có hiệu quả nhất.

Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được BHTG thông qua các hoạt động nghiệp vụ của mình, từ đó góp phần hạn chế rủi ro, giúp các tổ chức tham gia BHTG hoạt động an toàn, hiệu quả hơn, đảm bảo an toàn tiền gửi của người được BHTG.

BHTGVN theo dõi, kiểm tra và giám sát các tổ chức tham gia BHTG trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xử lý hành vi vi phạm.

BHTGVN tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia BHTG nhằm phát hiện và kiến nghị NHNN xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng.

“BHTGVN tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia BHTG theo quy định của NHNN; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của Chính phủ; cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (TCTD) được kiểm soát đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản, cho vay đặc biệt theo quy định của NHNN và cho vay đặc biệt theo phương án phục hồi TCTD được phê duyệt, mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ” (Thoibaotaichinhvietnam, 2019).

Khi tổ chức tham gia BHTG lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả hoặc phá sản, BHTGVN chi trả tiền bảo hiểm cho người được BHTG theo quy định của pháp luật.

BHTGVN tuyên truyền chính sách pháp luật về BHTG nhằm nâng cao niềm tin công chúng, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD.

Nhiệm vụ phía trước còn rất nặng nề, song BHTGVN quyết tâm giữ vững vai trò là điểm tựa, là người đồng hành đáng tin cậy của hệ thống ngân hàng Việt Nam với mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về bảo vệ quyền lợi người gửi tiền tại ngân hàng thương mại (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)