CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu một số nội dung quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu của một số quốc gia trong khu vực, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm gợi ý hoàn thiện và thực thi có hiệu quả lĩnh vực pháp luật này cho Việt Nam.
Thứ nhất, học tập các quốc gia trong việc quản lý chống thất thu thuế xuất
khẩu, nhập khẩu. Xác định rõ trách nhiệm, chức năng, quyền hạn của CQHQ, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc kiểm tra hàng hóa XNK tại cửa khẩu để đảm bảo thông quan hàng hóa nhanh chóng nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà nước. Cần có sự quan tâm và chỉ đạo thường xuyên chặt sẽ của Chính Phủ, sự liên kết phối hợp giữa CQHQ và các cơ quan có liên quan tại thời điểm trước, trong và sau khi thông quan hàng hóa; đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra có tính chuyên môn nghiệp vụ cao. Học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia có biện pháp quản lý thuế hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng, tạo thuận lợi cho NNT.
Thứ hai, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 từ cuối năm 2019 đã trở thành cơ hội “vàng” cho các sàn giao dịch TMĐT, hoạt động XNK hàng hóa qua phương thức TMĐT cũng ngày một nhiều. Việt Nam cần học hỏi Trung Quốc, Hàn Quốc trong công tác quản lý hàng hóa XNK bằng phương thức này. Sớm xây dựng và hoàn thiện một cơ chế quản lý riêng, xây dựng chính sách thông quan phù hợp đối với hàng hóa XNK giao dịch bằng TMĐT nhằm đảm bảo quyền lợi của người mua hàng đồng thời hạn chế hành vi gian lận thương mại của các chủ thể vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam theo con đường không chính cống, giảm bớt chi phí của doanh nghiệp.
Thứ ba, ngành Hải quan cần tiếp tục nâng cao và hoàn thiện các dự án CNTT nhằm đẩy mạnh các khâu trong công tác quản lý thuế: đăng ký, kê khai, thu thuế, hoàn thuế, quản lý hàng hóa,... thực hiện Cơ chế một cửa một quốc gia, hướng tới mục tiêu Hải quan điện tử, Chính Phủ điện tử. Triển khai đồng bộ hóa đơn điện tử có mã xác nhận của cơ quan thuế trên phạm vi cả nước góp phần cải cách TTHC, tiết kiệm nhân lực và vật lực trong việc quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Những kinh nghiệm các nước về quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ góp phần quan trọng, bổ sung cho quá trình hoàn thiện công tác quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu; công tác hoàn hiện pháp luật quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu và tổ chức thi hành có hiệu quả các quy định pháp luật trong lĩnh vực này ở Việt Nam trong thời gian tới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua quá trình nghiên cứu, chương 1 đã làm rõ lý luận về thuế xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu và pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Khẳng định vai trò to lớn của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trọng hệ thống thuế quan Việt Nam. Đề tài đã chỉ ra nội dung pháp luật quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm hai nội dung chính, đó là: các quy định về thủ tục hành chính và các quy định về giám sát và bảo đảm tuân thủ pháp luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc về quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Trên cơ sở phân tích các quy định chung về pháp luật quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại chương 1 là cơ sở để chương 2 làm rõ thực trạng quy định pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu; ghi nhận các thành tích đã đạt được và chỉ ra các hạn chế còn tồn tại. Từ đó là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu ở chương 3.
CHƯƠNG 2