Quy định về đăng ký, kê khai, ấn định thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 44)

* Quy định về đăng ký thuế xuất khẩu, nhập khẩu:

Đối với NNT, việc đăng kí thuế là thủ tục khai báo hoạt động XNK hàng hóa của mình và thông báo nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu với CQHQ. Đối với cơ quan quản lý thuế (CQHQ), việc đăng ký thuế của NNT là bước đầu tiên trong khâu quản lý thông tin NNT, phục vụ cho công tác khai thuế, tính thuế, nộp thuế,...

sau này.

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 không có quy định cụ thể về hoạt động đăng ký thuế xuất khẩu, nhập khẩu nên hoạt động đăng ký thuế được thực hiện theo quy định chung của Luật quản lý thuế năm 2019: “Người nộp thuế phải

thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.”

(Quốc Hội, 2019). Theo đó , Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định một số nội dung về đăng ký thuế như sau: đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế, hồ sơ đăng ký thuế lần đầu, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu, thời hạn đăng ký thuế,...

Pháp luật về đăng ký thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành đã có sự kế thừa quy định của Luật quản lý thuế năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2014, 2016), đồng thời cũng có nhiều quy định mới, rõ ràng và cụ thể hơn về mã số thuế. Luật quản lý thuế năm 2019 đã quy định cụ thể về việc cấp mã số thuế (quy định cấu trúc mã số thuế), các trường hợp sử dụng mã số thuế, chấm dứt hiệu lực mã số thuế và khôi phục mã số thuế. “...mã số thuế được sử dụng để đăng ký tờ khai hải quan và thực hiện các giao dịch về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước...”. Có thể thấy so với thủ tục đăng ký trước đây, pháp luật hiện nay đã có nhiều cải cách quan trọng trong việc thống nhất áp dụng mã số thuế giữa cơ quan Thuế và CQHQ.

NNT xuất khẩu, nhập khẩu phần lớn là các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực XNK trên cả nước, vì vậy thông qua thực tế tình hình số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XNK sẽ phản ánh tình hình đăng ký thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện nay :

Bảng 2.1. Tình hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XNK Năm Tổng số doanh

nghiệp (1)

Số doanh nghiệp thành

lập mới (2)

Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh

vực XNK (3)

Tỷ lệ (3)/(1)

2019 760.261 138.139 116.302 15%

2020 683.673 134.941 95.638 14%

2021 662.964 116.839 93.031 14%

(Nguồn: Theo số liệu thống kê của TCHQ và Bộ kế hoạch và đầu tư)

Nhìn chung, số lượng doanh nghiệp trên cả nước giai đoạn 2019 – 2021 có xu hướng giảm về tổng số doanh nghiệp và doanh nghiệp thành lập mới. Năm 2019 được coi là năm có số lượng doanh nghiệp đăng ký mới nhiều nhất so với thời điểm trước đây, đạt 138.139 doanh nghiệp được thành lập mới, năm 2020 số doanh nghiệp mới được thành lập chỉ còn 134.941 doanh nghiệp (giảm tương ứng 2,3% so với năm 2019) và năm 2021 số doanh nghiệp mới thành lập là 116.839 (giảm tương ứng 13,4% so với năm 2020). Về các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XNK, năm 2019 có số lượng doanh nghiệp cao nhất đạt 116.302 doanh nghiệp chiếm 15% tổng số doanh nghiệp, năm 2020 giảm còn 95.638 doanh nghiệp (giảm tương ứng 17,8% so với năm 2019) và năm 2021 còn 93.031 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này (giảm tương ứng 2,7% so với năm 2020). Có thể thấy số lượng doanh nghiệp thành lập mới và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XNK đang có xu hướng giảm dần với tỷ lệ thấp. Nguyên nhân chính là do từ đầu năm 2020 dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng khiến nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XNK giải thể hoặc phá sản. Đồng thời, các nước láng giềng như: Trung Quốc, Lào, Campuchia... cũng như các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam có chính sách đóng biên nên hoạt động thương mại trong giai đoạn này giảm mạnh, số lượng hàng hóa XNK giảm đáng kể.

Chính vì vậy, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng không tăng.

* Quy định về kê khai thuế xuất khẩu, nhập khẩu:

Hoạt động kê khai thuế thuế xuất khẩu, nhập khẩu được NNT thực hiện khi có hoạt động XNK hàng hóa làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu và được tiến hành tại thời điểm chuẩn bị thông quan hoặc giải phóng hàng hóa (Nguyễn Thị Liên & Nguyễn Văn Trường, 2008, 62).

Pháp luật về kê khai thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện nay được quy định kết hợp giữa Luật quản lý thuế năm 2019 và Luật Hải quan năm 2014. Pháp luật quy định các nội dung cơ bản như sau: nguyên tắc khai thuế, tính thuế; hồ sơ khai thuế; thời hạn nộp hồ sơ khai thuế; địa điểm nộp hồ sơ khai thuế;...NNT có trách nhiệm tự kê khai, tự tính số tiền thuế phải nộp cho CQHQ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được hoặc không phải tự tính, tự khai thuế. Đây vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của NNT.

Về trách nhiệm khai thuế: Khai thuế theo cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp và tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế “Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài Chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế (CQHQ)”. Thông qua cơ chế này, công tác quản lý thu thuế của CQHQ được cải thiện, đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa, giảm bớt áp lực trước tình hình nguồn nhân lực còn hạn hẹp; bước đầu trong công tác cải cách TTHC và hiện đại hóa công tác quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Đồng thời nâng cao tính tự giác, tuân thủ pháp luật của NNT.

Về hồ sơ khai thuế: Đối với hàng hóa XNK “hồ sơ khai thuế” được gọi là “hồ sơ hải quan”. “Hồ sơ hải quan gồm tờ khai hải quan, các chứng từ phải nộp hoặc xuất trình cho CQHQ theo quy định của Luật Hải quan”. Trong đó, tờ khai hải quan được các doanh nghiệp thực hiện theo mẫu hoặc khai báo điện tử qua Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) của TCHQ; “chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử, phải đảm bảo tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử” (Quốc Hội, 2014).

Về thời gian khai bổ sung hồ sơ khai thuế (HSHQ): Nếu như trước đây, tại Luật Quản lý thuế năm 2006 quy định trực tiếp các trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa XNK (HSHQ) là: “(i)Trước thời điểm CQHQ kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, người khai hải quan phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót; (ii) Người nộp thuế tự phát hiện những sai sót ảnh hưởng đến số thuế phải nộp trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế” (Quốc Hội, 2006), thì quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế (HSHQ) tại Luật Quản lý thuế năm 2019 được dẫn chiếu đến quy định của pháp luật về hải quan. Theo đó hiện nay quy định về khai bổ sung HSHQ được quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC7 ban hành ngày 25 tháng 3 năm 2015. Tại đây đã quy NTT được khai bổ sung HSHQ trong các trường hợp: (i) trước khi CQHQ thực hiện việc kiểm tra trực tiếp HSHQ; (ii) trước thời điểm

7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC về “Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu”

CQHQ quyết định KTSTQ, thanh tra; (iii) sau thời điểm CQHQ kiểm tra hồ sơ, kiểm tra hàng hóa nhưng trước khi thông quan; (iv) quá 60 ngày kể từ khi thông quan hàng hóa hoặc sau khi CQHQ quyết định KTSTQ; (V) theo yêu cầu của CQHQ. Có thể thấy quy định về khai bổ sung HSHQ đã bao quát toàn bộ các trường hợp trước, trong và sau khi thông quan, tạo thuận lợi trong việc thông quan hàng hóa cũng như giảm bớt chi phí cho NNT.

Hiện nay, hình thức kê khai thuế bằng phương thức điện tử được ngành Thuế cũng như ngành Hải quan chú trọng và không ngừng nâng cấp hoàn thiện hệ thống, giúp cho NNT thực hiện nghĩa vụ khai thuế nhanh chóng, thuận lợi, giảm chi phí đồng thời đẩy nhanh thời gian thông quan, giải phóng hàng hóa (Vũ Khuyên, 2022).

Theo đó, tình hình kê khai thuế xuất khẩu, nhập khẩu bằng phương thức điện tử trong những năm gần đây được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.2: Số lượng tờ khai Hải quan điện tử toàn ngành giai đoạn 2019-2021 (Đơn vị: Triệu tờ) Năm Số lượng tờ khai đã

xử lý và tiếp nhận

Tờ khai xuất khẩu

Tờ khai nhập khẩu

2019 13,24 - -

2020 12,85 6,55 6,3

2021 13,74 7,11 6,63

(Nguồn: Tổng cục Hải quan) Bảng thống kê trên cho thấy số lượng NNT khai thuế bằng phương thức điện tử năm 2020 có xu hướng giảm 3,03% so với năm 2019 từ 13,24 triệu tờ khai (năm 2019) xuống còn 12,85 triệu tờ (năm 2020). Lý giải cho xu hướng giảm này là do từ đầu năm 2020 dịch bệnh Covid 19 bùng phát và lan rộng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại của phần lớn các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ . Tuy nhiên số lượng tờ khai có xu hướng tăng từ 12,85 triệu tờ (năm 2020) lên 13,74 triệu tờ (năm 2021), tăng tương ứng 6,9%. Trong đó, số tờ khai xuất khẩu tăng từ 6,55 triệu tờ (năm 2020) lên 7,11 triệu tờ (năm 2021) tương ứng tăng 7,8% và số tờ khai nhập khẩu tăng từ 6,3 triệu tờ (năm 2020) lên 6,63 triệu tờ

(năm 2021) tương ứng tăng 5,1%. Có thể thấy số lượng tờ khai hải quan điện tử giai đoạn 2019-2021 có số tăng không đáng kể.

Quy định về kê khai thuế trong Luật Quản lý Thuế năm 2019 đã được NNT thực thi đầy đủ, nghiêm chỉnh nhờ việc áp dụng CNTT trên cả nước, giúp giảm thời gian cũng như chi phí thực hiện TTHC của NNT và từ đó nâng cao chỉ số cạnh tranh quốc gia. Từ ngày 01/01/2022, TCHQ triển khai phần mềm khai hải quan miễn phí trên nền tảng web thay cho phần mềm miễn phí theo Hệ thống Thông quan VNACCS/VCIS như trước đây nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, giảm thiểu tối đa thời gian thông quan và nỗ lực tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch Covid-19 trong năm 2020 và 2021. Phần mềm miễn phí này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu tư máy móc, thiết bị, chi phí bản quyền phầm mềm, ước tính có thể tiết kiệm 432 tỷ đồng cho hơn 93 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực XNK (Thu Hòa, 2022).

* Quy định về ấn định thuế xuất khẩu, nhập khẩu:

Theo quy định pháp luật hiện hành, ấn định thuế xuất khẩu, nhập khẩu là việc CQHQ xác định cụ thể số thuế mà NNT phải nộp trong những trường hợp nhất định.

Việc này không chỉ đảm bảo công bằng cho NNT mà còn là nghĩa vụ của CQHQ trong công tác quản lý đảm bảo nguồn thu NSNN từ thuế xuất, nhập khẩu.

Pháp luật hiện nay đã quy định rõ ràng, chi tiết, đầy đủ về việc ấn định thuế đối với hàng hóa XNK. Luật quản lý thuế năm 2019 và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP về “Quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế” cơ bản đã quy định các nội dung về ấn định thuế, bao gồm: thời điểm ấn định, căn cứ ấn định, các trường hợp ấn định thuế, trình tự ấn định thuế, thẩm quyền ấn định,...

Việc ấn định thuế được CQHQ thực hiện tại thời điểm làm thủ thủ tục hải quan, sau khi được thông quan và giải phóng hàng hóa. Tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định cụ thể 13 trường hợp ấn định thuế, trong đó nội dung chủ yếu là các trường hợp do người khai thuế gian lận trong quá trình khai thuế, không khai thuế, người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp; do CQHQ phát hiện, có bằng chứng chứng minh việc khai báo không đúng với giá trị giao dịch thực tế; và do bản thân hàng hóa XNK thuộc quy định ấn định thuế (Chính Phủ, 2020). CQHQ căn cứ

vào “(i) thông tin thu thập được từ người nộp thuế trong quá trình khai thuế (tên hàng, mã hàng, số lượng, chủng loại, trị giá, thuế xuất,...), (ii) dữ liệu điện tử tại doanh nghiệp, (iii) dữ liệu điện tử lưu trữ tại cơ quan hải quan, (iv) kết quả thanh tra kiểm tra, (v) thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” để ấn định và tính thuế xuất nhập khẩu.

So với Luật Quản lý thuế năm 2006, pháp luật hiện hành đã bổ sung thêm trách nhiệm của CQHQ trong việc ấn định thuế. Trước đây Luật quản lý thuế năm 2006 chỉ quy định “Trường hợp số thuế ấn định của CQHQ lớn hơn số thuế phải nộp thì CQHQ phải hoàn trả lại số tiền thuế nộp thừa và bồi thường thiệt hại theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án”. Với quy định này thì trách nhiệm của CQHQ là rất lớn thậm chí còn là gánh nặng. Luật Quản lý thuế năm 2019 đã giảm bớt “gánh nặng” ấy cho CQHQ khi thực hiện ấn định thuế. CQHQ sẽ hoàn trả số tiền thuế nộp thừa khi số tiền ấn định lớn hơn hoặc NNT có trách nhiệm nộp bổ sung khi số tiền ấn định nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án.

Trong thực tế, việc ấn định thuế xuất khẩu, nhập khẩu được CQHQ thực hiện chủ yếu sau khâu kiểm tra hàng hóa, nói cách khác, việc ấn định thuế xuất khẩu, nhập khẩu thường tập trung tại khâu KTSTQ. Kết quả của việc ấn định thuế trong thời gian qua thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.3: Kết quả ấn định thuế xuất khẩu, nhập khẩu

(Đơn vị: Tỷ đồng) Năm Số cuộc KTSTQ Tổng số tiền ấn

định thuế

Tổng số tiền thực thu vào NSNN

2019 295 818,36 820,57

2020 102 512,3 525,17

2021 106 657,12 654,78

(Nguồn: Cục KTSTQ, Tổng cục Hải quan)

Từ bảng trên có thể nhận thấy số cuộc KTSTQ tại Cục KTSTQ có xu hướng giảm qua các năm từ 295 cuộc (năm 2019) xuống còn 106 cuộc (năm 2021), giảm 189 cuộc tương ứng giảm 2,78 lần. Cùng với đó, tổng số tiền ấn định thuế có xu hướng giảm từ 818,36 tỷ đồng (năm 2019) xuống 657,12 tỷ đồng (năm 2021), giảm 161,24 tỷ đồng tương ứng 1,24 lần. Lý giải cho lý do số cuộc KTSTQ có xu hướng giảm từ năm 2019 là bởi, từ năm 2020 trong giai đoạn phòng chống đại dịch Covid- 19 trên diện rộng, tháng 4/2020 TCHQ đã ban hành công văn 2466/TCHQ-KTSTQ, theo đó cơ quan hải quan sẽ tạm dừng các cuộc KTSTQ để đánh giá mức độ tuân thủ của NNT, chỉ tiến hành KTSTQ khi có dấu hiệu rủi ro, nhận thấy có dấu hiệu VPPL rõ ràng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (Nam Khánh, 2021).

Tính đến gữa tháng 3/2022, toàn ngành Hải quan đã thực hiện 147 cuộc KTSTQ tổng số tiền ấn định là 85,36 tỷ đồng, đã thực thu vào NSNN 44,74 tỷ đồng, trong đó Cục KTSTQ đã thực hiện ấn định 24 vụ với tổng số tiền ấn định là 19,7 tỷ đồng và số tiền thực thu vào NSNN là 20,29 tỷ đồng, tăng 3 cuộc so với cùng kì năm ngoái, tuy nhiên số thực thu vào NSNN lại giảm 2,35 tỷ đồng (Thu ngân sách nhà nước ngành Hải Quan Quý I/2022 đạt 108.790 tỷ đồng, 2022)

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)