Kiểm tra, thanh tra thuế xuất khẩu, nhập khẩu được xem là hoạt động trọng tâm, không thể thiếu trong công tác quản lý thuế của CQHQ. Mục đích nhằm: “(i) đánh giá tính đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung các chứng từ thông tin, hồ sơ mà NNT xuất trình với CQHQ; (ii) đánh giá việc tuân thủ pháp luật của NNT”, từ đó phát hiện , ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi VPPL về thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
* Quy định về kiểm tra thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
Nội dung kiểm tra thuế xuất khẩu, nhập khẩu được quy định trong Luật quản lý thuế năm 2019 từ Điều 109 đến Điều 112 và tại Mục 9: Kiểm tra sau thông quan từ Điều 77 đến Điều 82 trong Luật Hải quan năm 2014.
Kiểm tra thuế được tiến hành tại (i) tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế và (ii) trụ sở của người nộp thuế. “Kiểm tra thuế tại trụ sở của CQHQ được thực hiện nhằm đối kiểm tra, đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với thông tin, tài liệu có liên quan, quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp KTSTQ tại trụ sở của CQHQ thì thực hiện theo quy định pháp luật về hải quan”; “Trường hợp KTSTQ tại trụ sở của người khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan” (Quốc Hội, Luật Quản lý thuế, 2019). Thay vì trực tiếp quy định về kiểm tra tại trụ sở của CQHQ và trụ sở của người khai hải quan như Luật Quản lý thuế năm 2006, pháp luật hiện hành đã có sự liên kết, dẫn chiếu đến Luật hải quan năm 2014.
12 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP về “Quy định xử phạt hành chính về thuế và hóa đơn”
Thực tế tình hình KTSTQ của toàn ngành Hải quan trong những năm gần đây được thể hiện như sau:
Bảng 2.5: Số cuộc KTSTQ toàn Ngành Hải quan giai đoạn 2019-2021
Năm 2019 2020 2021
Tổng số cuộc KTSTQ 4.589 1.827 2.012
Số cuộc KTSTQ tại trụ sở NNT
1.504 592 530
Số cuộc KTSTQ tại CQHQ
3.085 1.235 1.482
Số tiền thực thu vào NSNN (tỷ đồng)
2.262 1.397 962,04
(Nguồn: Cục KTSTQ, Tổng cục Hải quan) Từ bảng trên nhận thấy số cuộc KTSTQ có những biến động, không cố định về xu hướng tăng lên hay giảm đi, cụ thể: năm 2019 tổng số cuộc KTSTQ là 4.589 cuộc sau đó giảm mạnh (giảm 2.762 cuộc), chỉ còn 1.827 cuộc vào năm 2020; sau đó có sự tăng nhẹ (tăng 185 cuộc) vào năm 2021, nâng tổng số cuộc KTSTQ toàn ngành lên 2.012 cuộc. Trong đó, số cuộc KTSTQ tại trụ sở NNT có xu hướng giảm liên tục:
năm 2019 có 1.504 cuộc đến năm 2021 chỉ còn 530 cuộc (tổng giảm 974 cuộc). Số cuộc KTSTQ tại CQHQ có sự biến động lớn ảnh hưởng tới tổng số cuộc KTSTQ toàn ngànhh, cụ thể: có 3.085 cuộc vào năm 2019, sau đó giảm 1.850 cuộc, chỉ còn 1.235 cuộc vào năm 2020, và tăng lên 1.482 cuộc vào năm 2021. Tổng số cuộc KTSTQ có sự biến động mạnh mẽ, tuy nhiên, số tiền thuế thực thu vào NSNN có xu hướng giảm đều, năm 2019 CQHQ thu được 2.262 tỷ đồng, năm 2020 giảm xuống còn 1.397 tỷ đồng và con số này vẫn tiếp tục giảm xuống còn 962.04 tỷ đồng vào năm 2021. Tình hình thực tế trong 4 tháng đầu năm 2022, toàn ngành tiến hành 386 cuộc KTSTQ, trong đó gồm 133 cuộc KTSTQ tại trụ sở NNT và 253 cuộc tại CQHQ, tổng số tiền
thuế thu vào NSNN đạt 64,08 tỷ (Một số kết quả công tác nổi bật của Tổng cục Hải quan 4 tháng đầu năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ Quý II/2022, 2022).
Dễ dàng nhận năm 2020 do đại dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam nên số cuộc KTSTQ có xu hướng giảm mạnh, CQHQ đã ra quyết định tạm hoãn các cuộc KTSTQ đánh giá sự tuân thủ của NNT, chỉ KTSTQ nhận thấy hàng hóa có nguy cơ rủi ro cao và phát hiện đối tượng nộp thuế có dấu hiệu VPPL rõ ràng. Đến năm 2021, mặc dù vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng để đảm bảo yêu cầu quản lý về hải quan và thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phát sinh trong công tác quản lý, Cục KTSTQ vẫn quyết liệt triển khai các chuyên đề, nhiệm vụ trọng điểm (Thái Bình, 2022). Sang năm 2022, CQHQ yêu cầu công tác kiểm tra chuyên ngành cần triển khai cải cách toàn diện công tác quản lý, đẩy mạnh công tác giám sát, quản lý về hải quan trong các lĩnh vực kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa, thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp trong hoạt động XNK (T.H, 2022).
* Quy định về thanh tra thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Pháp luật quản lý thuế hiện hành đã cải thiện và bổ sung các trường hợp thanh tra thuế bao gồm 4 trường hợp sau: “(i) khi có dấu hiệu VPPL về thuế; (ii) để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng; (iii) theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế; (iv) theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền” (Quốc Hội, Luật Quản Lý Thuế, 2019).
Luật Quản lý thuế 2019 còn quy định một nội dung mới trong công tác thanh tra thuế, đó là “thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế”. Theo đó, việc thanh tra lại được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu VPPL phát sinh trong quá trình thanh tra trước đây, “thời hiệu thanh tra lại là 02 năm kể từ ngày ký kết luận thanh tra, thời hạn thanh tra lại được thực hiện theo quy định Luật thanh tra”. Quy định mới này đã tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho công tác quản lý thuế, hạn chế những sai sót dẫn đến thiệt hại không đáng có cho NNT và đảm bảo nguồn thu NSNN. Đây được xem như là một lời “răn đe” đến các đối tượng có ý định thực hiện hành vi trốn thuế, gian lận thuế; cũng như cán bộ quản lý có “ý đồ xấu” trong thời gian thực hiện nhiệm vụ.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra của CQHQ trên toàn ngành trong những năm gần đây được thể hiện như sau:
Bảng 2.6: Tình hình thanh tra, kiểm tra thuế xuất khẩu, nhập khẩu Năm Số cuộc thanh tra, kiểm tra Số tiền thực
thu vào NSNN (tỷ đồng)
TTCN KTNB Tổng số
cuộc
2019 138 276 414 185,2
2020 42 214 256 112,4
2021 39 178 217 109,5
(Nguồn: Tổng cục Hải quan) Từ bảng trên nhận thấy số cuộc TTCN và KTNB của CQHQ có xu hướng giảm liên tục qua các năm, cụ thể: 414 cuộc thanh tra, kiểm tra năm 2019, năm 2020 giảm mạnh chỉ còn 256 cuộc và tếp tục giảm còn 217 cuộc vào năm 2021. Như thế số cuộc thanh tra, kiểm tra đã giảm gần 50% trong 3 năm liên tục. Cùng với đó, sô tiền truy thu đã nộp vào NSNN cũng giảm dần: cụ thể so với năm 2019 (185,2 tỷ đồng) năm 2020 số thu đã giảm 72,8 tỷ đồng còn 112,4 tỷ đồng, và tiếp tục giảm nhẹ còn 109,5 tỷ đồng. 4 tháng đầu năm 2022, Tổng cục Hải quan đã ghi nhận toàn ngành đã thực hiện 32 cuộc thanh tra kiểm tra, trong đó 23 cuộc TTCN và 09 cuộc KTNB, trong đó số tiền thuế truy thu và xử phạt vi phạm hành chính là 19,061 tỷ đồng, đã tuy thu được 13,367 tỷ đồng nộp vào NSNN (Một số kết quả công tác nổi bật của Tổng cục Hải quan 4 tháng đầu năm 2022, phương hướng nhiệm vụ Quý II/2022, 2022).
Công tác kiểm tra, thanh tra thuế xuất khẩu nhập khẩu là nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý thuế của CQHQ, vừa có vai trò đánh giá hoạt động của cán bộ hải quan trong công tác quản lý, vừa đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của NNT, từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm khắc phục hạn chế hiện đang tồn tại và đề ra các biện pháp, chính sách nhằm quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên công tác thanh tra, kiểm tra thuế xuất nhập khẩu hiện nay vẫn còn một số hạn chế như sau: sự chậm trễ trong việc triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra, công tác thực hiện còn
rườm rà chưa đồng nhất của CQHQ dẫn đến việc thống quan hàng hóa bị ùn ứ kéo dài trong khi khối lượng hồ sơ, hàng hóa phải kiểm tra ngày càng nhiều; nhiều trường hợp một loại hàng hóa phải chịu nhiều hình thức kiểm tra; công tác thanh – kiểm tra hàng hóa ưu đãi đầu tư, hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu vật tư để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu còn lỏng lẻo, một vài đối tượng đã lợi dụng sơ hở này để thực hiện hành vi trốn thuế. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do công tác triển khai thực hiện còn mang nặng tính hình thức dẫn đến sự chồng chéo các quy định pháp luật và sự phối hợp giữa CQHQ với các cơ quan khác có liên quan chưa được đề cao.
Vấn đề kiểm tra hàng hóa đối với những đơn hàng được giao dịch bằng phương thức TMĐT cũng gây ra nhiều khó khăn cho cán bộ hải quan, hàng hóa giá giá trị nhỏ,đôi khi chỉ là “một cái nơ, hay một cái kẹp tóc” cũng phải kiểm tra, soi chiếu (Ngọc Linh, 2022) làm tăng thời gian thông gian hàng hóa trong khi khối lượng hàng hóa XNK cần kiểm tra là con số khổng lồ. Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể đối với nhóm hàng hóa này.