11 Nghị quyết số 94/2019/QH14 quy định “Về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước”
Trước đây việc quản lý thông tin NNT ở nước ta khá lỏng lẻo và không được coi trọng. Thông tin về NNT rất hạn chế và phần lớn chỉ được lưu trữ, quản lý, sử dụng trực tiếp tại CQHQ nơi NNT cung cấp thông tin. Đa phần những thông tin này đều mang tính chủ quan của NNT, không được xác minh đảm bảo độ chính xác, không được lưu trữ đầy đủ và quản lý mang tính hệ thống. Từ khi thực hiện quản lý thuế theo cơ chế “tự khai, tự nộp thuế”, nội dung về “thông tin NNT” được đặc biệt chú trọng.. Luật Quản lý thuế năm 2019 đã dành ra một chương (Chương XI từ Điều 95 đến Điều 100) để quy định về nội dung này và khẳng định “thông tin NNT là cơ sở để thực hiện quản lý thuế, đánh giá dự báo tình hình, xây dựng chính sách về thuế, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của NNT, ngân ngừa, phát hiện hành vi VPPL về thuế” (Quốc Hội, 2019).
Luật Quản lý thuế đã có những quy định về trách nhiệm của NNT và cơ quan quản lý thuế (CQHQ) như sau:
Đối với NNT, NNT cần “cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực, đúng thời hạn thông tin trong hồ sơ thuế, thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế”, “đối với thuế xuất khẩu, nhập khẩu, NNT cung cấp thông tin theo yêu cầu của CQHQ”.
Đối với cơ quan quản lý thuế (CQHQ), phải có trách nhiệm : “(i) tổ chức xây dựng hệ thống thông tin về NNT; (ii) quản lý hệ thống thông tin về NNT đặc biệt đối với thuế xuất khẩu, nhập khẩu CQHQ cần có những biện pháp cần thiết để thu thập, trao đổi thông, xử lý thông tin trong và ngoài nước, thông tin chính thức từ cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài và thỏa thuận quốc tế có liên quan đến lĩnh vực hải quan; (iii) phối hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để trao đổi thông tin, kết nối mạng trực tuyến nhằm đảm bảo quản lý cơ sở dữ liệu và duy trì thống nhất xuyên suốt thông tin NNT; tiết kiệm thời gian và giảm chi phí lưu trữ hồ sơ, tài liệu”.
Với cơ chế “tự khai, tự nộp thuế”, NNT xuất khẩu, nhập khẩu phải tự khai, tự tính, tự nộp thuế đúng, đủ; tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về thuế.
CQHQ chỉ can thiệp vào hoạt động khai thuế, nộp thuế của NNT khi phát hiện những sai phạm hoặc có dấu hiệu VPPL như: khai báo sai thông tin hàng hóa (số lượng,
nguồn gốc xuất xứ, ...), gian lận trong phương pháp tính thuế,... Việc nắm chắc thông tin NNT giúp công tác quản lý rủi ro của CQHQ được diễn ra thuận lợi. Bởi công tác quản lý rủi ro của ngành hải quan được thực hiện dựa trên tất cả các nguồn thông tin thu thập được, đặc biệt là thông tin của NNT. Dựa trên nguồn thông tin này, CQHQ sẽ tiến hành phân tích, đánh giá tìm ra các lỗi vi phạm qua đó đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của NNT và phân loại các chủ thể này theo các mức độ khác nhau để có biện pháp quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp. Thông tin về NNT ngày càng có vai trò quan trọng trong công tác quản lý và hiện đại hóa hải quan, là yếu tố quyết định cho việc áp dụng tự động hóa hải quan, là căn cứ đưa ra các quyết định quản lý của CQHQ (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2019).
Trong năm 2021, TCHQ giao chỉ tiêu phân bổ Cục hải quan các tỉnh, thành phố triển khai thu thập xử lý thông tin của 15.929 doanh nghiệp có hoạt động XNK trên cả nước. Kết quả đã thu thập và xử lý thông tin của 14.548/15.929 doanh nghiệp, tương đương đạt 91,3% chỉ tiêu, trong đó đạt chỉ tiêu 100% khi thu thập được thông tin của 217 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh đặc thù (doanh nghiệp cứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp kinh doanh càng, kho, bãi,...) (Quang Hùng, 2022). Kết quả thu thập thông tin doanh nghiệp còn chưa cao là bởi do các doanh nghiệp đã ngừng hoặc động hoặc giải thể, phá sản, một số ít là do doanh nghiệp khai không đúng địa chỉ. Năm 2022, TCHQ yêu cầu các Cục hải quan tỉnh, thành phố hoàn thành việc thu thập thông tin doanh nghiệp và cập nhật vào hệ thống 100% chỉ tiêu được giao để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ phân loại rủi ro tự động. Một số hạn chế trong công tác quản lý thông tin NNT hiện nay có thể kể đến:
Thứ nhất, cơ sở dữ liệu về thông tin NNT xuất khẩu, nhập khẩu chưa phong phú, đa dạng, thông tin có được chủ yếu từ việc NNT thực hiện hoạt động khai báo hải quan. Thông tin về NNT qua các cuộc thanh-kiểm tra, xử lý VPPL thuế xuất khẩu, nhập khẩu còn khá nghèo nàn và chưa được cập nhật.
Thứ hai, việc thu thập thông tin NNT của CQHQ còn đạt kết chưa cao, chưa cập nhật chính xác, kịp thời thông tin NNT khiến việc đánh giá tuân thủ pháp luật, phân loại rủi ro chưa thực sự hiệu quả.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc quản lý thông tin NNT xuất khẩu, nhập khẩu chưa đạt hiệu quả cao, trong đó phải kể đến: (ii) Nghị định số 125/2020/NĐ-CP 12quy định về chế tài xử phạt hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế còn nhẹ nhàng, tính răn đe chưa cao (phạt tiền từ 2.000.000 đến 5.000.000); (iii) chưa có sự phối hợp giữa CQHQ với cơ quan Thuế, cơ quan Quản lý thị trường và các cơ quan quản lý khác liên quan trong việc xác minh, đánh giá tính đúng đắn của thông tin được cung cấp.