Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Điều 3, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 bao gồm bảy (07) đối tượng. Tuy nhiên lại thiếu đi đối tượng có hành vi XNK hàng hóa qua biên giới thông qua giao dịch TMĐT.
Trong giai đoạn TMĐT bùng nổ và phát triển mạnh mẽ như hiện nay, số lượng chủ thể thực hiện XNK hàng hóa bằng giao dịch TMĐT ngày càng nhiều về cả số lượng lẫn quy mô hoạt động. Vì vậy, sự thiếu xót trong quy định pháp luật về đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu là chủ sở hữu sàn giao dịch điện tử, chủ sở hữu website TMĐT bán hàng sẽ gây thất thoát lớn về thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho NSNN.
Quy định về thời hạn nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện ở nước ta nay còn khá phức tạp, được quy định dàn trải trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế. Tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 quy định “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan”
(Quốc Hội, 2016), theo Luật Hải quan năm 2014 thì “Thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế” (Quốc Hội, 2014). Ngoài ra, Luật Quản lý thuế năm 2019 lại quy định: “Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế”
(Quốc Hội, 2019).Theo đó, thời hạn nộp thuế xuất-nhập khẩu được xác định chậm nhất 10 ngày kể từ khi có thông báo từ cơ quan nơi mở tờ khai hải quan. “Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền nộp chậm theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng kí tờ khai hải quan” (Quốc Hội, 2016).
Luật Quản lý thuế năm 2019 đã khắc phục được một số hạn chế về vấn đề nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu, đặc biệt trong quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán, bổ sung thêm quy định về tiền chậm nộp. Trước đây, theo Luật Quản lý thuế năm 2006, tiền thuế, tiền phạt được thanh toán theo thứ tự “(i) tiền thuế nợ; (ii) tiền thuế truy thu; (iii) tiền thuế phát sinh; (iv) tiền phạt” (Quốc Hội, 2006). Thứ tự thanh toán này phù hợp với cơ quan thuế nhưng chưa thực sự phù hợp với công tác quản lý thuế của CQHQ, làm tăng nợ xấu và tăng các vụ việc phải cưỡng chế thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Vậy nên Luật Quản lý thuế 2019 đã đưa ra những quy định mới nhằm khắc phục tình trạng này. Thứ tự cụ thể như sau: “(i) tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền nộp chậm quá hạn thuộc đối tượng áp dụng biện pháp cưỡng chế; (ii) tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền nộp chậm quá hạn chưa thuộc đối tượng áp dụng biện pháp cưỡng chế; (iii) tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền nộp chậm phát sinh” (Quốc Hội, 2019).
Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành còn bổ sung các quy định xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được NNT nộp thừa. Luật Quản lý thuế năm 2006 chỉ giới hạn quy định trường hợp CQHQ phải ra quyết định trả lại tiền nộp thừa trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu trả lại tiền nộp thừa của NNT. Hiện nay, pháp luật đã mở rộng hơn hướng xử lý của CQHQ. CQHQ có quyền quyết định hoàn trả hay không hoàn trả số tiền nộp thừa của NNT.
Về phương thức nộp thuế, để giảm tối đa thời gian thông quan, thời gian nộp thuế, xóa bỏ khoảng cách địa lý giữa NNT và CCHQ, NNT có thể nộp thuế xuất khẩu cho CQHQ hoặc thông qua “người thu hộ” là các ngân hàng có dịch vụ thu hộ thuế xuất khẩu nhập khẩu, có kết nối điện tử với TCHQ. Hiện nay ngày càng nhiều doanh nghiệp nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu thông qua dịch vụ nộp thuế Hải quan điện tử.
Bởi so với phương thức nộp thuế truyền thống, phương thức này giúp NNT dễ dàng thực hiện, tiết kiệm thời gian chi phí và hạn chế các sai sót thông tin.
Trên thực tế, từ năm 2019 đến hết năm 2021, số lượng giao dịch nộp thuế xuất khẩu nhập khẩu bằng phương thức giao dịch điện tử chiếm tỷ trọng lớn thông qua hệ thống thu thuế điện tử và thông quan 24/78. Số lượng giao dịch nộp thuế bằng phương thức truyền thống chỉ chiếm số lượng nhỏ trong tổng lượng giao dịch nộp thuế XNK, cụ thể như sau:
Bảng 2.4. Thống kê số lượng giao dịch nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu giai đoạn 2019-2021
Tiêu chí 2019 2020 2021
Tổng số lượng giao dịch nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu
3.166.147 3.257.755 3.722.027
Số giao dịch nộp thuế điện tử 3.108.840 3.241.140 3.707.139 Số giao dịch nộp thuế trực tiếp 57.307 16.015 14.888
(Nguồn: Tổng cục hải quan) Dựa theo bảng số liệu trên có thể thấy tổng số lượng giao dịch nộp thuế XNK cho NSNN qua các năm ngày càng tăng. Số lượng chủ thể nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng tuân thủ về nghĩa vụ nộp thuế. Bên cạnh đó, phương thức nộp thuế thông qua các giao dịch điện tử ngày càng nhiều với tỷ lệ trên 95%. Năm 2019 số giao dịch nộp thuế điện tử đạt 3.150.000 giao dịch (chiếm 98,19%) trong tổng lượng giao dịch, năm 2020 đạt 3.209.540 giao dịch nộp thuế điện tử (chiếm 99,49%) và đến năm 2021 số lượng các giao dịch nộp thuế điện tử đã tăng lên là 3.722.027 giao dịch và chiếm đến 99,6% tổng số giao dịch. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cũng tác
8 Xem thêm Phụ lục số 04 về cách nộp thuế thuế xuất, nhập khẩu qua phương thức điện tử
động đến hành vi nộp thuế của NNT. Hoạt động nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu của các chủ thể nộp thuế luôn được nhà nước quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện, TCHQ không ngừng nâng cấp hệ thống, tránh tình trạng sai sót, tắc nghẽn.