Theo quy định pháp luật hiện hành, miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu là việc miễn (loại trừ) phần nghĩa vụ thuế xuất khẩu, nhập khẩu NNT đã nộp trong các trường hợp nhất định nhằm thực hiện mục tiêu nhất định của Nhà nước. Trên nguyên tắc, vấn đề miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được đặt ra nhằm giúp Nhà nước thực hiện các chính sách về kinh tế, văn hóa-xã hội, chính trị, ngoại giao hay an ninh quốc phòng (Phạm Thị Giang Thu, 2010). Do thuế nhập khẩu gắn với quan hệ kinh tế đối ngoại nên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật của từng quốc gia về loại thuế này bị chi phối bởi các cam kết quốc tế. Pháp luật hiện hành quy định 24 trường hợp được miễn thuế xuất khẩu nhập khẩu (từ Điều 5 đến Điều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP9).
Theo quy định pháp luật hiện hành, giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu là việc giảm (giảm bớt) phần tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu NNT đúng ra phải nộp vào NSNN. Tại Điều 18, Luật Quản lý thuế năm 2019 có thể thấy việc giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu gồm 2 trường hợp: “(i) hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của CQHQ nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được giảm thuế; (ii) Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế” (Quốc Hội, 2019).
Trình tự miễn thuế, giảm thuế đối với hàng hóa XNK cũng được quy định mới nhất tại Quyết định 3394/QĐ-TCHQ ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2021 cụ thể như sau:
9 Nghị định số 134/2016 NĐ-CP về “Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”
(i) Kiểm tra hồ sơ miễn thuế: Công chức xử lý hồ sơ thực hiện việc kiểm tra hồ sơ miễn thuế bằng cách: “(i) Kiểm tra sự đầy đủ, hợp lệ các giấy tờ trong hồ sơ miễn thuế, các chứng từ bản chính bản chụp; (ii) Kiểm tra chi tiết hồ sơ; (iii) Đối chiếu với các thông tin khác có liên quan”.
(ii) Xử lý hồ sơ miễn thuế: Công chức xử lý hồ sơ chia hồ sơ ra thành 02 trường hợp đối với Tờ khai hải quan điện tử và đối với tờ khai hải quan giấy. Công chức xử lý hồ sơ kiểm tra và xử lý hồ sơ theo 03 nhóm bao gồm: “(i) Hồ sơ phải bổ sung hoặc giải trình; (ii) Hồ sơ đủ điều kiện miễn thuế; (iii) Hồ sơ không đủ điều kiện miễn thuế”.
(iii) Kiểm tra việc sử dụng hàng hóa miễn thuế đối với hàng hóa phải thông báo thông qua danh mục miễn thuế.
Trên thực tế, các chính sách về miễn, giảm thuế xuất nhập khẩu cũng phụ thuộc lớn vào tình hình kinh tế- xã hội. Đầu năm 2020 dịch Covid-19 lây lan nhanh chóng, nguồn cung các mặt hàng trong nước như khẩu trang y tế, nước rửa tay sát trùng, vật tư y tế khan hiếm trầm trọng, trong khi lượng cầu quá lớn. Trên cơ sở kiến nghị của Bộ Tài Chính, Thủ tướng Chính phủ có công văn số 197/TTg-KTTH ban hành ngày 07 tháng 02 năm 2020 đồng ý miễn thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này và các vật tư, thiết bị cần thiết khác phục vụ việc phòng, chống dịch. Ngoài ra, TCHQ cũng có công văn số 8086/TCHQ-TXNK ban hành ngày 25 tháng 12 năm 2020 chỉ đạo việc việc miễn thuế nhập khẩu đối với các linh kiện nhập khẩu để sản xuất máy thở phục vụ phòng, chống dịch Covid-19,...
* Quy định về hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
Theo quy định pháp luật hiện hành, hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu là việc CQHQ trả lại một phần hoặc toàn bộ số thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã được NNT nộp vào NSNN. Đó là số tiền mà NNT đã nộp thừa hoặc số tiền CQHQ thu mà không có cơ sở pháp lý.
Các trường hợp hoàn thuế được quy định tại Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 bao gồm: “(i) số lượng hàng hóa xuất-nhập khẩu thực tế ít hơn so với số lượng hàng hóa đã nộp thuế, (ii) hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế phải tái nhập, (iii) hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế phải tái xuất, (iv) hàng hóa nhập khẩu
để sản xuất kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm, (v) NNT đã nộp thuế máy móc, thiết bị, công cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất”. Pháp luật hiện nay đã quy định khá đầy đủ, cụ thể về các loại mặt hàng thuộc diện được hoàn thuế, kèm theo đó là hồ sơ hoàn thuế đối với từng loại mặt hàng. Điều này được quy định cụ thể tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP (từ Điều 33 đến Điều 37) và Điều 17 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP10.
Đối với việc hoàn thuế, NNT có trách nhiệm kê khai thuế chính xác, trung thực, cụ thể trên tờ khai hải quan về hàng hóa xuất-nhập khẩu phục vụ công tác kiểm tra và hưởng quyền hoàn thuế sau này. CQHQ có trách nhiệm kiểm tra nội dung kĩ nội dung các mục kê khai của NNT, ghi rõ kết quả kiểm tra để phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế sau này.
Về phân loại hồ sơ hoàn thuế: “Hồ sơ hoàn thuế được phân loại thành hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước”
Về thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế được quy định trên 2 loại hồ sơ hoàn thuế: “(i) Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau, chậm nhất là 6 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế CQHQ phải ra quyết định hoàn thuế cho NNT hoặc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau; (ii) Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau, chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế CQHQ phải ra quyết định hoàn thuế hoặc không hoàn thuế cho NNT”. So với quy định hoàn thuế trước đây “15 ngày đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau; 60 ngày đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau” thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế đã được cải thiện đáng kể, tạo thuận lợi cho NNT.
Thực tế đầu năm 2022, thông qua công tác thực hiện nghiệp vụ hoàn thuế, TCHQ nhận thấy công tác hoàn thuế, xử lý tiền nộp thừa còn tồn tại một số vấn đề như: Phân loại sai hồ sơ hoàn thuế (hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn trước kiểm sau
10 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP về “ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”
lại phân loại thành hồ sơ thuộc diện kiểm trước hoàn sau và ngược lại); chưa đảm bảo thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế,... (Nụ Bùi, 2022).
Hiện nay, thủ tục miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế đã và đang được ngành Hải quan không ngừng nâng cấp và hoàn thiện. Từ cuối năm 2020, ngành Hải quan đã triển khai trên toàn quốc Hệ thống miễn, giảm, hoàn, không thu thuế, xử lý tiền thuế nộp thừa điện tử ( Hệ thống MGH), đây là bước đột phá lớn trong quá trình cải cách TTHC, hiện đại hóa hải quan hướng tới mục tiêu hải quan điện tử (Hoài Thu, 2020).
Đối với doanh nghiệp (NNT), hệ thống MGH vừa giúp tiết kiệm thời gian, chi phí vừa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động XNK hàng hóa.
Đối với CQHQ, hệ thống MGH góp phần khắc phục thời gian xử lý, phân loại hồ sơ, hỗ trợ cán bộ hải quan trong việc quản lý thông tin NNT cũng như giám sát, đẩy nhanh quá trình ra quyết định miễn, giảm, hoàn thuế cho doanh nghiệp.