Phân tích tài sản, nguồn vốn và các mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại tổng hợp thành an (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

2.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính

2.4.3. Phân tích tài sản, nguồn vốn và các mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán

“Để phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn, phương pháp chủ yếu thường được sử dụng là phương pháp so sánh với kỹ thuật so sánh ngang và so sánh dọc.

Bằng việc so sánh ngang (so sánh các chỉ tiêu trên BCĐKT giữa cuối kỷ so với đầu năm) có thể thấy được sự biến động về mặt thời gian của qui mô tổng tài sản, tổng nguồn vốn, từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn của một DN. Qua đó đối chiếu với yêu cầu SXKD của doanh nghiệp; các chính sách bán hàng dự trữ của doanh nghiệp; xem xét các nhân tố tác động đến sự biến động của tài sản, nguồn vốn để đánh giá tính hợp lý hay không hợp lý của sự biến động đó.

Một vấn đề thường gặp là rất khó so sánh sự biến động về tình hình TS, nguồn vốn của các DN khác nhau qua thời gian bởi các DN có thể có sự khác biệt về đơn vị tiền tệ trong BCTC hoặc các DN khác nhau thưởng có qui mô khác nhau. Nếu chỉ so sánh tổng TS, nguồn vốn, chúng ta không thể hiểu được các vấn đề bên trong một cách sâu sắc, trừ khi các số liệu được đưa về cùng tỷ lệ. Bởi vậy, việc so sánh dọc (báo cáo theo tỷ trọng) thường được dùng để chuẩn hóa các chỉ tiêu trong BCĐKT bằng cách biểu diễn chúng dưới dạng phần trăm (%) của một chỉ tiêu được lấy làm gốc có liên quan.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên nhìn nhận một cách phiến diện các báo cáo theo tỷ trọng chỉ là sự chuẩn hóa về mặt quy mô. Các báo cáo này còn cung cấp các thông tin hữu ích cho những phân tích đầu tiên trong việc nâng cao tầm hiểu biết đối với các đặc trưng kinh tế của các ngành khác nhau và của các DN khác nhau trong cùng một lĩnh vực hoạt động.

Bởi vậy trong phân tích, để có đánh giá đúng về sự biến động của một tỷ trọng nào đó trong tài sản, nguồn vốn cần xem xét một cách kỹ lưỡng, trên mọi khía cạnh cùng với các nhân tố khách quan, chủ quan tác động.” (TS. Lê Thị Xuân, 2021) 2.4.3.2 Phân tích các mối quan hệ trên BCĐKT

a. Các mối quan hệ trên BCĐKT:

Vốn lưu động ròng

VLĐR = NVDH – TSDH

= TSNH – NVNH

Ý nghĩa: + VLĐR > 0: Nguồn vốn dài hạn đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn đồng thời còn thừa 1 phần.

+ VLĐR < 0: Nguồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn mà cỏn thiếu 1 phần.

+ VLĐR = 0: Nguồn vốn dài hạn vừa đủ để tài trợ hết cho tài sản dài hạn.

Nhu cầu vốn lưu động

NCVLĐ = Tài sản kinh doanh – Nợ kinh doanh

Ý nghĩa: + NCVLĐ > 0: Nhu cầu từ vốn ngắn hạn của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình SXKD chưa được tài trợ hết bởi bên thứ 3, còn thừa ra một phần.

+ NCVLĐ < 0: Nhu cầu từ vốn ngắn hạn của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình SXKD được tài trợ hết bởi bên thứ 3 và vốn của bên thứ 3 sẽ thừa ra một phần.

+ NCVLĐ = 0: Nhu cầu từ vốn ngắn hạn của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình SXKD được tài trợ vừa đủ bằng vốn chiếm dụng từ bên thứ 3.

Ngân quỹ ròng NQR = NQC – NQN

= VLĐR – NCVLĐ

“Dựa vào các mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng, nhu cầu vốn lưu động, ngân quỹ ròng và sự biến động của chúng có thể đánh giá mức độ rủi ro trong cơ cấu vốn, đánh giá khái quát tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ chiếm dụng từ bên ngoài, mức độ vay nợ…” (TS. Lê Thị Xuân, 2021) b. Mối quan hệ giữa vốn lưu động thường xuyên và NCVLĐ

Mối quan hệ này thường được biểu diễn theo các trường hợp dưới đây:

“Trường hợp 1: Nhu cầu vốn lưu động được tài trợ hoàn toàn bằng NVDH, doanh nghiệp dư thừa ngân quĩ trên cơ sở NVDH

NQR > 0

VLĐR > 0 NCVLĐ > 0

Trường hợp 2: Nhu cầu vốn lưu động được tài trợ hoàn toàn bằng NVDH NCVLĐ > 0 VLĐR > 0

Trường hợp 3: Nhu cầu vốn lưu động được tài trợ một phần bằng nguồn vốn dài hạn, một phần bằng vốn tín dụng ngắn hạn

NCVLĐ > 0 NQR < 0 VLĐR > 0

Trường hợp 4: Doanh nghiệp chiếm dụng được vốn từ bên thứ ba lớn hơn toàn bộ nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp; mặt khác doanh nghiệp dư thừa ngân quỹ trên cơ sở nguồn vốn dài hạn.

NQR > 0 NCVLĐ < 0 VLĐR > 0

Trường hợp 5: Dư thừa ngân quỹ trên cơ sở nguồn vốn chiếm dụng được từ bên thứ ba. DN dùng vốn ngắn hạn đầu tư cho dài hạn.

NQR > 0

NCVLĐ < 0 VLĐR < 0

Trường hợp 6: DN dùng vốn ngắn hạn chiếm dụng được từ bên thứ ba đầu tư dài hạn.

VLĐR < 0 NCVLĐ < 0

Trường hợp 7: DN dùng nợ ngắn hạn (cả chiếm dụng từ bên thứ ba và vay ngắn hạn ngân hàng) đầu tư cho tài sản dài hạn.

VLĐR < 0 NCVLĐ < 0 NQR < 0

Trường hợp 8: DN dùng nợ ngắn hạn đầu tư dài hạn; mức độ vay.

NCVLĐ > 0

NQR < 0 VLĐR < 0

Trong mỗi trường hợp trên thể hiện cơ cấu vốn khác nhau, nguồn tài trợ vốn của doanh nghiệp cũng rất khác nhau. Việc lựa chọn các cơ cấu tài trợ này tạo nên mức độ rủi ro tài chính khác nhau. Để đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp, cần xem xét đầy đủ hơn khi làm rõ nhân tố tác động và những nguyên nhân chủ quan, khách quan gây nên sự biến động của mỗi nhân tố cấu thành các chỉ tiêu.” (TS. Lê Thị Xuân, 2021)

c. Tính hợp lý của NCVLĐ

“Khi phân tích vấn đề quan trọng là làm rõ vì sao nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp tăng, giảm: Việc tăng giảm nhu cầu vốn lưu động có hợp lý hay không.

Để trả lời câu hỏi này, một mặt có thể xem xét mức biến động tương đối của nhu cầu vốn lưu động so với qui mô hoạt động của doanh nghiệp theo chỉ số sau: NCVLĐ

DTT

Một tỷ số nhỏ hơn 1 thường cho thấy doanh nghiệp có sự tiết kiệm tương đối về vốn trong việc tăng qui mô hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra, để xem xét tính hợp lý của sự biến động của nhu cầu vốn lưu động, nhà phân tích cũng cần xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu VLĐ và nguyên nhân của sự thay đổi các nhân tố đó.” (TS. Lê Thị Xuân, 2021)

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại tổng hợp thành an (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)