Đánh giá tình hình tài chính của công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại tổng hợp thành an (Trang 77 - 82)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

2.3. Đánh giá tình hình tài chính của công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành

Qua việc phân tích báo cáo tài chính của công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành An trong giai đoạn 2020 – 2022, ta đưa ra được đánh giá chung về

2.3.1. Những kết quả đạt được

- Công ty đã quản lý về chi phí khác và chi phí quản lý doanh nghiệp tốt hơn giúp cải thiện lợi nhuận của công ty dù cho những khoản chi phí trên chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên tổng tài sản.

- Công ty tạo được sự uy tín đối với các nhà cung cấp cho nên khoản phải trả người bán ngắn hạn có tỷ trọng tương đối cao đồng nghĩa với việc DN đi chiếm dụng được nguồn vốn từ bên thứ 3 giúp ích cho hoạt động sản xuất và giảm thiểu chi phí cho công ty. Bên cạnh đó, DN còn tạo niềm tin thu hút khách hàng bằng việc nới lỏng chính sách bán chịu, tạo điều kiện cho khách hàng cho nên KPT cao ở năm 2022 và người mua trả tiền trước giảm. Tất cả đều giúp ích cho hoạt động kinh doanh tạo ra doanh thu cho công ty.

- DN mở rộng thêm quy mô vốn kinh doanh để nâng cao hơn trong lĩnh vực sản xuất thương mại bằng cách đa dạng hóa ngành nghề của công ty là phát triển thêm dòng máy mới là bồn trộn bê tông tươi. Công ty luôn bắt kịp xu hướng và phát triển bền vững trong tương lai.

- DN đã tự chủ về tài chính, an toàn và ổn định cơ cấu vốn hơn khi mở rộng nguồn vốn từ chính vốn góp của chủ sở hữu mà không phải đến từ các khoản nợ.

Công ty đã có sự cải thiện qua các năm ở các hệ số KNTT, năm 2022 các hệ số này đều ở mức ổn định, đảm bảo về các khoản nợ và khiến các chủ nợ an tâm hơn, mức độ rủi ro về tài chính cũng giảm đi. Sự an toàn này đến chủ yếu từ khoản mục tiền và tương đương tiền của DN tăng do mở rộng quy mô vốn, KPT cũng tăng do công ty áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng cho khách hàng.

- Mặc dù năm 2020, xảy ra đại dịch công ty vẫn đạt được kết quả kinh doanh tốt dù mang lại lợi nhuận không cao. Nhưng vẫn tự hào khi DN vẫn duy trì hiệu quả hoạt động SXKD, trong khi trên cả nước thời điểm trong và sau đại dịch nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa, ngừng kinh doanh.

- Vòng quay HTK ở cả 3 năm được cải thiên làm cho tốc độ luân chuyển HTK trong khâu sản xuất nhanh hơn, vốn không bị ứ động. Vòng quay KPT năm 2021

cũng được cải thiện làm cho tốc độ luân chuyển KPT trong khâu thanh toán tăng, vốn không bị ứ động, thể hiện hiệu suất sử dụng vốn cao.

- Công ty đã cải thiện được công tác quản lý các loại tài sản trong khâu sản xuất và TSCĐ. Ngành nghề kinh doanh của công ty là sản xuất và thương mại máy móc tổng hợp nên đầu tư nhiều vào TSNH làm cho tỷ số tự tài trợ TSDH lớn.

2.3.2. Những hạn chế

- Hệ số KNTT ở năm 2020, 2021 còn thấp. Hệ số này thấp là do TSNH giảm là do KPT giảm, HTK và TSNH khác cũng giảm. Nợ ngắn hạn giảm chủ yếu là do người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm, phải trả ngắn hạn khác giảm, điều giảm này là do DN tạo điều kiện về chính sách bán hàng không phải đặt cọc trước và các khoản nợ ngắn hạn khác đến kỳ thanh toán. Đến năm 2022 các hệ số này được cải thiện hơn nhưng cũng nhờ vào hoạt động góp vốn nhờ đó mà hệ số được nâng cao hơn.

- HTK của DN nhiều cũng không tốt vì phải mất nhiều chi phí về đầu tư kho bãi, nhân công quản lý, …

- Chi phí về GVHB của DN vẫn ở mức cao. Tỷ trọng của khoản mục GVHB chiếm lên đến 98 – 99,2% làm cho lợi nhuận thu về không được nhiều.

- Tận dụng lợi thế của đòn bẩy tài chính chưa hiệu quả. Công ty tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu đảm bảo được cơ cấu vốn nhưng đồng nghĩa với việc tận dụng đòn bẩy của công ty sẽ bị giảm.

- Các tỷ số ROS, ROA VÀ ROE của doanh nghiệp còn ở mức thấp bởi vì LNST của công ty không được cao do từ khâu đầu vào của GVHB quá cao dù cho các chi phí khác của công ty có cải thiện hơn.

- Năm 2022 DN nhận thêm vốn góp, tăng vốn điều lệ công ty làm cho lượng tiền mặt của DN lớn, sử dụng vốn chưa hiệu quả, vốn còn bị tồn đọng nhiều. Hiệu suất sử dụng vốn của DN chưa tốt.

- KPT của doanh nghiệp cao, sẽ làm ảnh hưởng đến việc xoay vòng vốn của DN, ứ đọng vốn và có rủi ro tài chính cao. DN bị chiếm dụng vốn nhiều hơn bởi bên

doanh nghiệp cần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển KPT để hiệu suất sử dụng đạt hiệu quả hơn.

- Năm 2022, nguồn thu tiền từ hoạt động tài chính phải bù đắp cho hoạt động kinh doanh bị thâm hụt nhiều. Ở năm này kết quả HĐKD của công ty không tốt dẫn đến dòng tiền HĐKD bị âm.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Trong giai đoạn 2020 – 2022, là giai đoạn diễn ra đại dịch và sự phục hồi của nền kinh tế nên không thể tránh được việc bị ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Ngoài ra, với sự cạnh tranh khốc liệt về sản xuất máy móc thì không chỉ là cạnh tranh trong nước mà còn cả ngoài nước. Việc mất thị trường có thể xảy ra rất cao do công nghệ ở các nước phát triển tiên tiến vượt bậc hơn trong nước. DN phải tận dụng những chính sách ưu đãi cho khách hàng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tạo ra doanh thu.

Đã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất lâu năm tuy nhiên doanh nghiệp vẫn tồn tại nguồn nhân lực hạn chế. Các lao động chính có kinh nghiệm nhiều nhưng trình độ và tay nghề không được đào tạo bắt kịp theo nhu cầu thị trường làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

DN chưa điều chỉnh được doanh thu và chi phí sao cho phù hợp để bù đắp cho khoản thiếu hụt trong hoạt động SXKD như ở năm 2022. Cho dù DN có thể vận hành mà không có lợi nhuận trong một khoảng thời gian, nhưng sẽ phải đối mặt với nguy cơ không thể đáp ứng được các khoản thanh toán quan trọng, thậm chí phá sản.

Công tác quản lý về GVHB: Chi phí cao, doanh thu thấp, có thể hiểu rằng nếu doanh nghiệp có doanh thu thấp và không thể cắt giảm chi phí của mình do cần sự khác biệt hóa về sản phẩm thì doanh số bán hàng có thể giảm do nhiều lý do khác như các yếu tố chu kỳ, nhu cầu theo mùa, nền kinh tế yếu kém, ... Từ đó dẫn đến lợi nhuận công ty không cao, tỷ số về khả năng sinh lời cũng bị ảnh hưởng theo.

Công tác quản lý HTK và KPT có cải thiện nhưng chưa thực sự hiệu quả dẫn

chuẩn bị cho những dự án tới. Và để tạo ra được doanh thu tốt thì bên cạnh đó DN cũng phải tạo điều kiện cho khách hàng bằng cách áp dụng chính sách bán chịu, mua hàng trả góp, … nên khoản phải thu ở doanh nghiệp cao ảnh hưởng đến việc xoay vòng vốn, và các hệ số thanh toán.

DN mở rộng thêm quy mô về vốn làm cho nguồn vốn góp tăng nhưng hệ quả làm tiền và tương đương tiền lớn, DN không tận dụng hết hiệu suất về nguồn vốn của mình. Việc tự chủ về tài chính rất hữu ích cho công ty nhưng lại không tận dụng được đòn bẩy tài chính hiệu quả.

Kết luận chương 2: Chương 2 của khóa luận đã giới thiệu cho chúng ta tổng quan về công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành An, tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của công ty. Từ đó phân tích được báo cáo tài chính của công ty trong giai đoạn từ năm 2020 – 2022. Để từ những phân tích đó chúng ta có được những đánh giá cả về những điểm mạnh mà công ty đã đạt được cũng như những điểm yếu, còn hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những vấn đề tồn đọng khiến công ty bị kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại tổng hợp thành an (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)