Phân tích tài sản, nguồn vốn và các mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại tổng hợp thành an (Trang 51 - 77)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

2.2.3. Phân tích tài sản, nguồn vốn và các mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán

Bảng 2.2: Diễn biến tài sản của công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành An giai đoạn 2020 – 2022

(Đơn vị tính: VND)

CHỈ TIÊU

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 2021 so với 2020 2022 so với 2021

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng CL tuyệt đối CL tương

đối CL tuyệt đối CL tương đối A – TÀI SẢN NGẮN HẠN 9,313,040,002 96.20% 7,288,014,080 95.93% 15,433,573,145 98.40% (2,025,025,922) -21.74% 8,145,559,065 111.77%

I. Tiền và các khoản tương đương

tiền 356,534,088 3.68% 434,948,212 5.72% 3,567,675,030 22.75% 78,414,124 21.99% 3,132,726,818 720.25%

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 0

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 4,877,568,492 50.39% 3,141,120,000 41.34% 7,470,380,468 47.63% (1,736,448,492) -35.60% 4,329,260,468 137.83%

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 3,852,265,392 39.79% 3,141,120,000 41.34% 7,134,949,600 45.49% (711,145,392) -18.46% 3,993,829,600 127.15%

2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 1,025,303,100 10.59% 0 0.00% 335,430,868 2.14% (1,025,303,100) -100.00% 335,430,868 - IV. Hàng tồn kho 3,937,773,945 40.68% 3,660,576,514 48.18% 4,299,204,804 27.41% (277,197,431) -7.04% 638,628,290 17.45%

1. Hàng tồn kho 3,937,773,945 40.68% 3,660,576,514 48.18% 4,299,204,804 27.41% (277,197,431) -7.04% 638,628,290 17.45%

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 0 0 0 0

V. TSNH khác 141,163,477 1.46% 51,369,354 0.68% 96,312,843 0.61% (89,794,123) -63.61% 44,943,489 87.49%

1. Thuế GTGT được khấu trừ 141,163,477 1.46% 50,770,774 0.67% 95,200,824 0.61% (90,392,703) -64.03% 44,430,050 87.51%

2. Tài sản ngắn hạn khác 0 0.00% 598,580 0.01% 1,112,019 0.01% 598,580 - 513,439 85.78%

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 367,377,120 3.80% 309,498,912 4.07% 251,620,704 1.60% (57,878,208) -15.75% (57,878,208) -18.70%

I. Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0 0

II. TSCĐ 367,377,120 3.80% 309,498,912 4.07% 251,620,704 1.60% (57,878,208) -15.75% (57,878,208) -18.70%

- Nguyên giá 705,000,000 7.28% 705,000,000 9.28% 705,000,000 4.49% 0 0.00% 0 0.00%

Từ bảng ta thấy, tổng tài sản từ năm 2020 đến năm 2022 biến động rất nhiều.

Cụ thể năm 2020 đang ở 9,680,417,122 VND giảm còn 7,597,512,992 VND ở năm 2021, tương ứng giảm 21.52%. Còn năm 2022 tăng lên 8,087,680,857 VND, tương ứng tăng 106.45%. Tài sản có sự biến động nhiều chủ yếu là do:

- TSNH: năm 2020 là 9,313,040,002 VND giảm xuống còn 7,288,014,080 VND, tương ứng giảm 21.74%, tăng lên 8,145,559,065 VND ở năm 2022, tương ứng tăng 111.77%.

Trong đó, ở năm 2020, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 3.68% trong tổng tài sản, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 50.39%, HTK chiếm 40.68%, tài sản ngắn hạn khác chỉ chiếm 1.46% trong tổng tài sản. Nhưng đến năm 2021, tài sản ngắn hạn giảm là do các khoản phải thu ngắn hạn giảm, chỉ chiếm 41.34% trong tổng tài sản, giảm đi một lượng là 1,736,448,492 VND so với năm 2020, giảm tương ứng 35.6%. Khoản phải thu giảm cho thấy việc bị chiếm dụng vốn của DN giảm. Điều này là tốt cho DN. Tiếp đó là TSNH khác cũng giảm với 63.61%, hàng tồn kho giảm 7.04%, chỉ có tiền và các khoản tương đương tiền là tăng từ 356,534,088 VND tăng thêm 78,414,124 VND thành 434,948,212 VND, tăng 21.99%. HTK giảm là do DN giảm chi phí SXKD dở dang điều này cho thấy ở năm 2021 DN sản xuất được nhiều thành phẩm và bán được hàng tạo ra được nhiều doanh thu hơn. Tuy nhiên HTK giảm cũng tạo rủi ro cho DN không đáp ứng được nhu cầu cho khách hàng.

Nhưng đến năm 2022 tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là từ khoản mục tiền và tương đương tiền, tăng 3,132,726,818 VND tương ứng 720.25%, tăng rất nhiều nhưng chỉ chiếm 22.75% trên tổng tài sản. Lượng tiền tăng là do DN nhận thêm vốn góp của chủ sở hữu. Còn các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng từ 3,141,120,000 lên 7,470,380,468 VND, tương ứng tăng 137.83%, và chiếm 47.63% trong tổng tài sản, cho thấy DN đang bị chiếm dụng vốn ảnh hưởng đến việc xoay vòng vốn của công ty. HTK và TSNH khác cũng tăng và chiếm tỷ trọng lần lượt là 27.41%, 0.61%. HTK tăng là do chi phí SXKD dở dang, thành phẩm, hàng hóa tăng, do DN không bán được hết hàng hóa sản xuất ra trong năm. Qua đây ta thấy, lượng tiền mặt của doanh nghiệp tăng lên

nhiều cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn chưa hiệu quả, vốn còn bị tồn đọng nhiều đặc biệt là ở năm 2022 => Hiệu suất sử dụng vốn của DN chưa tốt.

- TSDH: năm 2020 là 367,377,120 VND giảm xuống còn 309,498,912 VND năm 2021, tương ứng giảm 15.75%. Năm 2022 giảm 57,878,208 VND so với năm 2021, tương ứng 18.7%. Sự biến động này chính là do sự biến động của tài sản cố định. Công ty không có các khoản thu dài hạn, … Trong 3 năm này DN không mở rộng thêm quy mô sản xuất. Ngoài ra, nhìn vào mức chênh lệch của khấu hao lũy kế nhận biết được công ty trích khấu hao cho TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng.

(Nguồn: Tự tổng hợp từ BCTC của công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành An) Quan sát biểu đồ ta thấy, tài sản đến chủ yếu từ TSNH, TSDH chiếm tỷ trọng rất ít phù hợp với lĩnh vực và đặc điểm kinh doanh của DN về sản xuất và bán máy móc nên có sự chênh lệch lớn như vậy. Và trong TSNH này thì nguồn chủ yếu đến từ các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng khoảng từ 41-51% trên tổng tài sản.

Khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tỷ lệ khá cao, tức khách hàng còn đang nắm giữ tiền của doanh nghiệp, có thể doanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịu hay bán hàng trả góp, … nên khoản này có tỷ trọng như vậy. Điều này là không tốt, sẽ làm ảnh hưởng đến việc xoay vòng vốn của DN, ứ đọng vốn và có rủi ro tài chính cao.

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Tài sản ngắn hạn 96.20% 95.93% 98.40%

Tài sản dài hạn 3.80% 4.07% 1.60%

0.00%

20.00%

40.00%

60.00%

80.00%

100.00%

120.00%

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

b. Phân tích nguồn vốn

Bảng 2.3: Diễn biến nguồn vốn của công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành An giai đoạn 2020 – 2022

Đơn vị tính: Đồng Việt Nam

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành An)

Chỉ tiêu

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 2021 so với 2020 2022 so với 2021

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ

trọng CL tuyệt đối CL tương

đối CL tuyệt đối CL tương

đối C - NỢ PHẢI TRẢ 7,594,624,604 78.45% 5,485,821,991 72.21% 6,677,756,321 42.57% (2,108,802,613) -27.77% 1,191,934,330 21.73%

I. Nợ ngắn hạn 7,594,624,604 78.45% 5,485,821,991 72.21% 6,677,756,321 42.57% (2,108,802,613) -27.77% 1,191,934,330 21.73%

1. Phải trả người bán

ngắn hạn 2,258,266,220 23.33% 2,282,921,891 30.05% 6,675,962,621 42.56% 24,655,671 1.09% 4,393,040,730 192.43%

2. Người mua trả tiền

trước ngắn hạn 800,000,000 8.26% 0 0% 0 0% (800,000,000) -100% 0 -

3. Thuế và các khoản

phải nộp Nhà nước 882,850 0.01% 0 0% 0 0% (882,850) -100% 0 -

4. Phải trả người lao

động 34,214,934 0.35% 0 0% 0 0% (34,214,934) -100% 0 -

5. Phải trả ngắn hạn

khác 4,501,260,600 46.50% 3,202,900,100 42.16% 1,793,700 0.01% (1,298,360,500) -28.84% (3,201,106,400) -99.94%

II. Nợ dài hạn 0 0% 0 0% 0 0% 0 - 0 -

D - VCSH 2,085,792,518 21.55% 2,111,691,001 27.79% 9,007,437,528 57.43% 25,898,483 1.24% 6,895,746,527 326.55%

1. Vốn góp của chủ

sở hữu 1,950,000,000 20.14% 1,950,000,000 25.67% 8,800,000,000 56.10% 0 0.00% 6,850,000,000 351.28%

2. Lợi nhuận sau thuế

chưa phân phối 135,792,518 1.40% 161,691,001 2.13% 207,437,528 1.32% 25,898,483 19.07% 45,746,527 28.29%

TỔNG NGUỒN

VỐN 9,680,417,122 100% 7,597,512,992 100% 15,685,193,849 100% (2,082,904,130) -21.52% 8,087,680,857 106.45%

Về nguồn vốn thì khoản mục nợ phải trả chiếm tỷ trọng chủ yếu, năm 2020 nợ phải trả là 78.45% còn VCSH chỉ có 21.55% trên tổng nguồn vốn, năm 2021 thì nợ phải trả là 72.21%, VCSH là 27.79% trên tổng nguồn vốn. Nhưng năm 2022 thì bên phần VCSH nhỉnh hơn so với nợ phải trả, nợ phải trả có tỷ lệ là 42.57%, VCSH là 57.43%, là do vốn góp của chủ sở hữu tăng từ 1,950,000,000 VND thành 8,800,000,000 VND.

- Trong nợ phải trả, DN không vay dài hạn nên chỉ có nợ ngắn hạn. Và trong khoản mục này, khoản phải trả người bán ngắn hạn tăng từ 2,258,266,220 VND ở năm 2020 lên 2,282,921,891 VND năm 2021, tương ứng tăng 1.09%, tăng thêm 4,393,040,730 VND tương ứng tăng 192.43% ở năm 2022. Khoản mục này tăng rất có lợi cho công ty cho thấy sự chiếm dụng được nguồn vốn từ bên thứ 3 của DN, do DN tạo được sự uy tín nên được hưởng chính sách ưu đãi từ họ. Đây có thể coi là một khoản vay tín chấp với chi phí thấp đến từ nhà cung cấp mà không cần tài sản đảm bảo, công ty tận dụng được khoản vốn này làm nguồn lực tài chính sẽ giảm thiếu chi phí cho DN của mình hơn. Khoản mục người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp, phải trả người lao động chỉ có ở năm 2020 và chiếm tỷ trọng < 9%, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên tổng nguồn vốn. Ở phần người mua trả tiền trước ngắn hạn thì chỉ có ở năm 2020, 2 năm tiếp theo thì không có. Cho thấy DN không tận dụng được thêm nguồn vốn đến từ bên thứ ba để giúp ích cho hoạt động SXKD. Có thể là do tình hình sau đại dịch các doanh nghiệp còn khó khăn nên tài chính còn hạn chế và cũng đảm bảo được rủi ro cho mình, hoặc công ty Thành An tạo điều kiện cho khách hàng của mình không cần đặt cọc trước, tuy nhiên điều này làm tăng rủi ro cho DN.

Trong mục nợ ngắn hạn, ở năm 2020 chiếm tỷ trọng cao nhất là phải trả ngắn hạn khác chiếm 46.5%, nhưng đến năm 2021 đã giảm xuống còn 42.16%, đặc biệt là năm 2022, tỷ trọng này giảm chỉ còn 0.01% trên tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy DN đang giảm thiểu rủi ro ở khoản mục này, giảm thiểu nợ phải trả cho công ty.

(Nguồn: Tự tổng hợp từ BCTC của công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành An) - Ở phần VCSH thì chủ yếu đến từ vốn góp chủ sở hữu, phần nhỏ là đến từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Năm 2020, VCSH từ 2,085,792,518 VND tăng lên 2,111,691,001 VND, tương ứng tăng 1.24%, sang đến năm 2022 VCSH tăng thêm 6,895,749,527 VND, tương ứng tăng 326.55%. Do DN mở rộng thêm quy mô vốn kinh doanh từ việc huy động thêm nguồn vốn góp. Nhìn vào biểu đồ qua 3 năm, có thể thấy DN đang hướng tới chính sách tự chủ về tài chính, an toàn và ổn định cơ cấu vốn ít phụ thuộc vào chủ nợ hơn, phát triển mở rộng thị phần.

Sau đại dịch covid – 19, công ty cần nhiều nguồn vốn hơn cũng như tận dụng được thêm nguồn vốn đến từ nhà cung cấp để cải thiện về tình hình tài chính. Trong điều kiện nền kinh tế đang trên đà phục hồi, công ty rất cần đến những khoản vốn an toàn và ít chi phí như vậy.

c. Mối quan hệ trên BCĐKT

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Nợ phải trả 78.45% 72.21% 42.57%

VCSH 21.55% 27.79% 57.43%

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

70.00%

80.00%

90.00%

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn

Bảng 2.4: Các mối quan hệ trên BCĐKT của công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành An giai đoạn 2020 – 2022

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Vốn lưu động ròng

VND 1,718,415,398 1,802,192,089 8,755,816,824 Nhu cầu vốn lưu

động

VND 1,361,881,310 1,367,243,877 5,188,141,794 Ngân quỹ ròng VND 356,534,088 434,948,212 3,567,675,030

NCVLĐ/DTT Lần 0.11 0.07 0.24

(Nguồn: Tự tổng hợp từ BCTC của công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành An) Khái quát qua 3 năm 2020, 2021 và 2022:

+ VLĐR ở 3 năm đều có giá trị lớn hơn 0, thể hiện rằng NVDH lớn hơn TSDH

=> NVDH đủ để tài trợ cho TSDH đồng thời còn thừa ra một phần để tài trợ cho TSNH => DN duy trì sự ổn định trong hoạt động SXKD.

+ NCVLĐ ở cả 3 năm đều lớn hơn 0, thể hiện rằng TSKD lớn hơn nợ kinh doanh => Nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình SXKD chưa được tài trợ hết bởi bên thứ ba, còn thừa ra một phần.

+ Ngân quỹ ròng ở cả 3 năm cũng đều lớn hơn 0, điều này thể hiện rằng ngân quỹ có lớn hơn ngân quỹ nợ => Khi các khoản nợ ngắn hạn đến hạn, doanh nghiệp có khả năng hoàn trả ngay các khoản nợ ngắn hạn cho người cho vay hay nói là DN đang dư thừa ngân quỹ.

+ Tỷ số NCVLĐ

DTT thì ở cả 3 năm tỷ số này đều nhỏ hơn 1. NCVLĐ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của DTT cho thấy DN có sự tiết kiệm tương đối về vốn trong việc tăng quy mô hoạt động của DN và tính hợp lý về sự biến động của NCVLĐ.

* Năm 2020 với 2021

Bảng 2.5: Sự biến động của VLĐR năm 2020 - 2021

Đơn vị: VND

TSDH Chênh lệch NVDH Chênh lệch

I. Các khoản phải thu dài

hạn 0 I. Vốn chủ sở hữu 25,898,483

II. Tài sản cố định (57,878,208) 1. Vốn góp của chủ sở

hữu -

- Nguyên giá 0 2. Lợi nhuận sau thuế

chưa phân phối 25,898,483 - Giá trị hao mòn lũy kế (57,878,208)

Tổng (57,878,208) 25,898,483

(Nguồn: Tự tổng hợp từ BCTC của công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành An) Sự biến động của VLĐR là do:

VLĐR năm 2021 tăng 83,776,691 VND so với năm 2020 là do NVDH tăng 25,898,483 VND và TSDH giảm 57,878,208 VND.

+ NVDH tăng là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 25,898,483 VND + TSDH giảm là do TSCĐ giảm 57,878,208 và TSCĐ giảm là do sự hao mòn tài sản. DN chủ yếu đầu tư về TSNH do ngành nghề kinh doanh đặc thù, TSCĐ trong TSDH được đầu tư ít hơn. Công ty không có khoản phải thu dài hạn nào.

Bảng 2.6: Sự biến động của NCVLĐ năm 2020 - 2021

Đơn vị: VND

TSKD Chênh lệch Nợ kinh doanh Chênh lệch

I. Các khoản phải thu

ngắn hạn (1,736,448,492) I. Nợ ngắn hạn (2,108,802,613) 1. Phải thu ngắn hạn của

khách hàng (711,145,392) 1. Phải trả người

bán ngắn hạn 24,655,671 2. Trả trước cho người

bán ngắn hạn (1,025,303,100) 2. Người mua trả tiền trước ngắn

hạn (800,000,000)

II. Hàng tồn kho (277,197,431) 3. Thuế và các khoản phải nộp

Nhà nước (882,850)

1. Hàng tồn kho (277,197,431) 4. Phải trả người

lao động (34,214,934) 2. Dự phòng giảm giá

hàng tồn kho 0 5. Phải trả ngắn

hạn khác (1,298,360,500) III. TSNH khác (89,794,123)

1. Thuế GTGT được

khấu trừ (90,392,703)

2. Tài sản ngắn hạn khác 598,580

Tổng (2,103,440,046) (2,108,802,613)

(Nguồn: Tự tổng hợp từ BCTC của công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành An) Sự biến động của NCVLĐ là do:

NCVLĐ năm 2021 tăng 5,362,567 VND so với năm 2020 là do tài sản kinh doanh giảm 2,103,440,046 VND, nợ kinh doanh giảm 2,108,802,613 VND.

+ TSKD giảm là do:

- Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 1,736,448,492 VND. Trong đó, phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm 711,145,392 VND, có thể là do công ty sử dụng chính sách tín dụng thắt chặt, khách hàng thanh toán nhanh hơn.

Khoản phải thu giảm cho thấy việc bị chiếm dụng vốn của DN giảm làm

tế khó khăn nên DN hạn chế về vốn, hoặc người bán áp dụng chính sách nới lỏng cho bạn hàng không tạo áp lực về tài chính cho DN.

- Hàng tồn kho giảm 277,197,431 VND là do năm 2021 công ty không có chi phí SXKD dở dang, giảm 3,085,888,988 đồng, nguyên vật liệu năm 2021 tăng 2,705,428,405 đồng, thành phẩm và hàng hóa tăng lần lượt là 32,757,681 đồng và 70,505,471 đồng. Sư biến động giảm này chủ yếu từ giảm chi phí của SXKD dở dang, có thể do DN sản xuất và bán được nhiều thành phầm hơn dù khi DN mua thêm nguyên vật liệu để chuẩn bị cho các dự án mới trong năm 2022 nhưng HTK vẫn giảm.

- Tài sản ngắn hạn khác giảm 89,794,123 VND trong đó thuế GTGT được khấu trừ giảm 90,392,703 VND, tài sản ngắn hạn khác tăng 598,580 VND.

+ Nợ kinh doanh giảm là do nợ ngắn hạn giảm 2,108,802,613 VND. Trong đó:

- Phải trả người bán ngắn hạn tăng 24,655,671 VND có thể là do DN tạo được niềm tin đối với nhà cung cấp nên họ nới lỏng chính sách bán chịu cho công ty.

- Người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm 800,000,000 VND có thể là do khách hàng muốn nhận hàng rồi thanh toán hoặc có thể do kinh tế sau đại dịch khó khăn DN tạo điều kiện cho người mua hàng không phải đặt cọc trước. Tuy nhiên điều này làm cho rủi ro của DN tăng cao.

- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước giảm 882,850 đồng là do lợi nhuận của công ty giảm.

- Phải trả người lao động giảm 34,214,934 đồng. Có thể là do năm 2021 phải xảy ra nhiều đợt giãn cách xã hội nên tiền lương, tiền công giảm.

- Phải trả ngắn hạn khác giảm 1,298,360,500 đồng có thể là do các khoản nợ đến hạn DN phải trả hay DN muốn giảm thiểu rủi ro từ các khoản nợ phải trả ngắn hạn chịu sự ảnh hưởng của các khoản: kinh phí công đoàn tăng 1,639,500 đồng, phải nộp phải trả khác giảm 1,300,000,000 đồng.

* Năm 2021 với 2022

Bảng 2.7: Sự biến động của VLĐR năm 2021 - 2022

Đơn vị: VND

TSDH Chênh lệch NVDH Chênh lệch

I. Các khoản phải thu dài

hạn 0 I. VỐN CHỦ SỞ

HỮU 6,895,746,527

II. Tài sản cố định (57,878,208) 1. Vốn góp của chủ sở

hữu 6,850,000,000

- Nguyên giá 0 2. Lợi nhuận sau thuế

chưa phân phối 45,746,527 - Giá trị hao mòn lũy kế (57,878,208)

Tổng (57,878,208) 6,895,746,527

(Nguồn: Tự tổng hợp từ BCTC của công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành An) Sự biến động của VLĐR là do:

VLĐR năm 2022 tăng 6,953,624,735 VND so với năm 2021 là do NVDH tăng 6,895,746,527 VND và TSDH giảm 57,878,208 VND.

+ NVDH tăng là do vốn góp chủ sở hữu tăng 6,850,000,000 đồng, DN mở rộng thêm quy mô vốn và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 45,746,527 VND

+ TSDH giảm là do TSCĐ giảm 57,878,208 VND và TSCĐ giảm là do sự hao mòn của tài sản. DN chủ yếu đầu tư về TSNH do ngành nghề kinh doanh đặc thù, TSCĐ trong TSDH được đầu tư ít hơn. Công ty không có khoản phải thu dài hạn nào.

Bảng 2.8: Sự biến động của NCVLĐ năm 2021 - 2022

Đơn vị: VND

TSKD Chênh lệch Nợ kinh doanh Chênh lệch

I. Các khoản phải thu

ngắn hạn 4,329,260,468 I. Nợ ngắn hạn 1,191,934,330 1. Phải thu ngắn hạn

của khách hàng 3,993,829,600 1. Phải trả người

bán ngắn hạn 4,393,040,730 2. Trả trước cho người

bán ngắn hạn 335,430,868 2. Người mua trả

tiền trước ngắn hạn 0 II. Hàng tồn kho 638,628,290 3. Thuế và các

khoản phải nộp Nhà nước

0

1. Hàng tồn kho 638,628,290 4. Phải trả người

lao động 0

2. Dự phòng giảm giá

hàng tồn kho 0 5. Phải trả ngắn

hạn khác (3,201,106,400) III. TSNH khác 44,943,489

1. Thuế GTGT được

khấu trừ 44,430,050

2. Tài sản ngắn hạn

khác 513,439

Tổng 5,012,832,247 1,191,934,330

(Nguồn: Tự tổng hợp từ BCTC của công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành An) Sự biến động của NCVLĐ là do:

NCVLĐ năm 2022 tăng 3,820,897,917 VND so với năm 2021 là do tài sản kinh doanh tăng 5,012,832,247 VND, nợ kinh doanh tăng 1,191,934,330 VND.

+ TSKD tăng là do:

- Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 4,329,260,468 VND. Trong đó, phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng 3,993,829,600 VND, có thể là do công ty sử dụng chính sách tín dụng nới lỏng hoặc do khách hàng thanh toán chậm

trả trước cho người bán ngắn hạn tăng 335,430,868 VND có thể do người bán áp dụng chính sách thắt chặt, yêu cầu người mua hàng phải đặt cọc trước một phần.

- Hàng tồn kho tăng 638,628,290 VND có thể là do công ty có dự án mới về sản xuất bồn trộn bê tông nên phải tích trữ nhiều sản phẩm dở dang, hàng hóa và thành phẩm hoặc cũng có thể trong năm DN không xuất được nhiều hàng cho các đại lý, người mua hàng dẫn đến HTK tăng.

- Tài sản ngắn hạn khác tăng 44,943,489 VND trong đó thuế GTGT được khấu trừ tăng 44,430,050 VND, tài sản ngắn hạn khác tăng 513,439 VND.

+ Nợ kinh doanh tăng là do nợ ngắn hạn tăng 1,191,934,330 VND. Trong đó:

- Phải trả người bán ngắn hạn tăng 4,393,040,730 VND có thể là do DN tạo được niềm tin đối với nhà cung cấp nên họ nới lỏng chính sách bán chịu cho công ty và công ty đang cần nguồn NVL để phục vụ cho hoạt động SXKD.

- Phải trả ngắn hạn khác giảm 3,201,106,400 đồng có thể là do các khoản nợ đến hạn DN phải trả, trong đó kinh phí công đoàn giảm 1,106,400 đồng còn phảo nộp phải trả khác giảm 3,200,000,000 đồng.

* Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu cả 3 năm 2020, 2021 và 2022.

Bảng 2.9: Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu NQR > 0

VLĐR > 0 NCVLĐ > 0

(Nguồn: Tự tổng hợp từ BCTC của công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành An) Ở cả 3 năm đều có VLĐR, NCVLĐ, NQR > 0. Điều này cho thấy NVDH của DN sau khi tài trợ hết cho TSDH thì còn thừa, phần còn thừa sẽ:

+ Tài trợ nốt cho nhu cầu vốn ngắn hạn của DN (mà chưa được tài trợ bởi nợ kinh doanh).

+ Và phần còn lại để vào tiền của DN dẫn đến dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ tăng qua các năm.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại tổng hợp thành an (Trang 51 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)