Phân tích các tỷ số tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại tổng hợp thành an (Trang 67 - 77)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

2.2.5. Phân tích các tỷ số tài chính

2.2.5.1 Phân tích năng lực hoạt động của tài sản

Bảng 2.11: Năng lực hoạt động tài sản của công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành An giai đoạn 2020 – 2022

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 DTT (1) VND 12,229,092,677 19,896,169,179 21,729,524,560 Doanh thu và thu

nhập khác (2) VND 12,229,135,366 19,896,290,266 21,729,725,601 Khoản phải thu

bình quân (3) VND 3,225,395,888 4,009,344,246 5,305,750,234 Hàng tồn kho bình

quân (4) VND 3,263,337,921 3,799,175,230 3,979,890,659 GVHB (5) VND 12,042,656,388 19,735,341,231 21,533,099,484 TSCĐ bình quân

(6) VND 396,316,224 338,438,016 280,559,808

Tổng tài sản bình

quân (7) VND 7,315,034,109 8,638,965,057 11,641,353,421 Vòng quay KPT

(1)/(3) Vòng 3.79 4.96 4.10

Kỳ thu tiền trung

bình 360 * (3)/(1) Ngày 94.95 72.54 87.90 Vòng quay HTK

(5)/(4) Vòng 3.69 5.19 5.41

Số ngày một vòng quay HTK

360*(4)/(5)

Ngày 97.55 69.30 66.54

Hiệu suất sử dụng

TSCĐ (1)/(6) Lần 30.86 58.79 77.45

Hiệu suất sử dụng

tổng TS (2)/(6) Lần 1.67 2.30 1.87

(Nguồn: Tự tổng hợp từ BCTC của công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành An) - Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình

Năm 2020 – 2021, vòng quay khoản phải thu tăng từ 3.79 vòng lên 4.96 vòng.

Sự tăng lên này là tín hiệu tốt thể hiện KPT được luân chuyển nhanh hơn, sự tăng này là do tốc độ tăng của DTT nhanh hơn tốc độ tăng của KPT bình quân. DTT tăng do công ty đã thực hiện tốt kết quả HĐKD bán được máy móc hàng hóa, còn việc tăng KPT bình quân có thể là do xảy ra covid nên công ty không thu được tiền hàng luôn hoặc công ty áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng nhằm thu hút khách hàng, tăng kết quả kinh doanh đồng nghĩa với việc DN đang bị chiếm dụng vốn ảnh hưởng đến việc xoay vòng vốn của công ty. Vòng quay KPT tăng lên thì kỳ thu tiền trung bình giảm từ 94.95 ngày xuống còn 72.54 ngày, thể hiện tốc độ luân chuyển vốn trong khâu thanh toán của doanh nghiệp tăng lên, vốn ít tồn đọng. => Hiệu suất sử dụng vốn của DN tăng.

Năm 2021-2022, vòng quay KPT giảm từ 4.96 vòng xuống 4.1 vòng, đây lại là điều không tốt đối với DN. DTT và KPT bình quân đều tăng, nhưng sự giảm xuống của vòng quay KPT là do tốc độ tăng DTT tăng chậm hơn tốc độ tăng của KPT bình quân. DN vẫn bị bên thứ 3 chiếm dụng vốn nhưng có thể điều này giúp doanh thu của công ty tăng lên vì năm 2022 là năm kinh tế khó khăn chung, DN phải tạo điều kiện cho khách hàng để thu hút và tạo ra doanh số. Khi vòng quay KPT giảm thì kỳ thu tiền trung bình tăng từ 72.54 ngày lên 87.9 ngày làm tốc độ luân chuyển vốn trong khâu thanh toán giảm xuống, vốn DN đang bị tồn đọng => Hiệu suất sử dụng vốn của DN giảm.

- Vòng quay HTK và số ngày một vòng quay HTK

Trong 3 năm này vòng quay HTK có xu hướng tăng lên năm 2020 là 3.69 vòng, năm 2021 là 5.19 vòng và năm 2022 là 5.41 vòng. Là do tốc độ tăng của GVHB tăng nhanh hơn tốc độ tăng của HTK bình quân. GVHB tăng có thể là do sau sự ảnh hưởng của đại dịch, giá cả hàng hóa của toàn thị trường tăng, chi phí vận chuyển cao do giá xăng tăng. HTK bình quân tăng ở năm 2021 do công ty dự trữ nhiều nguyên vật liệu, hàng hóa hơn, còn năm 2022 tăng là do HĐKD bán hàng của công ty chưa được tốt và DN nhập nhiều nguyên vật liệu để phục vụ cho kế hoạch sản xuất máy mới. Khi vòng quay HTK tăng lên thì số ngày một vòng quay HTK giảm xuống năm

hiện tốc độ luân chuyển vốn trong khâu sản xuất của DN tăng lên, vốn ít bị tồn đọng

=> Hiệu suất sử dụng vốn của DN tăng.

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Tỷ số này tăng lên rất nhiều năm 2020 chỉ có 30.86 lần, năm 2021 tăng lên 58.79 lần, năm 2022 là 77.45 lần. Đó là do doanh thu thuần tăng qua các năm, còn TSCĐ bình quân thì giảm qua các năm, TSCĐ giảm là do sự hao mòn của tài sản. Và do đặc thù về ngành nghề kinh doanh của công ty nên chủ yếu đầu tư vào TSNH, đầu tư ít vào TSDH cho nên TSCĐ bình quân của công ty thấp mà DTT lại tăng dẫn đến tỷ số này ở mức cao như vậy. Tỷ số này cho ta biết cứ 100 đồng tài sản cố định được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra với số đồng doanh thu thuần cũng tăng trong 3 năm này từ 30.86 đồng lên đến 77.45 đồng => Công tác quản lý TSCĐ trong DN rất hiệu quả.

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng TS năm 2021 tăng so với năm 2020 là do công ty quản lý tốt công tác về KPT, quản lý HTK và TSCĐ tốt nên các vòng quay về HTK, KPT và hiệu suất sử dụng TSCĐ đều tăng lên. Còn năm 2022 hiệu suất sử dụng tổng TS giảm đi so với năm 2021 là do công tác quản lý KPT của công ty chưa hiệu quả dẫn đến vòng quay KPT giảm. Công ty bị bên thứ 3 chiếm dụng nguồn vốn rất nhiều, tăng rủi ro tài chính của công ty.

Tóm lại, qua 3 năm cho thấy, năng lực hoạt động tài sản của DN ở năm 2020- 2021, cứ 100 đồng tổng tài sản công ty tạo thêm được 0.63 đồng doanh thu. Còn 2021-2022 thì cứ 100 đồng tổng tài sản công ty tạo ít hơn 0.43 đồng doanh thu so với năm 2021. Công ty đã cải thiện được công tác quản lý các loại tài sản trong khâu sản xuất và TSCĐ. Trong khâu thanh toán DN cần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển KPT để hiệu suất sử dụng đạt hiệu quả hơn.

2.2.5.2 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

Bảng 2.12: Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành An giai đoạn 2020 – 2022

(Nguồn: Tự tổng hợp từ BCTC của công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành An) Số liệu trung bình ngành nguồn từ Vietstock.vn

Hệ số KNTT nợ ngắn hạn tăng dần qua 3 năm, đây là điều tốt đối với DN.

Năm 2020 là 1.23, năm 2021 là 1.33 và năm 2022 là 2.31. Năm 2021, do TSNH giảm ít hơn nợ ngắn hạn giảm nên hệ số này vẫn tăng. TSNH giảm là do KPT giảm, HTK và TSNH khác cũng giảm. DN ít bị chiếm dụng vốn nên dòng tiền của công ty được đảm bảo hơn cho việc thanh toán các khoản nợ. Nợ ngắn hạn giảm chủ yếu là do người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm, phải trả ngắn hạn khác giảm, điều giảm này là do DN tạo điều kiện về chính sách bán hàng không phải đặt cọc trước và các khoản nợ ngắn hạn khác đến kỳ thanh toán. Còn năm 2022, hệ số này tăng là do TSNH tăng nhiều hơn nợ ngắn hạn tăng. TSNH tăng do KPT và tiền tăng lên là chủ yếu. DN áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng, nguồn tiền nhiều đến từ việc mở rộng thêm nguồn

Chỉ tiêu Đơn

vị Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 TB

ngành Tiền và tương

đương tiền (1) VND 356,534,088 434,948,212 3,567,675,030 ĐTTC ngắn hạn

(2) VND - - -

KPT (3) VND 4,877,568,492 3,141,120,000 7,470,380,468 TSNH (4) VND 9,313,040,002 7,288,014,080 15,433,573,145 Nợ ngắn hạn (5) VND 7,594,624,604 5,485,821,991 6,677,756,321 KNTT nợ ngắn

hạn (4)/(5) Lần 1.23 1.33 2.31 1.99

KNTT nhanh [(1)

+ (2) + (3)] / (5) Lần 0.69 0.65 1.65 1.46

KNTT tức thời

[(1) + (2)] / (5) Lần 0.05 0.08 0.53 0.08

vốn thể hiện ở BCLCTT. Nợ ngắn hạn tăng lên chính là do phải trả người bán tăng, có thể là do DN tạo được uy tín với đối tác nên được họ nới lỏng chính sách bán chịu.

Hệ số KNTT nhanh thì năm 2021 giảm nhẹ so với năm 2020 từ 0.69 giảm còn 0.65 là do [Tiền và tương đương tiền + đầu tư ngắn hạn + KPT] giảm nhiều hơn nợ ngắn hạn giảm. Sự giảm của tử số đến từ KPT giảm, DN ít bị chiếm dụng vốn. Mẫu số giảm là do DN tạo điều kiện về chính sách bán hàng không phải đặt cọc trước và các khoản nợ ngắn hạn khác đến kỳ thanh toán nên khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn và phải trả ngắn hạn khác giảm. Năm 2022 tỷ số này đã tăng lên từ 0.65 năm 2021 thành 1.65 là do [Tiền và tương đương tiền + đầu tư ngắn hạn + KPT] tăng nhiều hơn so với nợ ngắn hạn tăng. Tử số tăng lên chủ yếu là ở tiền và KPT. DN thu được tiền từ việc nhận thêm vốn góp và nới lỏng tín dụng cho khách hàng. Mẫu số tăng lên là ở khoản phải trả người bán tăng, DN tạo được sự uy tín đối với nhà cung cấp.

Hệ số KNTT tức thời cũng tăng dần qua 3 năm. Năm 2020 là 0.05, năm 2021 là 0.08, năm 2022 là 0.53. Năm 2021 tăng so với năm 2020 là do [Tiền và tương đương tiền + đầu tư ngắn hạn] tăng còn nợ ngắn hạn giảm. Năm 2022 tăng so với năm 2021 là do [Tiền và tương đương tiền + đầu tư ngắn hạn] tăng nhiều hơn nợ ngắn hạn tăng.

Tóm lại, ở năm 2020 và năm 2021 dù tỷ số về KNTT nợ ngắn hạn và KNTT tức thời có tăng nhưng vẫn ở mưc khá thấp so với TB ngành và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ mà các chủ nợ mong muốn (đối với KNTT nợ ngắn hạn là 2, đối với KNTT tức thời là 0.5). Thể hiện rằng KNTT các khoản nợ ngắn hạn của công ty còn chưa tốt, rủi ro thanh toán tăng. Nhưng đến năm 2022 cả 2 tỷ số này đã được cải thiện hơn rất nhiều (2.31 > 2 và 0.53 > 0.5) và lớn hơn so với TB ngành. Còn về hệ số KNTT nhanh thì 2 năm 2020 và 2021 ở mức thấp hơn so với TB ngành, sang đến năm 2022 tỷ số này được cải thiện rất nhiều là 1.65 > 1 (mức mà các chủ nợ mong muốn đối với tỷ số này) và lớn hơn TB ngành. Nhìn chung, công ty đã có sự cải thiện qua các năm, đảm bảo về các khoản nợ và khiến các chủ nợ an tâm hơn về DN.

2.2.5.3. Phân tích cơ cấu tài chính

Bảng 2.13: Cơ cấu tài chính của công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành An giai đoạn 2020 – 2022

Chỉ tiêu Đơn

vị Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 TB

ngành Nợ phải trả (1) VND 7,594,624,604 5,485,821,991 6,677,756,321

Vốn chủ sở hữu

(2) VND 2,085,792,518 2,111,691,001 9,007,437,528 Tổng tài sản (3) VND 9,680,417,122 7,597,512,992 15,685,193,849 Tài sản dài hạn

(4) VND 367,377,120 309,498,912 251,620,704

Hệ số nợ (1)/(3) % 78.45 72.21 42.57 49.81 Hệ số VCSH

(2)/(3) % 21.55 27.79 57.43 51.19

Tỷ số tự tài trợ tài sản dài hạn (2)/(4)

Lần 5.68 6.82 35.80 4.53

(Nguồn: Tự tổng hợp từ BCTC của công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành An) Số liệu trung bình ngành nguồn từ Vietstock.vn

Hệ số nợ trong 3 năm có xu hướng giảm hay hệ số VCSH có xu hướng tăng.

Năm 2020, hệ số nợ là 78.45% giảm còn 72.21% ở năm 2021, sang năm 2022 chỉ còn 42.57%. Điều này là tín hiệu tốt với DN. Nợ phải trả có sự biến động chủ yếu là do tác động của các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước ngắn hạn, phải trả ngắn hạn khác. Do DN tạo được sự uy tín với đối tác nên phải trả người bán tăng, người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm do DN nới lỏng chính sách bán hàng và phải thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khác nên phải trả ngắn hạn khác giảm. DN giảm nguồn vốn được huy động từ bên ngoài cho thấy khả năng tự chủ tài chính của công ty cao hơn, giảm sự phụ thuộc vào chủ nợ hơn, đặc biệt là trong tình hình nền kinh tế khó khăn chung nhưng đi kèm với đó thì hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của DN sẽ giảm đi.

Công ty đang chiếm dụng được nguồn vốn từ bên thứ 3 nên nợ phải trả chủ yếu từ nguồn bên ngoài mà không đến từ các ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác nên không có khoản vay nào, do đó không có chi phí lãi vay dẫn đến công ty không có hệ số KNTT lãi vay.

Tỷ số tự tài trợ TSDH của DN cũng tăng dần qua 3 năm từ 5.68 lên 35.8 và lớn hơn TB ngành, cho thấy khả năng tài chính của DN đang dần tốt lên, mức độ rủi ro về tài chính cũng giảm đi. Hệ số này lớn hơn 1 rất nhiều là ở TSDH của công ty giảm do TSCĐ giảm đi khi DN tính khấu hao trong khi VCSH thì tăng lên do tăng quy mô vốn chủ. Công ty không tài trợ nhiều vào TSDH là bởi vì do tính chất ngành nghề kinh doanh là sản xuất và thương mại nên sẽ đầu tư chủ yếu vào TSNH cho nên tỷ số tự tài trợ TSDH lớn đến như vậy.

Tóm lại, cơ cấu tài chính của DN đang dần trở nên an toàn hơn, giảm thiểu được rủi ro, tăng niềm tin đối với chủ nợ bằng sự độc lập về tài chính.

2.2.5.4. Phân tích khả năng sinh lời

Bảng 2.14: Khả năng sinh lời của công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành An giai đoạn 2020 – 2022

Chỉ tiêu Đơn

vị Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 TB

ngành Doanh thu thuần (1) VND 12,229,092,677 19,896,169,179 21,729,524,560

Tổng tài sản bình

quân (2) VND 7,315,034,109 8,638,965,057 11,641,353,421 VCSH bình quân (3) VND 2,073,723,010 2,098,741,760 5,559,564,265 Lợi nhuận sau thuế

(4) VND 40,109,016 25,898,483 45,746,527

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) (4)/(1)

% 0.33 0.13 0.21 7.83

Tỷ suất sinh lời trên tổng TS (ROA) (4)/2)

% 0.55 0.30 0.39 10.52

Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) (4)/(3)

% 1.93 1.23 0.82 20.05

Đòn bẩy tài chính

(FL) (2)/(3) Lần 3.53 4.12 2.09

(Nguồn: Tự tổng hợp từ BCTC của công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành An) Số liệu trung bình ngành nguồn từ Vietstock.vn

- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Tỷ số này của DN ở mức rất là thấp so với trung bình ngành. 100 đồng của doanh thu thuần mới tạo ra được 0.33 đồng LNST ở năm 2020, 0.13 đồng LNST năm 2021 và 0.21 đồng LNST năm 2022 trong khi TB ngành tạo ra được 7.83 đồng LNST. VCSH bình quân thì tăng lên rất nhiều trong khi LNST thì ở mức thấp tăng giảm rất ít so với VCSH tăng. LNST của công ty thấp là do GVHB rất lớn chiếm khoảng 98 – 99,2%

nên tạo ra lợi nhuận ít. GVHB lớn là do lĩnh vực kinh doanh là sản xuất máy móc nên đầu vào cũng rất lớn.

- Tỷ suất sinh lời trên tổng TS (ROA)

So với TB ngành tỷ suất này cũng rất là thấp. 100 đồng từ tổng TS tạo ra được 0.55 đồng LNST năm 2020, 0.3 đồng LNST năm 2021 và 0.39 đồng năm 2022, TB ngành là 10.52 đồng. Trong tổng TS thì TSNH là chiếm tỷ trọng chủ yếu còn TSDH chiếm tỷ trọng nhỏ. Do đặc thù về ngành nghề kinh doanh nên công ty đầu tư chủ yếu vào TSNH dẫn đến tỷ suất này không cao. LNST thấp là do GVHB của DN lớn.

- Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE)

Tỷ suất này thấp hơn TB ngành rất là nhiều. 100 đồng của VCSH tạo ra được 1.93 đồng LNST năm 2020, 1.23 đồng LNST năm 2021, 0.82 đồng LNST năm 2022 trong khi TB ngành tạo ra được 20.05 đồng. Là bởi vì LNST thấp và biến động tăng giảm rất nhỏ mà VCSH thì lớn biến động nhiều hơn nên tỷ số này có xu hướng giảm xuống.

* Phân tích tỷ suất sinh lời trên tổng TS theo Dupont ROA = ROS x AU

Năm 2020: ROA = 0.33% x 1.67 = 0.55%

Năm 2021: ROA = 0.13% x 2.30 = 0.30%

ROA năm 2021 giảm là do sự ảnh hưởng của hai nhân tố:

- Do tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm nên làm cho tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản giảm:

(0.13% - 0.33%) x 1.67 = - 0.33%

- Do hiệu suất sử dụng tài sản tăng làm tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản tăng:

0.13% x (2.3 – 1.67) = + 0.08%

=> ROA năm 2021 giảm so với năm 2020, độ giảm là – 0.33% + 0.08% = - 0.25%

ROA năm 2022 tăng là do sự ảnh hưởng của hai nhân tố:

- Do tỷ suất lợi nhuận doanh thu tăng nên làm cho tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản tăng:

(0.21% - 0.13%) x 2.3 = + 0.185%

- Do hiệu suất sử dụng tài sản giảm làm tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản giảm:

0.21% x (1.87 – 2.3) = - 0.092%

=> ROA năm 2022 tăng so với năm 2021, độ tăng là + 0.185% - 0.092% = - 0.09%

Như vậy, năm 2020 ROA giảm do công ty chưa quản lý chi phí tốt dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm, mặc dù công ty đã nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản hơn nhưng vẫn nhỏ hơn tốc độ giảm của chi phí. Còn năm 2022 ROA đã cải thiện hơn do công ty kinh doanh tốt hơn, quản lý tốt phần chi phí khác dù hiệu suất sử dụng TS giảm đi.

* Phân tích tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu theo Dupont ROE = ROS x AU x FL

Năm 2020: ROE = 0.33% x 1.67 x 3.53 = 1.93%

Năm 2021: ROE = 0.13% x 2.30 x 4.12 = 1.23%

Năm 2022: ROE = 0.21% x 1.87 x 2.09 = 0.82%

- Do tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm nên làm cho tỷ suất lợi nhuận VCSH giảm:

(0.13% - 0.33%) x 1.67 x 3.53 = - 1.17%

- Do hiệu suất sử dụng tài sản tăng làm tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản tăng:

0.13% x (2.3 – 1.67) x 3.53 = + 0.29%

- Do đòn bẩy tài chính tăng:

0.13% x 2.3 x (4.12 - 3.53) = + 0.18%

=> ROE năm 2021 giảm so với năm 2020, độ giảm là – 1.17% + 0.29% + 0.18% = - 0.7%

ROE năm 2022 giảm là do sự ảnh hưởng của ba nhân tố:

- Do tỷ suất lợi nhuận doanh thu tăng nên làm cho tỷ suất lợi nhuận VCSH tăng:

(0.21% - 0.13%) x 2.3 x 4.12 = + 0.76 %

- Do hiệu suất sử dụng tài sản giảm làm tỷ suất lợi nhuận VCSH giảm:

0.21% x (1.87 – 2.3) x 4.12 = - 0.38 % - Do đòn bầy tài chính giảm:

0.21% x 1.87 x (2.09 – 4.12) = - 0.79%

=> ROE năm 2022 giảm so với năm 2021, độ giảm là + 0.76% - 0.38% - 0.79% = - 0.41%

Như vậy, ở năm 2021 ROE giảm là do công ty chưa quản lý chi phí tốt dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm dù công ty đã nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản và tận dụng đòn bẩy tài chính. Còn năm 2022, ROE giảm do hiệu suất sử dụng tài sản chưa được cao và hệ số đòn bẩy tài chính giảm dù công ty đã quản lý chi phí tốt hơn, HĐKD tốt hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại tổng hợp thành an (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)