CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
2.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính
2.4.4. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ
“Báo cáo LCTT cung cấp các thông tin về các luồng tiền thu vào và chi ra của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Nó cũng cho thấy sự liên hệ giữa số dư tiền cuối kỳ với số dư tiền đầu kỳ trên bảng CĐKT của doanh nghiệp đó. Những thông tin dựa trên cơ sở tiền của báo cáo LCTT đối chiếu với những thông tin dựa trên cơ sở dồn tích của báo cáo kết quả HĐKD sẽ cho ta hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Đánh giá báo cáo LCTT thường liên quan tới việc đánh giá một cách khái quát các nguồn tiền và việc sử dụng tiền của doanh nghiệp liên quan tới ba loại hoạt động khác nhau, cũng như đánh giá về những yếu tố chính chi phối dòng tiền trong từng loại hoạt động đó.
Bước 1: Đánh giá xem nguồn thu tiền và chi tiền chủ yếu là từ HĐKD, hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính.
Bước 2: Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ HĐKD.
Bước 3: Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.
Bước 4: Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.” (TS. Lê Thị Xuân, 2021)
2.4.5. Phân tích các tỷ số tài chính
2.4.5.1. Phân tích năng lực về hoạt động của tài sản a. Phân tích năng lực hoạt động của tài sản ngắn hạn
* Vòng quay các KPT và kỳ thu tiền trung bình
“Vòng quay các KPT đo lường mức độ đầu tư vào các KPT để duy trì mức doanh số bán hàng cần thiết cho doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá hiệu quả của chính sách đầu tư của doanh nghiệp.” (TS. Lê Thị Xuân, 2021)
Vòng quay các KPT = DTT trong kỳ Các KPT bq
Ý nghĩa: So với trung bình ngành/ số liệu kỳ trước của DN đó: nếu vòng quay các KPT tăng cho thấy tốc độ luân chuyển vốn trong khâu thanh toán tăng lên (vốn ít bị ứ đọng) và ngược lại.
“Một chỉ tiêu ngược với vòng quay KPT là kỳ thu tiền trung bình. Chỉ tiêu này cho biết khoảng thời gian trung bình từ khi doanh nghiệp xuất hàng đến khi doanh nghiệp thu được tiền về.” (TS. Lê Thị Xuân, 2021)
Kỳ thu tiền trung bình = Các KPT bq x Số ngày trong kỳ phân tích
DTT trong kỳ
Ý nghĩa: Vòng quay KPT tăng thì kỳ thu tiền trung bình giảm và ngược lại.
* Vòng quay HTK và số ngày của một vòng quay HTK
HTK của DN được xác định giống với KPT theo phương pháp bình quân số học. Vòng quay HTK phản ánh số lần HTK luân chuyển bình quân trong một kỳ.
Vòng quay HTK = GVHB trong kỳ HTK bq
Ý nghĩa: So với trung bình ngành/ số liệu kỳ trước của DN đó: nếu vòng quay HTK tăng cho thấy tốc độ luân chuyển vốn trong khâu sản xuất tăng lên (vốn ít bị ứ đọng) và ngược lại.
Số ngày 1 vòng quay HTK là khoảng thời gian từ khi DN bỏ tiền mua NVL đến khi sản xuất xong sản phẩm, kể cả thời gian hàng lưu kho.
Số ngày 1 vòng quay HTK = HTK bq x Số ngày trong kỳ phân tích GVHB trong kỳ
Ý nghĩa: Vòng quay HTK tăng thì số ngày một vòng quay HTK giảm và ngược lại.
“Hiệu suất sử dụng TSCĐ đo lường hiệu quả quản trị bộ phận tài sản dài hạn quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp. Tỷ số này bị ảnh hưởng bởi những nhân tố cấu thành lên nó: chu kỳ sống của sản phẩm, phương pháp khấu hao TSCĐ, mức độ hiện đại hay lạc hậu của công nghệ, …” (TS. Lê Thị Xuân, 2021)
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ
TSCĐ bq
Ý nghĩa: Cứ 1 đồng TSCĐ bq tạo ra được bao nhiêu đồng DTT.
c. Năng lực của hoạt động tổng tài sản
TS. Lê Thị Xuân (2021, tr 175 – 176) cho rằng mối quan hệ giữa doanh thu, thu nhập khác trong kỳ với tổng tài sản bình quân “cho phép đo lường hiệu quả đầu tư chung dựa vào tác động qua lại giữa tài sản dài hạn và ngắn hạn. Xu hướng của các tỷ số này theo thời gian và việc so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành có thể chỉ ra những hiệu quả hoặc cơ hội tiềm tàng của doanh nghiệp. Hơn nữa, mặc dù những tỷ số này không đánh giá trực tiếp khả năng sinh lời hay khả năng thanh khoản nhưng chúng là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến các tỷ số phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu và thu nhập khác trong kỳ
Tổng TS bq ”
Ý nghĩa: Cứ 1 đồng tổng TS bq tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu và thu nhập khác trong kỳ.
2.4.5.2. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn a. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Tỷ số KNTT nợ ngắn hạn = TSNH
Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Khi toàn bộ nợ ngắn hạn của DN đến hạn, DN chuyển toàn bộ TSNH ra tiền thì thanh toán được bao nhiêu lần của nợ ngắn hạn.
b. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
Tỷ số KNTT nhanh = Tiền+ĐTTC ngắn hạn+Phải thu ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Khi toàn bộ nợ ngắn hạn của DN đến hạn, DN chuyển các khoản gồm: tiền, ĐTTC ngắn hạn, phải thu ngắn hạn ra tiền thì thanh toán được bao nhiêu lần của nợ ngắn hạn.
“Tuy doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và tỷ số khả năng thanh toán nhanh cao nhưng vẫn không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán do các KPT chưa thu hồi được, HTK chưa chuyển hóa được thành tiền.” (TS. Lê Thị Xuân, 2021).
Do đó, nhà phân tích có thể sử dụng chỉ tiêu là tỷ số khả năng thanh toán tức thời (ngay):
Tỷ số khả năng thanh toán ngay = Tiền+ĐTTC ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Khi toàn bộ nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đến hạn, doanh nghiệp chuyển [Tiền + ĐTTC ngắn hạn] ra tiền thì thanh toán được bao nhiêu lần của nợ ngắn hạn.
2.4.5.3. Phân tích cơ cấu tài chính
a. Tỷ số nợ hoặc tỷ số VCSH (tỷ suất tự tài trợ) Tỷ số nợ = Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn (Tổng tài sản)
Ý nghĩa: Bao nhiêu % của tổng nguồn vốn (tổng tài sản) được tài trợ bởi vốn huy động từ bên ngoài.
Tỷ số VCSH = VCSH
Tổng nguồn vốn (Tổng tài sản) = 1 – Tỷ số nợ
Ý nghĩa: Bao nhiêu % của tổng nguồn vốn (tổng tài sản) được tài trợ bởi nguồn vốn bên trong doanh nghiệp.
“Thông thường một doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp (hay tỷ số vốn chủ sở hữu cao) được đánh giá là ít bị phụ thuộc vào chủ nợ trong hoạt động kinh doanh và do
vậy dưới góc độ các chủ nợ, món nợ của họ càng được đảm bảo an toàn khi rủi ro xảy ra.” (TS. Lê Thị Xuân, 2021)
b. Tỷ số nợ dài hạn trên VCSH
Tỷ số nợ dài hạn trên VCSH = Nợ dài hạn VCSH
Ý nghĩa: Tỷ số nợ dài hạn trên VCSH càng cao thì mức độ rủi ro về tài chính của DN càng tăng và ngược lại.
c. Tỷ số tự tài trợ tài sản dài hạn
Tỷ số tự tài trợ TSDH = VCSH
TSDH
Ý nghĩa: Tỷ số tự tài trợ TSDH càng cao cho thấy VCSH dành nhiều cho tài sản dài hạn, thể hiện khả năng tài chính của DN vững chắc hơn, dẫn đến mức độ rủi ro về tài chính của doanh nghiệp giảm đi và ngược lại.
d. Tỷ số khả năng thanh toán lãi tiền vay
Tỷ số khả năng thanh toán lãi tiền vay càng cao thì rủi ro mất khả năng chi trả tiền lãi vay càng thấp.
Tỷ số khả năng thanh toán lãi tiền vay = LNTT+Chi phí lãi vay Chi phí lãi vay
Ý nghĩa: Khi DN kinh doanh và thu về doanh thu, DN trả các loại chi phí hoạt động (chưa trả lãi vay), phần doanh thu còn lại sẽ trả được bao nhiêu lần của chi phí lãi vay.
2.4.5.4. Phân tích khả năng sinh lời
a. Phân tích khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS) Tỷ số lợi nhuận doanh thu = Lợi nhuận
Doanh thu x 100
Ý nghĩa: Cứ 100 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
“Những doanh nghiệp có các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu cao thường là những doanh nghiệp quản lý tốt chi phí trong hoạt động kinh doanh hoặc thực hiện
b. Phân tích khả năng sinh lời tổng tài sản (ROA)
Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản = Lợi nhuận
Tổng TS bq x 100
Ý nghĩa: Cứ 100 đồng tổng TS bq tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
c. Phân tích khả năng sinh lời VCSH (ROE)
Tỷ số lợi nhuận trên VCSH = Lợi nhuận
VCSH bq x 100
Ý nghĩa: Cứ 100 đồng VCSH bq tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Trị số của ROE càng cao, chứng tỏ DN sử dụng có hiệu quả VCSH và do vậy càng thu hút các nhà đầu tư. Hơn nữa, trị số này lớn còn cho thấy năng lực của bộ phận quản lý trong việc cân đối một cách hài hòa, hợp lý giữa VCSH với nợ phải trả để vừa đảm bảo an ninh tài chính, vừa khai thác được lợi thế cạnh tranh của DN trong quá trình huy động và sử dụng vốn, mở rộng quy mô kinh doanh.
Kết luận chương 1: Chương 1 của khóa luận đã trình bày những kiến thức tổng quan về việc phân tích báo cáo tài chính, cũng như cung cấp những nguồn thông tin, các phương pháp và những nội dung cần thiết cho việc phân tích này.
Những kiến thức được đưa ra ở chương này chính là những cơ sở lý luận, nền tảng để bước đầu đi vào phân tích báo cáo tài chính công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Thành An.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP THÀNH AN