CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM
2.1. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM
2.1.1. Quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng 23 1. Quy định về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
2.1.1.1. Quy định về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
“Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh”1. Rất nhiều quốc gia trên thế giới sẽ phân biệt rõ ràng giữa “thỏa thuận theo chiều ngang” và “thỏa thuận theo chiều dọc”. Những doanh nghiệp được xem là đối thủ của nhau, có khả năng cạnh tranh với nhau mà lại tiến hành đưa ra các thỏa thuận thì các thỏa thuận đấy thường được gọi là: “thỏa thuận theo chiều ngang”, những thỏa thuận này có thể tiến hành “công khai” hoặc “ngầm” gây nên khả năng hạn chế hành động một cách độc lập của các đối thủ cạnh tranh. Thể hiện điển hình từ việc các doanh nghiệp thực hiện liên doanh, liên kết trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp hàng hóa hay dịch vụ, hơn hết là các thỏa thuận của hiệp hội kinh doanh hay việc doanh nghiệp tiến hành thỏa thuận ấn định giá cũng như gian lận trong hoạt động đấu thầu.
So với thỏa thuận theo chiều ngang thì “thỏa thuận theo chiều dọc” được xem là có mức độ nguy hiểm ít hơn. Lý giải cho điều này có thể là các điều khoản trong thỏa thuận dọc được đưa ra có thể mang đến tác động có tính tích cực, đó là những thỏa
1 Khoản 4 Điều 3 LCT 2018
thuận không đến từ đối thủ cạnh tranh mà là giữa các doanh nghiệp bổ trợ cho nhau như nhà sản xuất với nhà phân phối. Và các thỏa thuận đưa ra không có tính khống chế thị trường, có lẽ cũng bởi vậy mà mức độ nguy hiểm của loại thỏa thuận này không cao. Tuy nhiên, dù mức độ nguy hiểm không lớn như những thỏa thuận theo chiều ngang nhưng không loại bỏ đi được yếu tố tiêu cực của loại thỏa thuận này, ví dụ như việc doanh nghiêp lạm dụng vị trí của mình tiến hành kiểm soát trong chuỗi những doanh nghiệp có liên quan như nhà sản xuất kiếm soát nhà cung ứng hoặc bên nhượng quyền với bên nhận quyền. Thực tế hiện nay cho thấy tại Việt Nam dường như không xem trọng việc phân biệt thỏa thuận nào là thỏa thuận hạn chế theo chiều dọc hay thỏa thuận nào là thỏa thuận hạn chế theo chiều ngang. Mà điều quan trọng là xem thỏa thuận đấy gây ra hậu quả mang lại từ các thỏa thuận nghiêm trọng như thế nào.
Đối với lĩnh vực NH, sẽ chỉ xuất hiện các thỏa thuận ngang của các tổ chức tín dụng với nhau, do đặc thù ngành nghề sẽ không có hệ thống đại lý, phân phối chung cho toàn ngành càng không nói đến nhượng quyền thương mại nên dường như thỏa thuận dọc sẽ không xuất hiện.
Từ khi LCT đầu tiên ra đời năm 2004, các điều luật quy định về hành vi HCCT là 31 điều từ Điều 8 đến Điều 38. Ngoài ra, Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của LCT cũng dành tới 40 điều quy định chi tiết về hành vi thỏa thuận HCCT từ Điều 4 đến Điều 44. Hiện nay, LCT 2018 cũng dành tới một chương lớn để quy định rõ về vấn đề này.
Tại Điều 11 của LCT 2018 quy định, các NH nếu bắt tay thực hiện một trong các thỏa thuận sau thì bị xem là đang thực hiện hành vi thỏa thuận HCCT:
“1. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
2. Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
3. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
4. Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
5. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
6. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
7. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
8. Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
9. Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
10. Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
11. Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động HCCT.”
Bên cạnh các quy định trong LCT, khoản 2 Điều 9 LCTCTD cũng nêu rõ:
“Nghiêm cấm hành vi HCCT hoặc hành vi CTKLM có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
2.1.1.2. Quy định về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền
Điều 25 LCT quy định: “Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan”. Vậy, trong LVNH, do có nhiều NH đang hoạt động trên thị trường nên hành vi lạm dụng vị trí độc quyền của các NH dường như là không thể. Đối với vị trí thống lĩnh thị trường theo quy định tại Điều 24 và Điều 26 LCT 2018: “Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan”. Đặc biệt, nội dung tại Điều 26 LCT 2018, yếu tố sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp được xác định dựa trên rất nhiều căn cứ, không chỉ phụ thuộc vào yếu tố thị phần mà còn xem xét đến cả yếu tố sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp, lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật… Xét trên điều kiện như vậy thì việc một số NH thương mại có vị trí thống lĩnh thị trường là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo đó, một hoặc một số NH thương mại thống lĩnh thị trường thực hiện các hành vi tại khoản 1 Điều 27 LCT 2018 thì được xác định là vi phạm:
“a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
d) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
đ) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
g) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác”
Các văn bản LVNH cũng rất quan tâm đến việc điều chỉnh hành vi lạm dụng vị thế độc quyền, vị thế thống lĩnh và HCCT. Điều này thể hiện tại điểm đ khoản 1 Điều 20 LCTCTD về điều kiện thành lập của một Tổ chức tín dụng rằng: “Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.” Có thể thấy, ngay từ điều kiện thành lập đã thấy rõ không thể nào xuất hiện tình trạng độc quyền trong ngành NH. Dù là tạo ra sự độc quyền hoặc HCCT đều là các trường hợp cấm gắt gao khi khởi đầu cho hình thành của một tổ chức tín dụng. Vậy lúc này, NH chưa được thành lập thì không thể điều chỉnh bởi LCT, nhưng dựa trên hệ quả nguy hiểm hành vi trên mạng lại, thì nhà nước ta xem xét vấn đề HCCT làm một hàng rào cao phải bước khi thành lập NH.