CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM
2.2 THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM
2.2.1. Diễn biến hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
2.2.1.2. Thực tiễn hành vi tập trung kinh tế
Trong LCT có nguyên một chương điều chỉnh về TTKT, như thế có thể thấy được rằng hoạt động này tạo ra sức mạnh “cạnh tranh” vô cùng lớn cần điều chỉnh chặt chẽ. Theo khoản 1 Điều 29 LCT về TTKT, thì NH tiến hành tập trung dưới những hình thức sau:
Mua lại NH
Hợp nhất NH
Sáp nhập NH
Liên doanh giữa các NH
Tuy nhiên, trong LCT không phải hành vi TTKT nào cũng bị cấm. Tại Điều 30 LCT nêu rõ: “Doanh nghiệp thực hiện TTKT gây tác động hoặc có khả năng gây tác động HCCT một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.” Thực tế cho thấy trong LVNH cũng không còn ít những phi vụ TTKT, vậy xem những hoạt động đó có thuộc trường hợp cấm của LCT không?
Ở nước ta những năm gần đây, số lượng NH là không đổi, hay nói cách khác nhà nước ta đã lâu lắm rồi không cấp phép thành lập NH mới. Nhưng những năm trở về trước khoảng giai đoạn 2005 đến 2009, nước ta với chính sách tiền tệ nới lỏng, là giai đoạn phát triển bùng nổ các NH thương mại tại Việt Nam. Với tốc độ ra đời như là xu hướng, thì đầu 2010 tổng số NH thương mại Việt Nam lên đến 42 NH. Tức là các NH đang dần nhiều lên những đối thủ trong ngành. Nhưng, một số NH được thành lập với quy mô nhỏ, đã gặp khó khăn trong hoạt động huy động vốn và cả hoạt động cho vay, dẫn đến gặp tình trạng khó khăn trong kinh doanh, phải tự nâng cao lãi suất huy động cũng như tăng vốn huy động từ thị trường cho vay dưới chuẩn dẫn đến hậu quả tất yếu là tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhanh chóng tăng cao, thanh khoản của hệ thống bất ổn.
Đối mặt với sự non yếu tự thân cùng với sự cạnh tranh sống con với các doanh nghiệp NH khác đi kèm với tình hình kinh tế thị trường lúc bấy giờ, năm 2010 cơn bão khủng hoảng tài chính NH thế giới tràn qua, làm những cây non trong hệ thống NH Việt Nam gãy cành, bật rễ. Làn sóng du nhập các NH ngoại trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội phát triển cho những NH đã có sự chuẩn bị tốt về mặt năng lực nhưng đó cũng là thách thức, tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt đối với hệ
thống NH tại Việt Nam. Thêm vào đó, nhu cầu về dịch vụ NH hiện đại ngày càng gia tăng đã làm hệ thống NH nội địa bộc lộ nhiều hạn chế. Trong số đó với những NH có nguồn vốn nhỏ lẻ, sức cạnh tranh yếu ớt; năng lực quản trị non kém; hoạt động kinh doanh manh mún; công nghệ nghèo nàn lạc hậu; chất lượng những sản phẩm dịch vụ cung cấp ra thị trường còn khoảng cách quá xa so với dịch vụ NH hiện đại trên thế giới… Hệ quả tất yếu là nhiều NH phải đối mặt với những rủi ro lớn, đứng bên bờ vực phá sản. Đây là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến nguy cơ gây đổ vỡ hệ thống...
Đối mặt với điều này, một vài giải pháp để đưa ra để giải quyết đó là “TTKT”
phù hợp với việc là không cho phá sản NH. Bởi tính tới bây giờ, tại Việt Nam chưa có NH nào phá sản, điều này được nhà nước xem xét kỹ lưỡng thực hiện biện khác cứu nguy khác để tránh NH phá sản, gây hiệu ứng domino trong ngành.
Figure 1 Các thương vụ M&A ngân hàng tại Việt Nam
Các NH tiến hành TTKT hay thực hiện hoạt động Merger and Acquisitions (Viết tắt là M&A nghĩa là Mua bán và sáp nhập). Vào những năm LCT chưa ra đời, thì các hoạt động sáp nhập đã được diễn ra, điển hình kể đến phi vụ liên quan đến NH TMCP Phương Nam. Năm 1997 NH TMCP Phương Nam tiến hành sáp nhập với NH TMCP Nông thôn Đồng Tháp thành NH TMCP Phương Nam. Nhưng ngay sau đó, năm 1999 NH TMCP Phương Nam lại tiếp tục sáp nhập với NH TMCP Đại Nam nhưng chưa dừng lại ở đó, mới vài năm ngắn đã sáp nhập liên tục 2 lần thì năm 2001 NH TMCP Phương Nam lại tiến hành sáp nhập với NH Châu Phú. Sau đó không lâu năm 2002, NH TMCP Phương Nam mua lại Quỹ Tín dụng Định Công (Hà Nội). Sang tới năm 2003, hoạt động sáp nhập của NH TMCP Phương Nam vẫn chưa dừng lại, trong năm nay, Phương Nam với NH TMCP Nông thôn Cái Sắn (Cần Thơ) lại tiến hành sáp nhập. Sau một quá trình ngắn ngủi nhưng nhiều biến động NH TMCP Phương Nam lúc đầu vốn chỉ có 1 Hội sở chính và 1 chi nhánh thì sau khi sáp nhập, quy mô NH tăng lên một cách nhanh chóng với một hệ thống mạng lưới phát triển mạnh tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Bình Thuận. Số lượng đơn vị trong mấy năm ngắn ngủi cũng lên tới con số ấn tượng, 32 đơn vị bao gồm 1 sở giao dịch, 29 chi nhánh các loại, 1 phòng giao dịch, 1 công ty quản lý quỹ và khai thác tài sản. Có thể thấy kết quả sau TTKT, quy mô NH tăng cao chắc chắn sức cạnh tranh cũng không còn mềm yếu như ngày xưa. Đây có lẽ là trường hợp hy hữu duy nhất tiến hành sáp nhập nhiều lần trong thời gian ngắn như vậy.
Nhưng lúc này LCT chưa ra đời, vấn đề TTKT kia chỉ đơn thuần được Luật Doanh nghiệp điều chỉnh, người ta cũng chưa nhìn nhận việc tập trung đấy có yếu tố cạnh tranh gây ảnh hưởng hay không.
Năm 2004 LCT ra đời, 2005 có hiệu lực thì câu chuyện TTKT phải đi kèm với quy phạm cạnh tranh bên cạnh những quy phạm pháp luật đã có. Ngoài ra NH Nhà nước cũng ra Quyết định 1577/QĐ-NHNN ngày 09/8/2006 về việc phê duyệt Đề án cơ cấu lại NH TMCP nông thôn. Cùng thời điểm đó, sự kiện mang dấu ngoặt cho nền kinh tế Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào 7/11/2006. Dưới sự hội nhập này cùng nhiều văn bản luật mới ra đời, hoạt động TTKT NH tại Việt Nam diễn ra như một xu thế.
Nổi bật trong hoạt động TTKT lúc bấy giờ, ngành NH có một số thương vụ lớn như NH Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) được hợp nhất từ ba NH TMCP: Sài
Gòn, Đệ Nhất và Tín Nghĩa. Trụ sở đều đặt tại thành phồ Hồ chí Minh, ba NH Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) lúc bấy giờ có tổng vốn điều lệ lên tới 10.600 tỷ đồng và tổng tài sản là 154.000 tỷ đồng. Qua tìm hiểu thấy rằng, tại thời điểm đó sau khi trải qua những khó khăn mà thị trường và nội tại doanh nghiệp đem lại thì cả ba NH đều gặp vấn đề về thanh khoản bởi nguyên nhân chủ yếu nhất là dùng nhiều vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Chỉ cần nguồn vốn ngắn hạn không còn dồi dào thì các NH này ngay lập tức mất khả năng thanh toán tạm thời. Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn tới uy tín NH cũng như thực tế hoạt động kinh doanh bình thường của NH. Tại buổi họp báo giao ban báo chí của Bộ Thông tin Truyền thôn Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói: "NH Nhà nước đã hỗ trợ thanh khoản cho cả 3 NH này, nên tình hình ổn hơn. 3 NH này đã họp và đi đến quyết định tự nguyện hợp nhất, để phát huy thế mạnh của nhau, hỗ trợ cho nhau, đồng thời tiết giảm chi phí vận hành nhằm tạo ra một NH mới vững mạnh hơn, với khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, mạng lưới rộng hơn". Như vậy cho thấy ba NH này hợp nhất với nhau là tình thế ép buộc, bởi khả năng cạnh tranh không đủ mạnh, nếu vẫn “tự bơi” một mình thì có thể “chết” bất cứ lúc nào và NH Nhà nước không phải bao giờ cũng có thể vung phao ra cứu, nguồn tiền từ NH Nhà nước cũng có giới hạn.
Tới năm 2012, dưới tình trạng thực tế của ngành NH lúc bấy giờ thì ngày 1/3/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 254/QĐ-TTg phê duyệt Đề án
“Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015”. Có thể thấy ngành NH của Việt Nam cũng vừa trải qua những năm không mấy êm đẹp. Vấn đề cấp thiết đặt ra là liệu các NH có đủ sức mạnh bảo vệ mình trước hoạt động cạnh tranh khốc liệt mà các đối thủ mang tới trên thị trường khốc liệt hơn chiến trường này. Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng trên thể hiện nỗ lực về mặt pháp lý của nhà nước ta với định hướng trong việc tái cấu trúc hệ thống NH, tạo ra một hành lang pháp lý rộng hơn để có phương hướng xử lý các NH yếu kém, không có sức cạnh tranh và vạch ra một lộ trình phát triển cho những năm sắp tới.
Từ đó có thể thấy rằng, TTKT trong ngành NH đối với các NH mà nói dường như là một biện pháp hữu hiệu nhất để tăng sức mạnh cạnh tranh. Trong bối cảnh quốc tế hóa, thực hiện mở cửa thị trường sâu và rộng nếu không nhanh chóng nâng cao tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh lớn mạnh thì chỉ cần vài “cú sốc” đến từ bên ngoài như
“khủng hoảng thị trường ngân hàng” hay rộng hơn là “khủng hoảng thị trường tài chính quốc tế” thì những NH yếu kém chả mấy chốc mà gục ngã.
Nhìn chung TTKT NH diễn ra trong giai đoạn này đều vì hướng tới “tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các TCTD; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động NH” như đã được đề cập trong Quyết định 254/QĐ-TTg. Hoạt động TTKT của các NH lại một lần nữa diễn ra vô cùng sôi nổi.
Hàng loạt phi vụ TTKT lại tiếp tục:
1. NH TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) sáp nhập vào NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
2. NH TMCP Phát triển Mê Kông (MDB) sáp nhập vào NH TMCP Hàng hải Việt Nam (MaritimeBank),
3. NH TMCP Phương Nam sáp nhập vào NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank),
4. NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) nhận sáp nhập NH TMCP Nhà Hà Nội (Habubank),
5. NH TMCP Đại Á (DaiABank) sáp nhập vào NH TMCP Phát triển TP.
HCM (HDBank),
6. NH TMCP Đại chúng Việt Nam (PVComBank) được hợp nhất từ Công ty CP Tài chính Dầu khí (PVFC) và NH TMCP Phương Tây (WesternBank).
Việc các NH trên tiến hành TTKT khi áp vào quy định LCT tại điều khoản TTKT bị cấm. Thì đương nhiên việc kết hợp trên của các NH sẽ tăng sức mạnh cạnh tranh của mình lên thì ít nhiều vẫn sẽ gây tác động HCCT cho ngành. Nhưng xem xét rằng tác động khả năng tác động tới HCCT khi TTKT thì phải đối chiếu vào các tiêu chí tại Điều 31 LCT. Nhưng giả sử, tất cả các phi vụ TTKT trên đều gây ra HCCT thì các NH trên liệu có vi phạm LCT?
Một điều khác biệt của LCT và Luật khác là dường như LCT luôn có “độ linh hoạt” nhất định. Các quy định điều chỉnh luôn trừ lại một phần đường để dễ dàng áp vào điều kiện thực tế xoay chuyển không ngừng. Trong quy định của LCT cho thấy, nếu nó là hành vi TTKT bị cấm nhưng nếu cơ quan UBCTQG đánh giá nó có tác động tích cực nhiều hơn tiêu cực thì có thể vẫn sẽ diễn ra mà không hề trái Luật. Các NH
TTKT cũng vậy, xét về kết quả sau cùng thì với tình hình thị trường tại thời điểm đó nó hoàn toàn là tích cực nhiều hơn.
Có thể thấy được sau TTKT hoặc theo phương án cơ cấu lại được NH Nhà nước chấp thuận thì hầu hết các NH yếu kém đều có chuyển biến tốt, tình hình hoạt động cải thiện và dần đi vào ổn định hơn. TTKT đã góp phần quan trọng vào công tác kiểm soát tình hình thị trường đối với NH Nhà nước. Cũng nhờ vậy, các NH yếu kém dần cả thiên khả năng cho trả, từ đó quyền lợi của người gửi tiền cũng như tài sản Nhà nước được bảo đảm, tổ chức tín dụng tiếp tục hoạt động hiệu quả, mang lại những thành công chung của ngành NH.