Thực tiễn hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Một phần của tài liệu Pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng (Trang 53 - 57)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM

2.2 THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM

2.2.1. Diễn biến hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

2.2.1.3. Thực tiễn hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Trong năm 2020 theo báo cáo thường niên của Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng4, Cục tiếp tục nhận được nhiều phản ánh của các bên liên quan về các hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định về hành vi CTKLM trên thị trường. Cục đã tiếp nhận 11 vụ việc trong năm 2020 liên quan đến các lĩnh vực, nhưng trong đó lại không có vụ việc nào liên quan đến các NH. Con số vụ việc CTKLM như trên theo tôi là quá ít so với diễn biến thực tế của tình trạng CTKLM trong nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam.

Trước đó, diễn biến phức tạp trên thị trường đặc biệt như thị trường NH Việt Nam đã xuất hiện những hành vi CTKLM buộc nhà nước phải dang tay ra ngăn lại thể hiện ở việc NH Nhà nước phải ra văn bản chấn chỉnh thị trường và đó cũng là lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ CTKLM.

Theo Công văn số 339/NHNN-CSTT ngày 07/04/2004 của Thống đốc NH Nhà nước giải trình Thủ tướng Chính phủ về hiện tượng CTKLM trong hoạt động của các NH thương mại theo yêu cầu tại công văn số 826/VPCP-KTTH ngày 24/02/2004 của Văn phòng Chính phủ, về hiện tượng CTKLM trong hoạt động của các NH thương mại tại Báo Thanh niên số 40 ngày 09/02/2004. Theo văn bản này, trong hoạt động NH có các hình thức cạnh tranh chủ yếu là cạnh tranh lãi suất, tỷ giá, chất lượng và tiện ích của dịch vụ, công nghệ phong cách giao dịch... Qua theo dõi, thanh tra, kiểm tra hoạt động của NH cho thấy, sự cạnh tranh trong hoạt động ngân ngày càng gia tăng, về cơ bản là lành mạnh và đúng pháp luật, phù hợp dần với thông lệ, chuẩn mực

4 Theo LCT 2018 thì đã đổi tên cục

quốc tế và mức độ phát triển của thị trường tài chính nước ta trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. NH Nhà nước cũng thừa nhận trên thị trường tiền tệ, tín dụng ở thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác có hiện tượng CTKLM, nếu không được ngăn chặn, chấn chỉnh sẽ tác động xấu đối với thị trường và kinh doanh của các NH, biểu hiện là:

- Một số NH “lạm dụng công cụ lãi suất” để cạnh tranh huy động vốn, cho vay, làm ảnh hưởng đến kết quả tài chính;

- Một số khác thì “Nới lỏng” điều kiện cho vay để thu hút khách hàng, nhất là trong năm 1999 - 2001, nền kinh tế bị giảm phát, cung lớn hơn cầu vốn tín dụng. Như vậy, biểu hiện của CTKLM trong hoạt động NH giai đoạn này chỉ là “lạm dụng” hoặc

“nới lỏng” các giới hạn để thu hút khách hàng.

Qua tìm hiểu có thể thấy hành vi CTKLM trong hoạt động NH ở nước ta thể hiện ở một số khía cạnh chủ yếu sau:

Trong hoạt động huy động vốn, đây là một trong những hoạt động chính của NH. Vẫn là câu chuyện xoay quanh lãi suất, từ các thỏa thuận về lãi suất được phân tích ở trên thì bây giờ là các hành vi liên quan đến lãi suất được cho là nhân tố khiến các NH vướng vào cái gọi là CTKLM. Lãi suất chính là giá cả của vốn vay, là công cụ huy động vốn hiệu quả nhất. Tuy nhiên, từ thực tế thị trường những năm qua cho thấy lãi suất huy động vốn của các NH Việt Nam luôn biến động phức tạp, khó lường. Giai đoạn năm 2010 lãi suất có xu hướng tăng mạnh lên 11%/ năm. Dưới sự kiện này, Hiêp hội NH và NH nhà nước đã họp và ra thỏa thuận ngày 5/11 lãi suất tăng không quá 12%/năm. Nhưng sau đấy, để chạy đua với cuộc đua huy động vốn, nhiều NH đã tiến hành vượt ngưỡng lãi suất tối đa đạt mức 13%, 14%, 15%/năm…. Điển hình cho hành động này phải kể đến Techcombank mở ra sự kiện lãi suất 3 ngày vàng đạt mức lãi suất huy động lên đến 17%/năm cùng việc tặng tiền mặt 500.000 đồng cho người giới thiệu khách hàng gửi trên 1 tỷ. Dưới chính sách như vậy, người dân tiến hành dồn tiền gửi vào đây. Tác động cạnh tranh lớn như vậy, các NH khác không thể ngồi yên chờ khách hàng đến rút tiền gửi đi được. Tiếp theo đó, SeABank không hề chịu thua, lập tức nâng lãi suất huy động lên 18%/năm. Nhưng ngay sau đó, các hành vi nâng lãi này ngay lập tức phải dừng, NH Nhà nước đã tiến hành khiển trách với lãnh đạo của Techcombank.

Thực trạng giai đoạn này của ngành NH thực sự để lại dấu ấn rất sâu trong tiến trình phát triển của ngành. Nếu 2010, lãi suất được đồng thuận ở mức 11%, 12%, 13%/

năm thì qua 2011 lãi suất trần đặt mức 14%/năm do NH Nhà nước quy định trong thông tư 02/2011/TT-NHNN. Rút kinh nghiệm từ lần trước, lần này NH đưa ra những pha xử lý khôn khéo hơn là thỏa thuận ngầm, trả lãi ngoài, ... với khách hàng. Đứng trước thực trạng phức tạp này, ngay lập tức NH Nhà nước thực hiện nghiêm quy định trần bằng cách xử lý NH cố tình vi phạm.

Dù nhìn dưới góc độ kinh tế, hoạt động cạnh tranh đó có thể lý giải được, nhưng xét nhiều mặt khác, những hành vi tăng lãi suất kia vô cùng nguy hiểm và nguy hiểm nhất đó có thể là sự bất ổn của ngành, sự khủng hoảng của thị trường. Hành vi tăng lãi suất qua mức trần quy định như vậy là đang thực hiện CTKLM.

Và kết quả có thể nhìn thấy là khi các NH tìm mọi cách cạnh tranh với nhau và nguồn vốn thì không tăng nhưng lại chạy lòng vòng từ NH này sang NH khác. Các NH không thể tập trung để kinh doanh mà chủ yếu tập trung sáng tạo ra các biện pháp nhằm thu hút càng nhiều tiền gửi càng tốt. Và hậu quả mà sau đấy những NH phải gánh chịu không hề nhỏ, điển hình là mất khả năng thanh khoản tạm thời bởi chấp nhận cho khách hàng có thời hạn gửi tiền ngắn nhưng lại dùng nguồn vốn ngắn hạn đó để cho vay trung và dài hạn. Và chỉ cần nhiều khách hàng gửi tiền rút tiền gửi nhưng NH chưa thu hồi được vốn đã cho vay để thanh khoản thì NH sẽ ngay lập tức rơi vào trạng thái “nguy kịch” bất cứ lúc nào. Điều này lại xảy ra dễ hơn bởi chỉ cần có NH nào đấy có lãi suất cao hơn thì khách hàng lại một tâm lý cùng “di dời” nơi gửi cho tiền.

Bên cạnh việc tăng lãi suất huy động, các NH còn chạy đua với nhau trên con đường khuyến mại để huy động vốn. Tặng kèm đồ vật như bộ ấm chén, bộ bát đũa, ....

hay là trúng các thẻ cào tiền mặt. Một vài NH còn không ngại bỏ ra số tiền lớn để đưa ra nhiều giải thưởng trị giá cả tỷ đồng như xe ô tô, sổ tiết kiệm, .... Có thể thấy, các hoạt động khuyến mại để xúc tiến hoạt động huy động vốn trên không bị cấm nhưng dường như xét về bản chất đằng sau vẫn có cái gì đó gọi là CTKLM.

Trên thực tế từng xảy ra vụ việc NH “tố nhau vi phạm trần lãi suất huy động vốn”, khi xảy ra việc, phía người bị tố (Chi nhánh NH thương mại cổ phần Đông Á tại Tây Ninh) đưa ra quan điểm đây là hành động “chơi xấu” của NH thương mại đi tố cáo. Còn về phía NH Nhà nước lại cho rằng, đây là “việc giám sát lẫn nhau giữa các tổ

chức tín dụng”, giúp NH Nhà nước có thêm thông tin để quản lý hiệu quả hơn và không nên coi đây là hành vi “chơi xấu”. Quan điểm này của NH Nhà nước nếu đặt trong góc nhìn LCT thì có lẽ khó có sức thuyết phục vì dưới góc nhìn của hoạt động chống CTKLM trong hoạt động NH, việc tố nhau vi phạm trần lãi suất chứa đựng đầy đủ dấu hiệu hành vi CTKLM “gièm pha thương nhân”. Nên có thể thấy, vẫn còn sự bất cập ở đây, sự chưa thống nhất được giữa NH Nhà nước và cơ quan quản lý cạnh tranh trong một vài vấn đề.

Trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng: cũng như huy động vốn, cấp tín dụng cũng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NH. Tiền tệ phải lưu chuyển, huy động được nhiều thì phải có nguồn ra, cho vay hiệu quả. Nếu huy động được lượng lớn vốn nhưng không cho vay được thì hậu quả còn lớn hơn việc không huy động được nhiều vốn để cho vay. Vẫn là câu chuyện xoay quanh lãi suất, nhưng bây giờ là lãi suất cho vay.

Thực trạng trong hoạt động NH đã từng xảy ra huy động vượt trần và cũng cho vay với lãi suất vượt định khung. Theo nguyên tắc kinh doanh thông thường, chi phí lớn thì giá bán càng cao, khi huy động tiền với lãi suất cao như đỉnh điểm lên đến 17%, 18% như kể trên thì lãi suất cho vay không thể nào thấp được, NH không thể nào làm việc không công. Đã là NH thương mại thì hoạt động phải vì mục tiêu sinh lợi là trên hết. Vậy câu chuyện đặt ra ở đây là các NH đã làm gì để cạnh tranh tìm được khách hàng chấp nhận vay vốn với lãi suất cao. Xu thế của tất cả khách hàng khi vay tiền là luôn tìm đến NH nào có mức lãi suất thấp nhất. Vậy các NH sẽ phải cạnh tranh với nhau để hạ mức lãi suất thấp nhất có thể, thu hút khách hàng vay vốn.

Vậy nếu các NH không bắt tay với nhau để áp mức lãi suất cho vay thì chỉ còn tự mình tìm những cách khác để vẫn đạt được lợi nhuận và vẫn cho vay thành công.

Đó là cho vay không đảm bảo các điều kiện tín dụng, vốn phải đảm bảo các điều kiện khắt khe chặt chẽ, qua nhiều vòng thẩm định mới có thể giải ngân. Nhưng vì mức lãi suất không được ưu đãi, NH liền thu hút bằng cách bất hợp lý trong điều kiện cho vay như vậy. Điều này rủi ro thực sự rất cao, xuất hiện những hợp đồng vay nghìn tỷ không thể thu hồi như Vinashin, Vinalines, EVN, ... hậu quả là NH rơi vào tình trạng tỷ lệ nợ xấu cao. Có thể trong hoạt động kinh doanh thông thường, những hoạt động cạnh tranh như vậy có thể sẽ không xem là cạnh tranh trái luật, và hậu quả là doanh nghiệp gánh. Nhưng đối với ngành NH, chưa xét gì tới LCT, tại LCTCTD đã nêu rõ:

“Nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp, gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và lợi ích hợp pháp của các bên”. Hành vi đưa ra chiến lược cạnh tranh trên của NH được xem là bất hợp pháp theo quy định và gây tổn hại cho chính sách tiền tệ cũng như an toàn của cả hệ thống NH.

Bên cạnh các hành vi trên, thực tế còn ghi nhận những trường hợp tưởng như hiếm gặp như là: Một số NH thương mại dùng tiền của NH ủy thác cho nhân viên đi tới gửi ở những NH khác vì lãi suất chênh lệch (trường hợp của NH Thương mại Cổ phần Á Châu). Hành vi này nếu xét về bản chất thì đó là CTKLM vì NH Thương mại Cổ phần Á Châu đã đi ngược với chức năng vốn có của một NH, một trung gian tài chính, không những không huy động nguồn vốn dư thừa để cho các tổ chức cá nhân thiếu vốn vay mà lại lợi dụng lãi suất tiền gửi của NH khác đang bị đẩy lên cao tiến hành gửi tiền lấy lãi suất. Đây hoàn toàn không phải là hành vi một NH nên làm.

Một phần của tài liệu Pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)