Một số kết luận về thực tiễn thi hành pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng (Trang 57 - 62)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM

2.2 THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM

2.2.2. Một số kết luận về thực tiễn thi hành pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

Thông qua việc phân tích các diễn diễn của hoạt động cạnh tranh trong LVNH trong thời gian qua, có thể nhận thấy thực tiễn thi hành PLCT trong LVNH vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cụ thể:

Thứ nhất, đó là sự phân biệt đối xử của nhà nước giữa các NH thương mại nhà nước và NH thương mại cổ phần thông thường. Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn tới tương quan cạnh tranh của ngành NH. Chính phủ đã từng đưa ra khẳng định chiến lược phát triển ngành NH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là “các NH thương mại Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trên thị trường NH Việt Nam”. Thực tế sau đó cho thấy trong tương quan cạnh tranh của ngành, đặc biệt là khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, cung ứng các dịch vụ NH hiện đại vào kinh doanh thì dường như các NH thương mại cổ phần lại luôn là lực lượng đi trước. Đồng thời thực tiễn hoạt động của các NH thương mại nhà nước phải gánh vác trách nhiệm nhiều nhưng hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước thực sự không cao đã gây nên sức ép đáng kể cho vị trí chủ đạo của các NH thương mại nhà nước. Cũng giống như các nước Trung và Đông Âu trong giai đoạn trước đây, các NH thương mại nhà nước ở Việt Nam trong thời gian khá dài phải thực hiện nhiều trọng trách xã hội do

Nhà nước giao, cho vay theo chỉ định của Chính phủ, nhưng khả năng thu hồi vốn từ hoạt động cho vay này là rất khó khăn.

Ngoài ra, NH Nhà nước đôi khi có những đối xử “ưu đãi” với các NH thương mại nhà nước hoặc nhà nước chiếm đa số vốn điều lệ. Ví dụ cho điều đó là “ấn” gói tín dụng 30.000 tỷ cứu thị trường bất động sản cho các NH này. Theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/05/2013 của NH Nhà nước quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ. Nhưng điều này cũng dấy lên nhiều ý kiến đối với dư luận xã hội là những NH được cung cấp tín dụng cứu thị trường bất động sản liệu rằng có đủ năng lực để đảm đương trọng trách cứu thị trường bất động sản?

Thực tiễn này dẫn đến hệ quả, các NH thương mại nhà nước hoặc các NH thương mại nhà nước sau cổ phần hóa vẫn được dành những chính sách ưu tiên và đương nhiên dành được thế mạnh “một cách không xứng đáng”. Sự phân biệt đối xử trong chính sách này nếu không được cải thiện thì cũng sẽ rất khó bảo đảm được môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng. Và dường như các NH thương mại cổ phần khác sẽ không được đặt ngang hàng, dùng đúng năng lực để tồn tại và phát triển trên thị trường. Đương nhiên việc thực hiện chính sách tiền tệ là vô cùng quan trọng và chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò vì mục đích xã hội mà các NH thương mại nhà nước được hướng tơi. Nhưng trên góc nhìn cạnh tranh của thị trường, nhà nước phải làm hài hòa khi đối xử với các NH thương mại, để không để lại định kiến trong mắt mọi người.

Thứ hai, các NH ở Việt Nam dường như không độc lập hoạt động, điều này có lẽ được xuất phát từ đặc điểm ngành nghề mang lại. Ngành NH thì có hiệp hội NH Việt Nam, điều này có khá nhiều lợi ích đối với các NH. Khi tham gia vào hiệp hội, các thành viên có thể nhận sự giúp đỡ từ nhau. Nhưng cũng không loại trừ được việc các thành viên của hiệp hội đưa ra các thỏa thuận về HCCT. Nếu các NH trong hiệp hội này bắt tay với nhau thống nhất đưa ra những thỏa thuận nào đấy thì bất lợi có thể không nằm ở riêng mỗi khách hàng mà là cả nền kinh tế này.

Thứ ba, một vấn đề khá vướng mắc ở thị trường NH ở Việt Nam mà vẫn chưa có hướng giải quyết nào là bối cảnh nước ta luôn biến động. Điển hình là chính sách của cơ quan hành pháp bị thay đổi thường xuyên đi kèm là nhiều vấn đề chưa được nhất quán dẫn đến chưa triệt để khắc phục được nhiều vướng mắc trên thực tiễn. Trong

quá trình quản lý thị trường NH, Nhà nước thường xuyên có các biện pháp “can thiệp hành chính” vào thị trường đã làm cho hoạt động của thị trường không tuân theo quy luật của thị trường. Đây là kẽ hở để cho các NH thương mại lợi dụng chính sách để có các hành vi CTKLM.

Quyết định này của NH Nhà nước dẫn đến các hệ quả: i) Các NH thương mại được xếp “hạng trên”, tức là tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cao “tự nhiên” có được vị thế xứng đáng trên thị trường mà không cần bỏ nhiều công sức ra để cạnh tranh phải tốn nhiều công sức để chứng minh với thị trường, với đối tác, với khách hàng; ii) Các NH thương mại ở “hạng dưới” thì lại bị cơ quan quản lý nhà nước phân biệt đối xử, không được cạnh tranh công bằng, dựa vào năng lực thực sự của từng NH thương mại; iii) Các NH thương mại tự nói xấu nhau, các NH hạng dưới “bị” nói xấu, bị gièm pha nhiều hơn nên đã ảnh hưởng ít nhiều đến vị thế, uy tín nhưng không thấy có sự phản ứng của NH Nhà nước; iv) Dư luận xã hội đặt câu hỏi có hay không việc “đi đêm” hay

“lợi ích nhóm” trong việc phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng này và một sự thật hiển nhiên là NH Nhà nước khó có thể giải thích được câu hỏi là có hay không; v) Gián tiếp tạo cơ hội cho môi trường CTKLM, công bằng.

Thứ tư, các chuẩn mực đạo đức và tập quán trong kinh doanh vẫn chưa có cơ chế áp dụng trong kinh doanh NH. Vấn đề đạo đức kinh doanh NH ở Việt Nam cho thấy, trước khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, vấn đề đạo đức kinh doanh NH không được đặt ra, nó được đồng nhất với đạo đức công vụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ “cấp phát vốn” của công chức NH. Sau khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh NH phải tuân theo quy luật vốn có của kinh tế thị trường, và theo đó, những chuẩn mực đạo đức kinh doanh cũng dần được xã hội yêu cầu và để thành công trong kinh doanh, các NH từng bước xác lập các giá trị kinh doanh.

Thực tiễn cho thấy, việc thực hành đạo đức kinh doanh NH của NH phụ thuộc vào đạo đức của người quản lý, điều hành của chính NH thương mại đó. Người quản lý điều hành NH chính là lực lượng cụ thể hóa các giá trị cốt lõi của NH và đưa nó vào trong thực tiễn thông qua các quyết định quản lý kinh doanh. Điều đó có nghĩa là, hành vi đạo đức kinh doanh của NH được thực hiện và đánh giá thông qua hành vi của người quản lý điều hành, là tấm gương phản chiếu giá trị cốt lõi của mỗi NH. Trong khi đó, đạo đức kinh doanh NH dễ bị tha hóa do tác động của lợi nhuận, lòng tham và

sự chi phối của các nhóm lợi ích hơn so với những lĩnh vực kinh doanh khác. Khác so với những lĩnh vực kinh doanh khác, quá trình làm việc thường ngày của cán bộ NH có đặc điểm là thường xuyên tiếp xúc với những tài sản có giá trị lớn. Những giá trị tài sản này có mối liên hệ mật thiết với việc ra quyết định của cán bộ NH, do vậy, trong nhiều trường hợp chỉ cần không vững tâm trong công việc, cho qua hoặc chỉ là tiếp tay hoặc bỏ qua những lỗi của khách hàng, cán bộ NH có thể thu được khoản tiền “thù lao” xứng đáng. Do vậy, nếu đạo đức kinh doanh NH không được thường xuyên rèn luyện, hun đúc sẽ dễ bị tham hóa, bị cám dỗ.

Nghiên cứu về các cấp độ của đạo đức kinh doanh NH của các nước cho thấy, có hai cấp độ quy định “Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh” cấp ngành thông qua Hiệp hội NH và cấp độ ở từng NH. Tuy nhiên, thực tiễn ở Việt Nam, Hiệp hội NH chưa có quy định hoặc khởi xướng việc xây dựng “Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh” cho các Hội viên. Các NH ở Việt Nam cũng đang trong giai đoạn định hình các giá trị cốt lõi làm thước đo cho việc thực hiện “trách nhiệm xã hội” mà một NH nên có. Như vậy, việc hình thành chuẩn mực đạo đức kinh doanh NH với ý nghĩa là “quy tắc xử sự chung được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong quá trình kinh doanh” trên thị trường NH vẫn còn nằm trong giai đoạn “hứa hẹn”, vì thị trường NH Việt Nam đang trong giai đoạn tái cấu trúc mạnh mẽ, những giá trị tích lũy của thị trường NH trong giai đoạn trước đây chưa đủ để tích lũy hình thành các chuẩn mực đạo đức kinh doanh NH.

Thứ năm, dưới tốc độ phát triển thần tốc của khoa học công nghệ, hiện nay xã hội đang dần quen với các khái niệm 3.0; 4.0 rồi trí tuệ nhân tạo AI, … Bất kỳ lĩnh vực nào nếu không nhanh chóng đổi mới, tiếp thu những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến thì sẽ bị bỏ lại đằng sau. NH cũng vậy, các NH phải tự đổi mới chính mình, biết cách tiếp cận và áp dụng khoa học-công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để đẩy mạnh hoạt động cung cấp dịch vụ NH cho nhân dân. Từ những đổi mới đó mà từng bước giúp NH tăng số lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp ra thị trường. Nhưng cũng chính vì hoạt động kinh doanh đa dạng khiến vấn đề nhận diện hành vi CTKLM trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Lấy việc kinh doanh các hoạt động NH truyền thống như nhận tiền gửi, thanh toán, tín dụng là trọng tâm, sau đó các NH sẽ tìm cách để tiến hành mở rộng công việc cung cấp dịch vụ NH theo hướng đa năng hơn dựa trên cơ sở là tiềm lực của NH và nhu cầu của khách hàng. Nhưng điều này lại không đơn thuần chỉ là hoạt động mở rộng kinh doanh mà còn dẫn đến hoạt động cạnh tranh khốc liệt

hơn, dễ dẫn tới hành vi CTKLM. Điều đó có nghĩa là, hành vi CTKLM trong hoạt động NH có độ “tràn” rất lớn, bên cạnh ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của thị trường thì còn tác động nghiêm trọng tới việc thực thi “chính sách tiền tệ quốc gia”.

Nói một cách khác, nếu thành công ngăn chặn hành vi CTKLM trong LVNH sẽ tác động lớn vào việc bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu Pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)