CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM
3.3.1. Đối với cơ quan quản lý cạnh tranh
Thứ nhất, thực hiện nâng cao vai trò của cơ quan Nhà nước
Để hoạt động cạnh tranh của các NH đảm bảo được tính lành mạnh, cạnh tranh tự do nhưng đúng luật thì không thể bỏ qua vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh.
Điều quan trọng là phải nâng cao hơn nữa vai trò quản lý của các cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực cạnh tranh từ việc kiểm soát ban đầu cho tới hoạt động xử lý vi phạm PLCT.
Theo quy định tại LCT 2018 thì UBCTQG là cơ quan trực thuộc “Bộ Công thương” nhưng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hay cơ cấu tổ chức lại do chính phủ quy định. Cạnh tranh là hoạt động mang phạm vi rộng bao hàm nhiều lĩnh vực, vì vậy
Việt Nam có thể dần đi theo hướng là tách hẳn cơ quan quản lý cạnh tranh ra khỏi Bộ Công thương thành cơ quan dưới quản lý trực tiếp của Chính phủ. Điều này có thể nâng cao tính độc lập cho cơ quan quản lý cạnh tranh hoạt động hiệu quả hơn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, vai trò của UBCTQG có thể được xem là quan trọng nhất từ việc tham mưu tới việc tiến hành giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hê cạnh tranh như kiểm soát TTKT, quyết định miễn trừ đối với các thỏa thuận HCCT rồi giải quyết các vấn đề khiếu nại hay tố tụng cạnh tranh. Mang trên mình một loạt chức năng quan trọng như vậy để nâng cao được hiệu quả quản lý của cơ quan quản lý cạnh tranh thì bên cạnh yếu tố về hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ cạnh tranh yếu tố con người cũng ở một vị trí chủ đạo nhất, mang tính quyết định tới hiệu quả của các quy phạm luật đã ban hành. Vấn đề chất lượng của nguồn nhân lực trong thực thi PLCT phải được chú trọng đặc biệt. Thị trường luôn biến động, các hành vi cạnh tranh luôn mới, chính vì vậy, Bộ Công thương nên có biện pháp thích hợp để quan tâm và đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là các cán bộ điều tra viên thực hiện nhiệm vụ điều tra. Kết hợp với đó là Tòa án Nhân dân Tối cao cũng phải đưa ra biện pháp để bồi dưỡng nên những thẩm phán trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng khi giải quyết những vụ kiện liên quan đến bồi thường thiệt hại mà cạnh tranh mang lại.
Đồng thời, liên quan đến quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực NH cũng phải đề cao vai trò của cơ quan chuyên ngành. Tiến hành phân chia và làm rõ trách nhiệm của những cơ quan nhà nước có liên quan tới quản lý cạnh tranh trong LVNH, đặc biệt phân quyền rõ từ UBCTQG cho tới NH Nhà nước để việc quản lý vừa hiệu quả lại tránh được trùng lặp. Nhưng dù là phân tách rõ ràng trách nhiệm nhưng vẫn có sự liên kết chặt chẽ với nhau giữa cơ quan quản lý chung và cơ quan chuyên ngành trong hoạt động kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời khi có vi phạm. Có như vậy mới phát huy được vai trò cũng như sự vận hành có hiệu quả của một cơ quan quản lý nhà nước.
Thực tiễn cho thấy hoạt động xử lý vi phạm chưa thực sự hiệu quả, khi mà thực tế thị trường thì phức tạp nhưng cơ quan quản lý tiếp nhận và xử lý đối với các trường hợp vi phạm là quá ít. Bởi vậy, nên có những chính sách khuyến khích khiếu nại, tố cáo để nhanh chóng tiếp nhận thông tin từ nhân dân để từ đó kịp thời xử lý. Phải xử lý từ những vấn đề nhỏ nhất một cách nghiêm túc nhất thì mới có câu chuyện hiệu quả khi xử lý những tình huống có mức độ nghiêm trọng cao.
Thứ hai, hỗ trợ các ngân hàng trong quá trình thực thi pháp luật
Thực tiễn cho thấy các NH khi thực hiện các hoạt động liên quan đến cạnh tranh nhất là việc tiến hành thỏa thuận với nhau để đưa ra những thống nhất mang tính ổn định cho ngành lại gặp khó khăn khi soi chiếu đến các quy định của LCT. Hay việc các NH tiến hành sáp nhập, hợp nhất với nhau để bước qua những giai đoạn khó khăn cũng như được chỉ đạo từ phía NH Nhà nước. Tất cả những hoạt động nêu trên có thể gây khó khăn cho các NH trong việc làm thủ tục xin miễn trừ hay thực hiện thông báo TTKT chẳng hạn, một số quy định rõ ràng nhưng một số quy định lại chưa có tính định lượng, lúc này đòi hỏi việc hỗ trợ từ cơ quan quản lý cạnh tranh trong quá trình thực thi pháp luật.
Xây dựng một đội ngũ nhân sự vừa có am hiểu sâu sắc tới nội dung và việc áp dụng quy phạm luật là sự nhiêt tình, tận tâm trong hướng dẫn thi hành. Nên có một bộ phận các cán bộ có chức năng hỗ trợ giải thích pháp luật và hướng dẫn cho các NH nói riêng và các chủ thể khác trong nền kinh tế nói chung. Nói cách khác là đẩy mạnh công tác giải thích pháp luật. Phát huy quyền giải thích pháp luật của tòa án và Cơ quan quản lý cạnh tranh, NH Nhà nước trong việc xác định và giải quyết vụ việc cạnh tranh trong LVNH của các NH; thừa nhận và áp dụng án lệ như một loại quy phạm quan trọng trong xử lý vi phạm về cạnh tranh LVNH.
Thứ ba, tổ chức tuyên truyền và giáo dục pháp luật
Một trong những chủ trương quan trọng hàng đầu của cơ quan thực thi Luật là
“tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật”. Với mục đích là tăng sự hiểu biết về pháp luật tới các chủ thể kinh doanh và người tiêu dùng, nhằm giảm thiểu vi phạm và nâng cao khả năng tự vệ cho các chủ thể.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các biểu hiện của hành vi CTKLM, hậu quả của CTKLM cũng như các chế tài đối với hành vi CTKLM đối với thị trường NH cũng như bản thân từng NH. Có thể thông qua những buổi tọa đàm, hội nghị có sự tham gia của cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Nâng cao nhận thức cũng như hiểu biết về LCT, trong đó có quyền cạnh tranh và nghĩa vụ tuân thủ PLCT cho các chủ thể kinh doanh, người tiêu dùng. Mặc dù việc phổ biến kiến thức chưa bao giờ là dễ dàng trong tất cả các lĩnh vực pháp luật không riêng gì lĩnh vực cạnh tranh. Cơ quan quản lý cạnh tranh cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp tuyên truyền đa dạng với nội dung dễ hiểu ví dụ xây dựng một trang web
hiệu quả và tương tác hơn, tránh việc người dân vào hỏi lại không có cán bộ quản lý trang tiến hành giải đáp.