Đối với chính các ngân hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng (Trang 72 - 80)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM

3.3.3. Đối với chính các ngân hàng

Các yếu tố khác dường như chỉ mang tính khách quan còn việc nâng cao nhận thức và ý thức trong việc tuân thủ pháp luật mới là yếu tố chủ quan quyết định đến hiệu quả của quy phạm pháp luật. Các NH phải tự mình có những nhận thức đúng đắn trên nguyên tắc tuân thủ các chính sách cũng như quy định mà cơ quan nhà nước ban

hành. NH tiến hành mở các buổi đào tạo cho cán bộ nhân viên của mình để bên cạnh đào tạo nghiệp vụ thì còn đào tạo và phổ biến những kiến thức liên quan đến pháp luật.

Tự NH cũng nên xây dựng đường dây nóng để tiếp nhận ý kiến từ khách hàng bởi NH thường có hệ thống các văn phòng cũng như chi nhánh rộng khắp cả nước. Để đảm bảo các văn phòng, chi nhánh luôn luôn tuân thủ các chính sách phía trên đề ra cũng như tuân thủ pháp luật thì cần có biện pháp quản lý hữu hiệu tranh ảnh hưởng đến hình ảnh của NH.

Đồng thời các NH cũng phải biết nâng cao khả năng bị bảo vệ mình, bởi nếu các NH đều có biện pháp “tự phòng thân” thì chắc chắn các vi CTKLM sẽ giảm. Phải tự biết ưu thế của mình trong hoạt động cạnh tranh là ở đâu, không chạy theo một cách mù quáng các hoạt động CTKLM. Tự có các biện pháp bảo vệ bí mật kinh doanh của mình và tuân thủ nguyên tắc hoạt động của các NH.

PHẦN KẾT LUẬN

Cạnh tranh trong LVNH là hoạt động tất yếu mà kinh tế thị trường đem lại.

Việc điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động cạnh tranh của LVNH là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Vậy nên không chỉ dừng lại ở quá trình áp dụng tổng thể không chỉ các quy định LCT trong LVNH mà còn cả việc nâng cao nhận thức và thực hành trách nhiệm xã hội của tổ chức tín dụng nói chung và các NH nói riêng, xác lập nên nền tảng đạo đức, văn hóa kinh doanh NH đi cùng là quyền giải thích pháp luật của Tòa án cũng như Cơ quan quản lý cạnh tranh và NH Nhà nước khi xác định, điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh trong LVNH. Vấn đề đặt ra là hoàn thiện cơ sở pháp lý về PLCT trong LVNH là giải pháp được ưu tiên hàng đầu.

Từ kết quả nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp trên, tôi rút ra được một số kết luận cơ bản sau:

1. PLCT nói chung, PLCT trong LVNH nói riêng là vấn đề vô cùng sâu rộng và phức tạp. Bởi đây là ngành đặc biệt có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của quốc gia, nên mức độ an toàn và niềm tin nhân dân với hệ thống tín dụng nói chung và các NH nói riêng là thứ ưu tiên đặt lên hàng đầu.

Từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, hoạt động cạnh tranh trong LVNH sẽ ảnh hưởng tới độ an toàn của hệ thống tín dụng. Bởi nếu không cẩn thận, sự CTKLM của các NH sẽ làm thị trường tài chính trở nên bất ổn gây nguy cơ khủng hoảng nền kinh tế, có lẽ cũng vì nguyên nhân này mà suốt một thời gian dài, rất nhiều quốc gia đã không áp dụng quy chế cạnh tranh đối với các NH. Tuy vậy, với tốc độ phát triển ngày nay kèm xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa và tự do hóa thị trường thì cạnh tranh là không thể tránh khỏi, chính vì thế bảo đảm quyền hoạt động và cạnh tranh trong hoạt động NH được thừa nhận như một thực tế khách quan. Cho nên áp dụng LCT trong LVNH được xem là điều tất yếu, không những thế còn phải có những quy định về PLCT dành riêng cho LVNH.

2. Ở Việt Nam, thời điểm Nhà nước thừa nhận mô hình NH hai cấp cũng được xem là thời điểm chính thức hình thành của thị trường NH. Hiện nay, các quy định về PLCT trong LVNH ở Việt Nam chỉ mới dừng lại ở những nguyên tắc chung là

“nghiêm cấm hành vi”. Thực tiễn hoạt động xử lý CTKLM tại cơ quan quản lý cạnh tranh thì chưa có một NH nào bị xử lý vì vi phạm PLCT. Song, diễn biến trên thị

trường NH ở Việt Nam lại phản ánh hiện thực khách quan, trong hoạt động NH đã bắt đầu xuất hiện các hành vi cạnh tranh nguy hiểm. Nếu vi phạm phát sinh thì ngăn chặn và “xử lý vi phạm hành chính” là các thức chính để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề. Về cơ bản có thể nhận thấy, cách thức xử lý như trên chưa đủ mạnh mẽ để làm các chủ thể trên nền kinh tế “sợ”. Đồng thời phải nâng cao sự kết hợp của và NH Nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.

3. Từ diễn biến của hoạt động cạnh tranh trong LVNH thời gian qua kết hợp với thực tiễn tốc độ phát triển của thị trường nói chung và ngành NH nói riêng cho thấy, đã đến lúc cơ quan lập pháp cần nghĩ đến việc xây dựng những quy định mang tính chuyên ngành để điều chỉnh. Giải pháp hữu hiệu và quan trọng là xây dựng nên các quy phạm PLCT trong điều chỉnh hoạt động cạnh tranh của LVNH, đặt nền móng cho việc giải quyết hiệu quả các quan hệ phát sinh trong hoạt động cạnh tranh của các NH điển hình là công tác chống hành vi HCCT và CTKLM trong lĩnh vực NH.

Kết hợp với cơ quan lập pháp thì cơ quan hành pháp - Chính phủ, phải kịp thời xây dựng những Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành đối với hành vi CTKLM làm tiền đề cho hoạt động nhận diện hành vi CTKLM trong nền kinh tế.

Đồng thời, Nghị định cũng phải thể hiện rõ thẩm quyền và trách nhiệm của Cơ quan quản lý cạnh tranh tiêu biểu có quyền giải thích hoặc quy định tiêu chuẩn để xác định một hành vi cạnh tranh được xem là CTKLM lúc nào.

Trên cơ sở quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành LCT, NH Nhà nước cũng phải kết hợp để ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết về hoạt động cạnh tranh trong LVNH.

Danh mục tài liệu tham khảo:

1. Báo cáo đánh giá 10 lĩnh vực của Cục Quản lý Cạnh tranh Bộ Công thương năm 2010.

2. Nguyễn Ngọc Bích, “Đạo kinh doanh” phải hun đúc từ đạo đức xã hội, truy cập ngày Thứ Bảy, 04/08/2007, 15:44 (GMT+7), <http://tuoitre.vn/Kinh-te/Tai-chinh- Chung-khoan/Doanh-Nghiep-niem-yet/213607/%E2%80%9CDao-kinh-

doanh%E2%80%9D-phai-hun-duc-tu-dao-duc-xa-hoi.html

3. Bộ Công thương, Cục Quản lý cạnh tranh, Báo cáo TTKT tại Việt Nam: hiện trạng và dự báo, Hà Nội tháng 1 năm 2009.

4. Chỉ thị 2006/48/EC ngày 14/06/2006 của Châu Âu Nghị Viện và Hội Đồng Châu Âu Về việc thành lập và triển khai hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

5. Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, sách chuyên khảo, Nxb Chính trị quốc gia.

6. Vũ Trọng Dung (2011), “Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong việc điều chỉnh hành vi của con người”, Thông tin Khoa học xã hội số 8 năm 2011

7. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên II, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) phối hợp cùng Ủy ban Châu Âu thực hiện số ASIE/2003/00711, SERV 3 “Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng”, Báo cáo về các quy định liên quan đến cạnh tranh trong lĩnh vực NH, Bản cuối cùng, Hà Nội ngày 15/12/2006.

8. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên II, Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ NH đối với cạnh tranh trong lĩnh vực NH, Hà Nội, 2006.

9. Quách Thị Hương Giang (2011), Chế tài đối với hành vi CTKLM theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Viên Thế Giang (2013), “Trách nhiệm xã hội của NH thương mại – giải pháp chống CTKLM trong hoạt động NH”, Nghiên cứu Lập pháp số số 24, tháng 12/2013, tr.36-42.

11. Viên Thế Giang (2009), “Vấn đề cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong Dự thảo LCTCTD”, Nghiên cứu Lập pháp số 15(152).

12. Viên Thế Giang (2012), “Hoàn thiện pháp luật về hành vi CTKLM trong hoạt động NH”, Nghiên cứu Lập pháp số 15.

13. Viên Thế Giang (2013), “Chống CTKLM trong hoạt động NH nhìn từ góc độ đạo đức kinh doanh”, Nhân lực Khoa học xã hội số 2, tr. 13 – 19.

14. Bùi Xuân Hải (2003), “Về mục tiêu và phạm vi điều chỉnh của LCT”, Khoa học pháp lý số 4.

15. Hệ thống toàn văn cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO và lộ trình thực hiện, Nxb Lao động xã hội, 2007.

16. Hiệp định Thương mại Việt Nam Hoa Kỳ.

17. Nguyễn Hữu Huyên (2004), LCT của Pháp và Liên minh Châu Âu, Nxb Tư pháp, Hà Nội

18. Jean-Paul Valette, Pháp luật về quản lý các thị trường tài chính, sách dịch trong khuôn khổ Dự án hợp tác Việt – Pháp “Hỗ trợ Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế” do Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế thực hiện, Nxb Chính trị quốc gia 2007.

19. Nguyễn Như Phát và Trần Đình Hảo (Đồng chủ biên, 2001), Cạnh tranh và xây dựng PLCT ở Việt Nam hiện nay, Sách tham khảo, Nxb Công an nhân dân.

20. Nguyễn Như Phát và Bùi Nguyên Khánh (2001), Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

21. Nguyễn Kiều Giang (2007), “CTKLM trong lĩnh vực NH – nhìn từ góc độ pháp lý”, Luật học số 12

22. Ngô Quốc Kỳ (2002), “Điều chỉnh cạnh tranh giữa các NH trong cung ứng vốn cho nền kinh tế”, Nghiên cứu Lập pháp số 8

23. Kiều Hữu Thiện (2012), CTKLM trong hệ thống NH thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, NXB Giao thông vận tải tr.160.

Một phần của tài liệu Pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)