CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.2. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.2.1. Khái niệm pháp luật về hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ
1.2. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.2.1. Khái niệm pháp luật về hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ
Có thể thấy phương thức TTQT bằng tín dụng chứng từ với những vai trò ưu việt, nổi trội, cùng với việc các hợp đồng được thanh toán bằng thư tín dụng hầu hết là các hợp đồng có giá trị vô cùng lớn, đòi hỏi các chứng từ, tài liệu phải được xem xét một cách kỹ càng, tuân thủ quy trình nghiêm ngặt thì những quy chuẩn pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ là vô cùng quan trọng.
Sự điều chỉnh của pháp luật với hoạt động TTQT bằng tín dụng chứng từ tạo môi trường và chuẩn mực pháp lý đảm bảo cho các quan hệ thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện trong vòng trật tự phù hợp với lợi ích của nhà nước và xã hội.
“Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi
nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội…” [2].
Như vậy, từ định nghĩa về hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ và định nghĩa về pháp luật, có thể đưa ra khái niệm pháp luật về hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ: Pháp luật về hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ là tổng hợp các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các bên thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng.
Hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ chịu sự điều chỉnh của pháp luật về hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ. Các quy tắc này có thể do nhà nước ban hành hoặc nhà nước thừa nhận những quy tắc do các chủ thể khác ban hành – điều này là rất phổ biến ở pháp luật về hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ bởi hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ là hoạt động gắn liền với thương mại quốc tế, do đó nó cần chịu sự điều chỉnh của cả các điều ước quốc tế, tập quán hay thông lệ quốc tế và các nguồn luật khác không phải do nhà nước ban hành nhưng được thừa nhận bằng cách tham gia hoặc công nhận. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các bên thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng, nó liên quan đến vấn đề chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia, các vấn đề trong quy trình thanh toán, chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán, giải quyết tranh chấp hay xử lý vi phạm pháp luật về thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ.
Cũng như các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội khác, các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ tín dụng chứng từ cũng được chứa đựng trong các nguồn luật.
“Nguồn pháp luật là những hình thức thể hiện các quy tắc bắt buộc chung được nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý để áp dụng vào việc giải quyết các sự việc trong thực tiễn pháp lý và là phương thức tồn tại trên thực tế của các quy phạm pháp luật” [2]
Như vậy, nguồn của pháp luật về hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ là nơi chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ.
Quan hệ thanh toán tín dụng chứng từ là quan hệ thương mại quốc tế, do đó, nguồn của pháp luật thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ bao gồm pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.
Pháp luật quốc tế:
Pháp luật quốc tế điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ là hệ thống các quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thanh toán tín dụng chứng từ. Pháp luật quốc tế điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ bao gồm các điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế, án lệ quốc tế và các nguồn luật quốc tế khác điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ.
Mặc dù hoạt động TTQT ra đời và phát triển là xu thế tất yếu của quá trình toàn cầu hóa, nhưng vẫn chưa có điều ước quốc tế nào quy định cụ thể về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Do đó, để hoạt động TTQT bằng thư tín dụng được thực hiện theo khuôn khổ, các chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế đã xây dựng các tập quán, thông lệ quốc tế và đưa vào sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Một số quy định quốc tế về hoạt động toán bằng thư tín dụng:
(1) Quy tắc và thực hành thống nhất về thư tín dụng (UCP): là tập hợp các tập quán và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực thư tín dụng, được soạn thảo bởi các nhà thực hành mà chủ yếu là ngân hàng dưới sự chủ trì của phòng thương mại quốc tế (ICC) vào năm 1993 và được sửa đổi nhiều lần.
Việc áp dụng các quy định của UCP được quyết định bởi các bên trong giao dịch thương mại và ngân hàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ngân hàng trung ương của một số nước có thể can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp để các thư tín dụng phải bị điều chỉnh bởi các UCP. Ví dụ như Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) trong quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm ban hành kèm theo quyết định 711/2001/QĐ-NHNN quy định “việc mở L/C trả chậm để nhập khẩu
hàng hóa phải đảm bảo phù hợp với… quy tắc thực hành thống nhất về thư tín dụng của phòng thương mại quốc tế”.
(2) Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng (ISBP): đây là tập quán tiêu chuẩn quốc tế nhằm kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng. Người kiểm tra chứng từ có thể thực hiện các công việc của mình phù hợp với tập quán mà đồng nghiệp của họ đang sử dụng trên toàn thế giới. Nhờ đó giảm đi đáng kể một lượng chứng từ bị từ chối thanh toán do có sự khác biệt khi xuất trình lần đầu tiên.
(3) Tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương (Incoterm). Phiên bản mới nhất là Incoterm 2020.
(4) Bản phụ chương UCP600 về việc xuất trình chứng từ điện tử: đây là bản diễn giải số 1.1 năm 2007 (eUCP – 20002) gồm 12 điều và có một số khác biệt với UCP.
(5) Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa ngân hàng theo thư tín dụng (URR525 – 1996): áp dụng cho các giao dịch hoàn trả giữa các ngân hàng, nhằm ràng buộc các bên tham gia trừ khi có sự thỏa thuận rõ ràng khác trong ủy quyền hoàn trả.
(6) Tập quán thư tín dụng dự phòng (ISP98): chỉ dùng cho loại thư tín dụng dự phòng và thường áp dụng ở thị trường Mỹ.
(7) Công ước Viên của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế.
Công ước này được ký kết tại Viên ngày 11/04/1980. Đây là nguồn luật chủ yếu điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay. Trong đó cũng có điều khoản quy định về thanh toán của các bên. Công ước này đã được Việt Nam gia nhập.
(8) (Uniform Law for Bill of Exchange) – ULB. Pháp tham gia công ước Geneva năm 1930, nhung chính thức áp dụng luật ULB vào năm 1930. Việt Nam là thuộc địa của Pháp lúc bấy giờ, nên cũng áp dụng luật này từ năm 1937 cho đến nay.
(9) Công ước Liên hợp quốc về hối phiếu và kỳ phiếu quốc tế (1988)
Ngoài ra trên thực tế, các ngân hàng giữa các nước cũng có các thỏa ước về các vấn đề liên quan tới hoạt động thanh toán, tiền tệ và tín dụng.
Pháp luật Việt Nam:
Pháp luật quốc gia điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ là các quy phạm pháp luật quốc gia điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ. Pháp luật quốc gia điều chỉnh hoạt động này bao gồm các văn bản pháp luật, án lệ của tòa án trong nước và các nguồn luật khác điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ.
Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt số 10/VBHN-NHNN ngày 22 tháng 02 năm 2019 có quy định: “thanh toán bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối hoặc các thỏa thuận quốc tế về thanh toán mà Việt Nam tham gia. Trong thanh toán quốc tế, trường hợp pháp luật Việt Nam chưa quy định thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu không trái với những nguyên tắc cơ bản của Việt Nam”.
Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định: “Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngân hàng được quyền thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại, bao gồm:
tập quán thương mại quốc tế do phòng thương mại quốc tế ban hành, tập quán thương mại khác không trái với pháp luật Việt Nam”.
Như vậy có thể thấy hiện tại, pháp luật Việt Nam đang quy định theo hướng mở để các chủ thể tham gia vào quá trình thanh toán L/C được tự do áp dụng tập quán và thông lệ chung của quốc tế.
Ngoài ra, còn có một số văn bản có các quy định ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ:
(1) Bộ luật dân sự 2015.
(2) Luật thương mại 2005.
(3) Luật các tổ chức tín dụng số 07/VBHN-VPQH ngày 12 tháng 12 năm 2017.
(4) Luật các công cụ chuyển nhượng 2005.
(5) Luật quản lý ngoại thương 2017.
(6) Pháp lệnh ngoại hối 2005 và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13.