Thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại việt nam hiện nay (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2. THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VIỆT NAM

2.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Việt Nam hiện nay

Theo như các phân tích ở trên, hoạt động TTQT bằng tín dụng chứng từ chưa thực sự được quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam, cũng chưa có một điều ước quốc tế nào quy định riêng cho vấn đề này, do đó, việc áp dụng pháp luật về TTQT bằng tín dụng chứng từ tại Việt Nam chủ yếu là dựa vào các quy định chung có liên quan như các quy định điều chỉnh về tiền tệ, ngân hàng, hoạt động thanh toán hay các tập quán, thông lệ quốc tế như UCP, ISBP…

Các NHTM là chủ thể rất quan trọng trong TTQT bằng tín dụng chứng từ, và cũng là chủ thể được điều chỉnh nhiều nhất bởi các quy định pháp luật, tập quán. Do đó, việc áp dụng pháp luật vào TTQT bằng tín dụng được thực hiện bởi các NHTM một cách nghiêm túc.

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương việt Nam và ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam là hai ngân hàng lớn và có tỷ trọng doanh thu trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ khá lớn tại Việt Nam.

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):

Trong những năm gần đây, mặc dù gặp phải rất nhiều sự cạnh tranh của các ngân hàng song doanh thu trong hoạt động TTQT bằng tín dụng chứng từ của Vietcombank tăng cao. Điều này xuất phát từ việc hiểu biết, nắm vững các kiến thức pháp luật, các tập quán, thông lệ quốc tế về TTQT bằng thư tín dụng để tư vấn cho khách hàng.

Trong việc áp dụng pháp luật, Vietcombank luôn quan tâm đến việc đào tạo kiến thức pháp lý cho các thanh toán viên, do vậy, nhân viên TTQT bằng tín dụng chứng từ tại Vietcombank luôn được nâng cao về kiến thức, nghiệp vụ, nhằm hạn chế các rủi ro, đặc biệt là rủi ro pháp lý trong xử lý chứng từ.

Bảng 2.1: Thời gian xử lý giao dịch thanh toán quốc tế bằng L/C tại Sở giao dịch Vietcombank [7].

Loại nghiệp vụ TTQT bằng L/C Thời gian tối đa hoàn tất giao dịch

Phát hành/tu chỉnh L/C 1 ngày

Kiểm tra bộ chứng từ xuất khẩu 1 ngày Thông báo kết quả kiểm tra bộ

chứng từ xuất khẩu

1 ngày

Kiểm tra bộ chứng từ nhập khẩu 1 ngày Thông báo/tu chỉnh L/C xuất khẩu 1 ngày

Gửi chứng từ đi đũi tiền ẵ ngày

Báo có tiền nhận được 1 ngày

Theo quy định của UCP600, thời hạn kiểm tra bộ chứng từ của mỗi ngân hàng là 5 ngày, tuy nhiên, để tối đa hóa quy trình làm việc, Vietcombank đã quy định từng nghiệp vụ chỉ được thực hiện từ nửa ngày đến 1 ngày, thời gian còn lại để gửi lên các bộ phận quyết định kiểm tra sai sót. Cách làm việc như vậy giúp ngân hàng hạn chế được rất nhiều rủi ro.

Để có thể cung cấp dịch vụ TTQT bằng tín dụng chứng từ một cách đồng bộ và chuyên nghiệp, Vietcombank đã xây dựng quy trình cụ thể trong tài liệu nội bộ, tuy nhiên các văn bản hướng dẫn này vẫn còn rời rạc và chưa theo hệ thống, một quy trình nhưng nhiều văn bản hướng dẫn kèm theo, khiến cho việc đồng bộ hoạt động thanh toán trở nên khó khăn.

Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra chứng từ thanh toán, ngân hàng vẫn gặp phải những sai sót. Trong năm 2003, đối với thư tín dụng xuất khẩu có đến 40% bộ

chứng từ xuất khẩu Việt Nam mà Vietcombank đóng vai trò là NHTB và xác nhận bị phía ngân hàng bạn thông báo có sai sót.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank):

Vietinbank cũng là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, có lợi thế rất mạnh trong mảng TTQT bằng tín dụng chứng từ. Điều này được thể hiện qua giá trị cam kết trong nghiệp vụ L/C tại Vietinbank trong các năm qua:

Bảng 2.2: giá trị cam kết trong nghiệp vụ L/C tại Vietinbank giai đoạn 2017 – 2020 [6].

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Tháng 6/2020 Tháng 12/2019 Tháng 12/2018 Tháng 12/2017 Giá trị

cam kết

37.931.128 34.487.895 52.935.903 55.316.608

Để thu được giá trị cam kết lớn như vậy, Vietinbank đã cố gắng không ngừng trong việc cải thiện kỹ năng xử lý các nghiệp vụ trong L/C. Cán bộ nhân viên tại Vietinbank luôn nỗ lực hết mình trong thực hiện nghiệp vụ một cách khoa học, hiệu quả, tư vấn cho khách hàng những vấn đề trong quy trình TTQT bằng tín dụng chứng từ theo đúng các quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.

Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu được quy định rõ ràng, chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, mặc dù ngân hàng đã áp dụng quy trình thanh toán điện tử hiện đại INCAS nhưng vẫn chưa hoàn thiện, dẫn đến nhiều sai sót xảy ra.

Bên cạnh các tổ chức cung ứng dịch vụ TTQT bằng tín dụng chứng từ, các chủ thể sử dụng dịch vụ TTQT bằng tín dụng chứng từ, cụ thể là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam đã thực hiện khá tốt các nghĩa vụ của mình, xuất trình bộ chứng từ phù hợp để được nhận thanh toán, giúp cho quy trình thanh toán được thực hiện thành công, bảo đảm uy tín của mình trên thị trường.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp chưa thực thi các quy định pháp luật tốt khiến cho quyền lợi của chính chủ thể đó không được phát huy. Cụ thể là trường hợp nhà xuất khẩu Việt Nam không xuất trình được bộ chứng từ phù hợp dẫn đến việc không được thanh toán:

Công ty A. tại tỉnh Thừa Thiên – Huế ký hợp đồng xuất khẩu cao su sang Pakistan. Để đảm bảo an toàn trong khâu TTQT công ty đã thỏa thuận với khách hàng sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Sau khi giao hàng, công ty A. làm thủ tục thanh toán. Tuy nhiên, ngân hàng từ chối thanh toán với lý do bộ chứng từ không phù hợp với các quy định của L/C. Không còn cách nào khác, Công ty A. buộc phải liên hệ trực tiếp với khách hàng đề nghị chấp nhận thanh toán. Vào thời điểm đó dịch covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, làm cho giá cao su trên thị trường rớt xuống rất thấp. Như một lẽ đương nhiên, khách hàng Pakistan đã từ chối chấp nhận thanh toán. Công ty A. cố gắng tìm cách bán lại lô hàng cho khách mới nhưng không thành công. Công ty quyết định chuyển lô hàng về lại Việt Nam nhưng cũng không thành công do luật pháp Pakistan quy định việc tái xuất một lô hàng nhập khẩu đã mở tờ khai hải quan phải có sự chấp thuận của khách hàng cũ mà khách hàng cũ lại đang tìm mọi cách gây khó khăn để công ty A.

buộc phải chấp nhận bán rẻ lô hàng. Công ty A. đứng trước nguy cơ thua lỗ, thậm chí mất lô hàng [1].

Như vậy, có thể thấy việc xuất trình phù hợp là rất quan trọng trong TTQT bằng tín dụng chứng từ, bên nhà xuất khẩu đáng nhẽ phải đảm bảo đúng quy định về các điều kiện của bộ chứng từ thì lại không làm được, dẫn đến thiệt hại là vô cùng nhiều. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng vụ việc này có thể xuất hiện từ hành vi của “người mua cố tình gài bẫy người bán bằng cách đưa vào các quy định của L/C một hoặc một số yêu cầu mà người bán không thực hiện được”

[1].

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại việt nam hiện nay (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)