CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VIỆT NAM
3.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ
Vì việc áp dụng pháp luật về hoạt động TTQT bằng tín dụng chứng từ là vấn đề cá biệt của các chủ thể, mỗi chủ thể trong quan hệ TTQT bằng tín dụng chứng từ đều có trách nhiệm khác nhau. Do đó, để phát huy hiệu quả thi hành pháp luật về TTQT bằng tín dụng chứng từ một cách có hiệu quả nhất, em xin được đưa ra các kiến nghị cho từng loại chủ thể:
3.2.2.1. Đối với Ngân hàng nhà nước
Hướng dẫn việc thực hiện pháp luật của các tổ chức tín dụng một cách hiệu quả: Sau khi Nhà nước ban hành các quy định về hoạt động TTQT bằng tín dụng chứng từ, NHNN cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng về các quy
định mới. Đảm bảo cho các quy định đó được thực hiện một cách chuẩn xác trên thực tế.
Thực hiện thanh tra, giám sát hoạt động TTQT bằng tín dụng chứng từ của các tổ chức tín dụng một cách công khai, minh bạch: các hợp đồng TTQT bằng tín dụng chứng từ được thực hiện bởi nhiều bên và thường có giá trị rất lớn. Do đó, việc thanh tra, giám sát của NHNN đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ này là rất quan trọng. Việc thanh tra, giám sát của NHNN đối với việc áp dụng pháp luật về hoạt động TTQT bằng tín dụng chứng từ vừa giúp các tổ chức tín dụng nhận biết được các sai phạm để kịp thời sửa chữa và giúp xử lý các vi phạm, nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên.
3.2.2.2. Đối với các tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ
Ban hành, bổ sung, hoàn chỉnh các quy chế, quy trình hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán bằng tín dụng chứng từ: các tổ chức tín dụng cần chủ động ban hành, sửa đổi bổ sung các quy định nội bộ về quy trình, thủ tục TTQT bằng tín dụng chứng từ tại tổ chức mình và dựa trên cơ sở hệ thống pháp luật đã có. Trong đó cần hệ thống hóa, quy định rõ từng công đoạn cần phải làm gì, trách nhiệm thuộc về ai, hồ sơ gồm những gì và thời hạn thực hiện cho từng công đoạn. Điều này giúp cho việc áp dụng pháp luật hiệu quả hơn và giúp đồng bộ hóa các nghiệp vụ ngân hàng trên toàn hệ thống, tránh rủi ro có thể xảy ra.
Tổ chức đào tạo nghiệp vụ thường xuyên đến hệ thống nhân sự: cần chủ động, liên tục mở các khóa huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ, cập nhật các quy định có liên quan về hoạt động TTQT nói chung và hoạt động thanh toán L/C nói riêng. Nhằm giúp cho các cán bộ nắm được các quy định pháp quốc tế và cả pháp luật Việt Nam, từ đó nâng cao khả năng linh động trong giải quyết các vấn đề phát sinh.
Sau khi áp dụng các quy định pháp luật trên thực tế, có vấn đề gì phát sinh cần đóng góp để hoàn thiện hệ thống pháp luật: trên thực tế, dù các nhà làm luật có nghiên cứu kỹ đến đâu thì cũng không thể tránh khỏi các thiếu sót khi đưa ra các quy định pháp luật. Do đó nhiệm vụ của các tổ chức tín dụng khi áp dụng các quy định đó là nhận biết những nhu cầu của mình và thiếu sót của pháp luật, đưa ra đề
xuất giải quyết. Điều này giúp cho hoạt động lập pháp ngày càng hoàn thiện và thể hiện được tính dân chủ trong mọi hoạt động của quốc gia.
Đẩy mạnh hoạt động quản lý rủi ro pháp lý trong hoạt động TTQT bằng tín dụng chứng từ: các tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ TTQT bằng tín dụng chứng từ dựa trên bộ quy tắc đã xây dựng sẵn, sắp xếp một bộ phận phụ trách riêng về kiểm soát nghiệp vụ này. Ngoài ra, cần phải kiểm tra kỹ càng các chứng từ để phát hiện những sai sót, điều khoản không rõ ràng có thể dẫn đến những bất lợi sau này.
3.3.2.3. Đối với các doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ
Các doanh nghiệp khi tham gia vào quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế nên tìm hiểu và nghiên cứu các quy định về UCP, ISBP, eUCP, URR… và các nội dung điều chỉnh của pháp luật Việt Nam cũng như các quy định điều chỉnh về hoạt động TTQT bằng tín dụng chứng tại pháp luật nước nơi mà đối tác mình có quốc tịch.
Điều này là thực sự cần thiết không chỉ bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp mà còn giúp cho các giao dịch được xử lý nhanh hơn, hiệu quả kinh tế từ đó cũng tăng lên đáng kể.
Đặc biệt chú ý đến việc xuất trình L/C phù hợp, đáp ứng đủ yêu cầu, điều kiện trong các điều khoản của L/C, các điều khoản của UCP và ISBP được áp dụng để đảm bảo được thanh toán.
Đóng góp với các cơ quan lập pháp nhằm hoàn thiện pháp luật: không chỉ các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động TTQT bằng tín dụng chứng từ cũng là các nhà thực hiện, áp dụng pháp luật. Do đó đây cũng là các chủ thể có khả năng nhận biết được các thiếu sót của các quy định hiện hành. Vậy nên sau khi nhận biết được các thiếu sót, sai sót của pháp luật các doanh nghiệp cũng có thể đưa ra ý kiến nhằm giúp hệ thống pháp luật được hoàn chỉnh hơn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Dựa trên cơ sở lý luận được đưa ra ở chương 1, thực trạng vấn đề được nêu ra ở chương 2, có thể thấy hoạt động TTQT bằng tín dụng chứng từ dù ngày càng phổ biến, đã có các quy định nhằm điều chỉnh hoạt động này nhưng vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh. Vẫn còn thiết sót các quy định quan trọng và các tranh chấp xảy ra. Do vậy, ở chương 3, em đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và thúc đẩy phát triển pháp luật về hoạt động TTQT bằng tín dụng chứng từ dựa trên những định hướng và học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc và Mỹ. Các giải pháp được đưa ra bao gồm các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, từ đó hy vọng góp phần vào việc hoàn thiện và thúc đẩy phát triển pháp luật cũng như hoạt động TTQT bằng tín dụng chứng từ tại Việt Nam hiện nay.
KẾT LUẬN
Như vậy, khóa luận đã tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật về hoạt động TTQT bằng tín dụng chứng từ tại Việt Nam hiện nay. Có thể thấy, phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức rất phổ biến trong TTQT hiện nay. Pháp luật về hoạt động TTQT bằng tín dụng chứng từ tại Việt Nam mặc dù đã có một số quy định về vấn đề này, song vẫn chưa đầy đủ và thiếu các quy định quan trọng dẫn đến việc các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động thanh toán này xảy ra nhiều tranh chấp, gây khó khăn cho quá trình thực thi pháp luật của các cơ quan quản lý. Qua những phân tích và đánh giá trên, cùng với việc đưa ra một số giải pháp thì em hy vọng rằng đây sẽ là những đóng góp có ích trong công cuộc hoàn thiện và pháp triển pháp luật về hoạt động TTQT ế bằng tín dụng chứng từ tại Việt Nam hiện nay, đem lại hiệu quả cao trong việc thi hành pháp luật, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế quốc tế nói chung và hoạt động TTQT nói riêng.
Dù đã bỏ ra nhiều cố gắng nhưng bài viết khó có thể tránh khỏi những sai sót, tự bản thân sinh viên nhận thấy đề tài “Pháp luật về hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Việt Nam hiện nay” có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Trình bày một cách khái quát tất cả các nội dung pháp luật về hoạt động TTQT bằng tín dụng chứng từ và thực tiễn pháp luật tại Việt Nam.
- Sau khi trình bày thực trạng vấn đề, em có đưa ra quan điểm của bản thân đánh giá về vấn đề đó dựa vào sự quan sát, suy luận của bản thân mà không tham khảo bất kỳ nguồn nào.
- Đưa ra các giải pháp mới mẻ và có tính khả thi sau khi tham khảo thực tiễn quy định pháp luật của một số quốc gia
Nhược điểm:
- Chưa đưa ra được thực trạng cụ thể về hoạt động TTQT bằng tín dụng chứng từ mà chỉ đưa ra thực trạng về hoạt động TTQT chung, do gặp khó khăn về hạn chế các nguồn thông tin.
- Chưa đưa ra được thực trạng thi hành pháp luật cụ thể tại các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ TTQT bằng tín dụng chứng từ, vì gặp khó khăn trong việc tiếp cận các tổ chức này.
- Chưa đánh giá sâu pháp luật về TTQT có sử dụng thư tín dụng trả chậm.
Để khắc phục những hạn chế trên, bản thân em dự kiến sẽ triển khai những đề tài nghiên cứu trong tương lai theo những hướng sau: tìm hiểu sâu hơn về hoạt động TTQT bằng tín dụng chứng từ tại Việt Nam nói chung và thực tiễn thi hành pháp luật cụ thể tại các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ, thực hiện một bài nghiên cứu riêng về các quy định có liên quan đến sản phẩm L/C trả chậm tại ngân hàng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt
1. An ninh tiền tệ (2020), “Thận trọng khi thanh toán quốc tế”. Truy cập lần cuối ngày 18/05/2021.
http://antt.vn/than-trong-khi-thanh-toan-quoc-te-298104.htm
2. Đại học quốc gia Hà Nội (2007), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Đại học luật Hà Nội (2017), Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
4. Đại học luật Hà Nội (2017), Giáo trình luật thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
5. Đào Thị Huệ (2012), Pháp luật về thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội.
6. Đỗ Hoàng Cường (2021), Thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội.
7. Lê Thị Như Hà (2019), Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội.
8. Luật tài chính – ngân hàng (2008), “Thanh toán quốc tế thực hiện theo phán quyết của tòa hay thông lệ quốc tế?”. Truy cập lần cuối ngày 20/05/2021.
https://luattaichinh.wordpress.com/2008/12/08/thanh-toan-qu%E1%BB%91c- t%E1%BA%BF-th%E1%BB%B1c-hi%E1%BB%87n-theo-phan-
quy%E1%BA%BFt-c%E1%BB%A7a-toa-hay-thong-l%E1%BB%87- qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/
9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2017), “Gian lận và giả mạo chứng từ trong hoạt động thanh toán và tài trợ thương mại quốc tế tại các ngân hàng thương mại”. Truy cập lần cuối ngày 20/05/2021.
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet?
centerWidth=80%25&dDocName=SBV287775&leftWidth=20%25&rightWid th=0%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl-
state=128hzk9g4y_848&_afrLoop=23419730792193224#%40%3F_afrLoop
%3D23419730792193224%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3 DSBV287775%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26sh owFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-
state%3Dzxtlkbnm4_4
10. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2016 – 2019), “Cán cân thanh toán quốc tế”.
Truy cập lần cuối ngày 18/05/2021.
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/ccttqt?_afrLoo p=23206729679782224#%40%3F_afrLoop%3D23206729679782224%26cent erWidth%3D80%2525%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%25 25%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-
state%3Dd7iql4qgn_421
11. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (2016 – 2018), Báo cáo thường niên, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Tiến (2017), Cẩm nang Thanh toán quốc tế & Tài trợ ngoại thương, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.
13. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ (2021), “Áp thuế GTGT đối với toàn bộ nghiệp vụ Thư tín dụng là một bất cập, gây nhiều khó khăn cho TCTD”. Truy cập lần cuối ngày 18/05/2021.
https://thitruongtaichinhtiente.vn/ap-thue-gtgt-doi-voi-toan-bo-nghiep-vu-thu- tin-dung-la-mot-bat-cap-gay-nhieu-kho-khan-cho-tctd-33796.html
B. Văn bản quy phạm pháp luật
14. Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của ủy ban Liên Hiệp Quốc (1985) 15. Công ước Viên của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (1980) 16. Công ước Liên Hợp Quốc về hối phiếu và kỳ phiếu quốc tế (1988)
17. Quy tắc và thực hành thống nhất về thư tín dụng của Phòng thương mại quốc tế (UCP600)
18. Tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương (Incoterm 2020)
19. Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng (ISBP745)
20. Bộ luật dân sự 2015.
21. Bộ luật hình sự 2015.
22. Luật thương mại 2005.
23. Luật các tổ chức tín dụng số 07/VBHN-VPQH ngày 12 tháng 12 năm 2017.
24. Luật các công cụ chuyển nhượng 2005.
25. Luật quản lý ngoại thương 2017.
26. Luật trọng tài thương mại 2010.
27. Pháp lệnh ngoại hối 2005 và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13.
28. Nghị định 101/2012/NĐ – CP về thanh toán không dùng tiền mặt.
29. Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
30. Thông tư 46/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
31. Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
32. Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN năm 2002 quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
33. Quyết định 1902/2002/QĐ-NHNN về ban hành thủ thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
34. Án lệ số 13/2017/AL về hiệu lực thanh toán của thư tín dụng (L/C) trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ.
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
(Đánh giá thái độ làm việc trong quá trình sinh viên viết khóa luận. Đánh giá nỗ lực và hiệu quả công việc, sự thường xuyên liên lạc của sinh viên với GVHD…)
Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)