Các quảng cáo thương mại bị cấm

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động khuyến mại và quảng cáo thương mại tại việt nam (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI VÀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

2. Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động quảng cáo thương mại

2.6. Các quảng cáo thương mại bị cấm

QCTM là hoạt động XTTM mang lại rất nhiều cơ hội thúc đẩy cho hàng hóa, dịch vụ hay chính thương nhân thực hiện quảng cáo. Chính từ những cơ hội mà QCTM đem lại, có thể xuất hiện những hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng đến quyền lợi của thương nhân khác và của người tiêu

dùng. Vì vậy, nhằm đảm bảo môi trường thương mại, đảm bảo lợi ích của nhà nước, người tiêu dùng cũng như chính các thương nhân, pháp luật đã đưa ra các quy định về các QCTM bị cấm.

Các QCTM bị cấm được quy định ở cả Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH năm 2019 và Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH năm 2018; tuy nhiên, quy định của Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH năm 2018 có phần chi tiết hơn. Theo đó, các hành vi bị cấm trong hoạt động QCTM được quy định tại Điều 8 Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH năm 2018 như sau:

- Quy định “cấm quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo”: những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm là những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật hay các sản phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người gây mất trật tự công cộng. Vì vậy, việc cấm quảng cáo đối với các sản phẩm này nhằm hạn chế việc tiêu thụ các sản phẩm kể trên.

- Cấm “quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng; quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước”. Những hành vi quảng cáo này bị cấm là hoàn toàn cần thiết vì độc lập, chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, các hành vi quảng cáo không được gây phương hại đến điều này cũng như không được gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với các biểu tượng, người đại diện của đất nước.

Ngoài ra, nội dung quảng cáo không được làm tiết lộ bí mật quốc gia do nó có thể gây nguy hại đến trật tự xã hội.

- Cấm các “quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam”. Việc quy định cấm các hành vi mang tính chất kể trên là hoàn toàn cần thiết; tuy nhiên pháp luật về quảng cáo vẫn chưa có quy định giải thích rõ ràng các thuật ngữ “thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục” nên việc xác định các trường hợp vi phạm còn gặp khó khăn. Điển hình cho hành vi này, theo Phạm Tuấn (2021) vào khoảng tháng 12/2021, mạng xã hội lan truyền hình ảnh nhóm nam thanh niên cởi trần đứng

trong khoang tàu điện Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) tạo dáng, chụp ảnh quảng cáo sản phẩm cho một chuỗi cửa hàng của một doanh nghiệp. Hành vi này đã làm cộng đồng mạng dậy sóng và đưa ra những bình luận chỉ trích về hoạt động quảng cáo này.

Theo VOV (2021): sau khi xác minh vụ việc, Sở Văn hóa thể thao Hà Nội đã xử phạt doanh nghiệp này ba lỗi trong đó có lỗi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với thuần phong mỹ tục.

- Cấm các “quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội”. Theo đó, các hoạt động quảng cáo không được làm ảnh hưởng đến trật tự giao thông, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Theo VOV (2021): cũng từ hành vi quảng cáo bị xử phạt kể trên, ngoài lỗi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với thuần phong mỹ tục; hành vi này còn bị xử phạt do quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị khi nhóm người này còn xuất hiện ở nhiều địa điểm công cộng khác để quảng cáo.

- Đối với việc cấm “quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân; quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép”. Chính sách của Nhà nước với hoạt động quảng cáo tại Điều 3 Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH năm 2018 có quy định phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo, vì vậy các hành vi kể trên đã phần nào xâm phạm đến quyền lợi ích của các cá nhân, chủ thể khác.

Mỗi chủ thể trong xã hội đều có quyền bình đẳng, nội dung quảng cáo không được mang tính chất gây chia rẽ.

- Quy định cấm “quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em”. Theo đó, trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là chủ thể đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân xung quanh như những hình ảnh, âm thanh mà trẻ thấy được. Việc “quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục” sẽ gây nên hình ảnh không đẹp trong đời sống xã hội cũng như ảnh hưởng đến nhận thức, lối suy nghĩ sau này

của trẻ.

- Đối với việc “cấm ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn”. Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH năm 2018 đã quy định rõ về quyền được thực hiện quảng cáo cũng như người tiếp nhận quảng cáo có thể tiếp nhận hoặc từ chối tiếp nhận quảng cáo. Vì vậy, hành vi trên là trái với quy định của pháp luật.

- Đối với việc “cấm treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng”. Việc treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng có thể gây mất mỹ quan chung cũng như gây ra nguy hiểm cho mọi người.

- Đối với việc cấm “quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ”. Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH năm 2019 đã có quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm QCTM, theo đó “Thương nhân có quyền đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm QCTM theo quy định của pháp luật.”. Vì vậy, các QCTM không được vi phạm vào các quy định về sở hữu trí tuệ.

- Đối với các trường hợp còn lại như cấm “quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn”; “quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp” sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác; “quảng cáo có sử dụng các từ ngữ: nhất, duy nhất, tốt nhất hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. Các hành vi quảng cáo này mang bản chất là các quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, nội dung quảng cáo thiếu trung thực, rõ ràng và có thể gây thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức khác cũng như người tiếp nhận quảng cáo. Vì vậy, hành vi quảng cáo này bị cấm là hoàn toàn hợp lý.

Theo công bố tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Luật Quảng cáo, tính từ khi Luật Quảng cáo năm 2012 có hiệu lực đến giữa năm 2017, cả nước đã tiếp nhận hơn 93 nghìn hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo, trong đó nhiều nhất là TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo đạt trên 1 tỷ USD. Phương tiện chiếm doanh thu lớn nhất trong hoạt động quảng cáo ở giai đoạn này là phương tiện truyền hình chiếm 40,8%, internet chiếm 23,5%, báo in chiếm 16,2% và

quảng cáo ngoài trời với 5,9%. Công tác xử lý vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo được nghiêm túc thực hiện bằng chế tài nghiêm khắc với các đối tượng vi phạm. Từ năm 2013 đến giữa năm 2017, cả nước đã xử lý 1.148 vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo với tổng số tiền xử phạt lên tới 4 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động khuyến mại và quảng cáo thương mại tại việt nam (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)