CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI VÀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
3. Những bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại và quảng cáo thương mại
3.2. Những hạn chế, bất cập trong quy định về hoạt động quảng cáo thương mại
quảng cáo, người phát hành quảng cáo hoặc người quảng cáo cung cấp các tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo.”. Mặc dù quy định này được đề ra với mục đích nhằm bảo vệ lợi ích của người tiếp nhận quảng cáo nhưng tình cờ nó có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể thực hiện hoạt động quảng cáo nếu những tài liệu mà người tiếp nhận quảng cáo yêu cầu có thể làm lộ bí mật kinh doanh của người QCTM. Nếu không có một quy định cụ thể về những tài liệu người tiếp nhận quảng cáo được yêu cầu xuất trình thì rất có thể quy định này sẽ lại gây ảnh hưởng đến quyền lợi của một chủ thể khác.
Thứ hai, về đối tượng trong hoạt động QCTM: Khoản 3 Điều 109 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH năm 2019 quy định về việc “cấm quảng cáo các hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc cấm quảng cáo”, tuy nhiên ngay dưới quy định này, khoản 4 điều này lại có quy định “cấm quảng cáo thuốc lá và rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên” trong khi “thuốc lá điếu” và “rượu các loại” là hàng hóa nằm trong danh mục hạn chế kinh doanh theo Văn bản hợp nhất 19/VBHN-BCT năm 2014. Do vậy, việc cấm quảng cáo hai loại sản phẩm trên là điều hiển nhiên, quy định tại khoản 4 này gây ra sự trùng lặp và việc quy định “cấm quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên” trở nên không cần thiết. Ngoài ra, Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH năm 2018 cũng có quy định về đối tượng bị cấm quảng cáo trong đó có hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh và chỉ một vài đối tượng thuộc danh mục hạn chế kinh doanh như thuốc lá, rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên;
súng săn, đạn súng săn và vũ khí thể thao. Tuy nhiên, Khoản 3 Điều 109 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH năm 2019 lại quy định “cấm quảng cáo các hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước hạn chế kinh doanh”. Từ quy định ở hai văn bản khác nhau như trên, chúng ta có thể thấy quy định cấm quảng cáo này đã có sự “vênh” nhất định.
Thứ ba, về phương tiện quảng cáo: Điều 106 Văn bản hợp nhất 17/VBHN- VPQH năm 2019 có quy định về các phương tiện quảng cáo trong đó có các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các phương tiện truyền tin. Tuy nhiên, ở chính văn bản này hay Luật Quảng cáo năm 2012 đều không có quy định cụ thể để định nghĩa rõ ràng hơn về phương tiện thông tin đại chúng hay các phương tiện truyền tin. Điều này có thể dẫn đến sự khó khăn trong việc sử dụng các phương tiện quảng cáo của
chủ thể thực hiện hoạt động QCTM cũng như gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước về thương mại trong việc xác định tính hợp lệ của phương tiện QCTM.
Thứ tư, quy định về các hành vi bị cấm trong họat động quảng cáo còn tồn tại điểm được quy định chung chung, chưa thực sự rõ ràng gây khó trong việc quản lý các hoạt động QCTM của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể: pháp luật về quảng cáo quy định trong Luật Quảng cáo cũng như Luật Thương mại hiện hành có
“cấm các hành vi quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, thuần phong mỹ tục”. Tuy nhiên, lại không có điều luật nào quy định rõ thế nào là “trái với truyền thống lịch sử”, thế nào là “trái thuần phong mỹ tục”; đồng thời cũng không có quy định về tiêu chuẩn, điều kiện để xác định quảng cáo có trái thuần phong mỹ tục, truyền thống lịch sử hay không. Điều này gây khó khăn trong việc xác định các hành vi vi phạm. Ví dụ như vào khoảng thời gian trước, VTV có chiếu một đoạn quảng cáo về nước tăng lục Hổ Vằn. Ngay sau khi quảng cáo này được phát sóng, nó đã nhận được không ít các phản ứng trái chiều từ dư luận. Phần lớn mọi người khi xem đoạn quảng cáo này đều cho rằng nội dung quảng cáo gây phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục và có phần thiếu tôn trọng đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Quảng cáo này sau đó đã bị dừng phát sóng một thời gian tuy nhiên không có thông tin gì về việc đoạn quảng cáo này có vi phạm vào các hành vi bị cấm hay không. Vì vậy, nếu không có quy định cụ thể về các điều kiện trên sẽ rất khó cho cơ quan nhà nước quản lý về các hoạt động QCTM.
Thứ năm, các quy định điều chỉnh hoạt động quảng cáo trên truyền hình và mạng internet còn chưa cụ thể, chưa theo kịp với sự phát triển của các hình thức quảng cáo này. Về QCTM trên truyền hình: phương tiện truyền hình từ lâu đã trở nên quen thuộc đối với mỗi gia đình, vì vậy quảng cáo trên phương tiện này đã trở nên rất phổ biến. Theo báo cáo tháng 3/2017 của Hệ thống đo lường định lượng khán giả truyền hỡnh Việt Nam, cú khoảng 92% - 95% khỏn giả truyền hỡnh theo dừi hết ắ thời lượng quảng cáo trên truyền hình (Nhiều nhãn hàng đẩy mạnh quảng cáo truyền hình ở quý II năm 2017, 2017). Tuy đã có những quy định về hình thức quảng cáo này như quy định về thời điểm, thời lượng phát cũng như nội dung quảng cáo nhưng vẫn tồn tại tình trạng một quảng cáo phát với tần suất quá nhiều, thời gian phát và nội
dung quảng cáo còn chưa phù hợp dễ gây sự khó chịu cho người tiếp nhận quảng cáo.
Ngoài ra đối với hình thức quảng cáo trên internet: đây là một trong những hình thức quảng cáo phổ biến nhất trong những năm trở lại đây. Hình thức quảng cáo này thường được thực hiện thông qua các mạng xã hội như Youtube, Google và đặc biệt là Facebook. Việt Nam được biết đến là một trong những nước có số lượng người sử dụng mạng xã hội Facebook cao nhất thế giới.Theo số liệu không chính thức, trong tổng doanh thu toàn ngành quảng cáo tại Việt Nam năm 2010, doanh thu quảng cáo trên truyền hình chiếm 79,7%; báo và tạp chí in chiếm khoảng 16,5%; internet chỉ chiếm khoảng 3,5%. Tuy nhiên đến năm 2018, theo số liệu dự đoán từ Công ty nghiên cứu thị trường ANTS, mức độ chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam ước đạt 550 triệu USD, nhưng trong đó, chi tiêu cho quảng cáo Facebook chiếm đến 235 triệu USD, còn Google chiếm 152,1 triệu USD, chỉ riêng các quảng cáo trên hai nền tảng này đã chiếm đến 66,7% thị phần quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam. Ngoài ra, theo Báo cáo e-Conomy SEA 2018 do Google và Temasck công bố, “tốc độ tăng trưởng của thị trưởng kinh tế số tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức cao, nhất là trong bốn lĩnh vực vận tải công nghệ, thương mại điện tử, du lịch trực tuyến và quảng cáo trực tuyến, đạt giá trị 33 tỷ USD vào năm 2025” theo Nguyễn Thị Đan Phương (2020, 116). Thêm vào đó, đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động XTTM giai đoạn 2021-2030” được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1968/QĐ-TTg, ngày 22/11/2021. Từ những số liệu trên có thể thấy tiềm năng của hình thức quảng cáo trực tuyến là rất lớn và đây cũng có thể trở thành hình thức quảng cáo chủ lực, thay thế các hình thức quảng cáo truyền thống trong tương lai gần.
Tuy nhiên, đối mặt với sự phát triển mạnh mẽ của hình thức quảng cáo trực tuyến, pháp luật điều chỉnh các hoạt động quảng cáo vẫn chưa có được bộ khung pháp lý đầy đủ để bắt kịp cũng như áp dụng vào thực tiễn với hình thức quảng cáo này. Ví dụ trong thời gian gần đây, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hoạt động quảng cáo mang nội dung không phù hợp, những sản phẩm trong quảng cáo chưa được kiểm chứng hay không có tài liệu chứng minh các công dụng của sản phẩm như đã quảng cáo, những quảng cáo có nội dung gian dối về công dụng của sản phẩm, điển hình như các quảng cáo về các loại thuốc gia truyền chữa bách bệnh nhưng lại không có
tài liệu chứng minh về công dụng của sản phẩm. Mặc dù các hành vi QCTM trên đã bị xử phạt nhưng vẫn không thể xóa bỏ được hoàn toàn các quảng cáo này trên Youtube. Các hành vi này tồn tại một phần là do cơ chế kiểm duyệt phụ thuộc và hậu kiểm của Youtube hoạt động chưa hiệu quả, đồng thời pháp luật cũng chưa có những quy định đối với các trường hợp này.
Ngoài ra, do là các nền tảng mạng xã hội mở nên có nhiều đối tượng là cá nhân tham gia QCTM trên mạng internet rất dễ dàng mà không đăng ký kinh doanh. Theo đó, các cá nhân có thể tự mình sản xuất nội dung trên không gian ảo của mình thông qua các nền tảng công nghệ như Facebook, Youtube… dựa vào các định dạng mà công cụ quảng cáo trên mạng xã hội cung cấp. Những thông tin QCTM này thường không có sự kiểm soát về nội dung, hình thức và hoàn toàn rất dễ bị vi phạm các quy định hiện hành của pháp luật về quảng cáo. Mặc dù, cá nhân thực hiện một hoạt động thương mại có phát sinh lợi nhuận nhưng lại không đăng kí kinh doanh dẫn tới việc khó kiểm soát với chủ thể này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thông qua việc phân tích thực trạng các quy định pháp luật về hoạt động khuyến mại và QCTM tại Việt Nam có thể thấy rằng các quy định điều chỉnh hai hoạt động trên đã thể hiện được vai trò của mình, giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng. Tuy nhiên, do sự phát triển không ngừng của nền kinh tế cùng với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng của nước ta hiện nay, quy định pháp luật về hoạt động khuyến mại và QCTM đã xuất hiện một vài những hạn chế, bất cập. Những hạn chế, bất cập này có thể trở thành rào cản hạn chế hoạt động khuyến mại, QCTM cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; gây khó khăn trong công tác quản lý của Nhà nước trong hoạt động khuyến mại và QCTM. Từ các bất cập, hạn chế kể trên đặt ra yêu cầu cần thiết phải có sự sửa đổi các quy định của pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu về hoạt động khuyến mại và QCTM hiện nay.
CHƯƠNG 3