CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.2. Thực trạng nội dung pháp luật về hòa giải thương mại ở Việt Nam hiện nay
2.2.6. Kết quả hòa giải thành và vấn đề thực thi kết quả hòa giải thành
Về nội dung, Khoản 3 Điều 15 NĐ 22/2017/NĐ-CP cũng đã nêu rõ: “văn bản KQHGT phải bao gồm những nội dung chính sau: 1. căn cứ tiến hành hòa giải; 2.
thông tin cơ bản về các bên; 3. nội dung chủ yếu của vụ việc; 4. thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện; 5. các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp
Bước 1: Thỏa thuận hòa giải
- Trước hoặc sau khi phát
sinh tranh chấp
Bước 2:
Chuẩn bị HG - Lựa chọn/chỉ định HGVTM - Lựa chọn quy tắc HG
Bước 3: Tiến hành hòa giải - Một/nhiều phiên HG - Theo thỏa thuận của các bên
Bước 4: Kết thúc hòa giải với KQHGT hoặc không
thành
với quy định của pháp luật”. Đây là những nội dung cơ bản cần phải có đối với một văn bản KQHGT, những nội dung thỏa thuận trong quá trình hòa giải được ghi nhận càng rõ ràng thì càng thuận lợi cho việc thực hiện thủ tục công nhận tại Tòa án.
Theo pháp luật về HGTM ở Việt Nam, văn bản KQHGT trước hết sẽ được các bên thực hiện một cách tự nguyện. Tuy nhiên để đảm bảo các bên thực hiện các cam kết của mình hoặc trong trường hợp một trong các bên tranh chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những thỏa thuận đó, pháp luật cho phép yêu cầu Tòa án công nhận KQHGT giữa các bên (Giới thiệu về hòa giải thương mại, 2020).
Tại Điều 417 BLTTDS năm 2015, SĐBS 2019 quy định, KQHGT sẽ được Toà án xem xét công nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: “1. Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ NLHVDS; 2. Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý; 3. Một hoặc cả hai bên có yêu cầu tòa án công nhận;
4. Nội dung của thỏa thuận hòa giải thành của các bên hoàn toàn tự nguyện không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước hoặc người thứ ba”. Bằng việc quy định cụ thể điều kiện công nhận KQHGT ngoài Tòa án, BLTTDS năm 2015, SĐBS 2019 đã tạo nền tảng pháp lý cho các bên trong thỏa thuận hòa giải thành thực hiện quyền yêu cầu công nhận của mình và cũng là cơ sở giúp Tòa án sàng lọc những đơn yêu cầu không đủ điều kiện và ra quyết định công nhận KQHGT ngoài Tòa án (Huỳnh Thị Nam Hải & Hoàng Thị Ngữ, 2021).
Về thẩm quyền, theo quy định tại Khoản 7 Điều 27, Điểm a Khoản 2 Điều 35 và Điểm s Khoản 2 Điều 39 BLTTDS năm 2015, SĐBS 2019, có thể xác định Tòa án có thẩm quyền công nhận KQHGT là “Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu cư trú, làm việc”.
Quy trình công nhận KQHGT ngoài tòa án gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu công nhận KQHGT đến tòa án trong thời hạn do pháp luật quy định. Về thời hạn để nộp đơn yêu cầu công nhận đến Tòa án là 06 tháng kể từ ngày đạt được KQHGT (Khoản 1 Điều 418 BLTTDS 2015, SĐBS 2019). Ngoài
đơn yêu cầu công nhận KQHGT ngoài tòa án, người yêu cầu phải gửi kèm theo văn bản KQHGT theo quy định của NĐ 22/2017/NĐ-CP (Khoản 2 Điều 418 BLTTDS 2015, SĐBS 2019). Điều này gián tiếp nói lên điều kiện để công nhận KQHGT là hình thức của thỏa thuận phải được thể hiện bằng văn bản.
Bước 2: Tòa án sẽ nhận và xử lý đơn yêu cầu theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thủ tục giải quyết việc dân sự thông thường (Khoản 1 Điều 419 BLTTDS 2015, SĐBS 2019).
Bước 3: Phân công thẩm phán và mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Ở bước này, Tòa án sẽ phân công thẩm phán chịu trách nhiệm xét đơn yêu cầu. Sau khi hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu Tòa án phải ra quyết định và mở phiên họp xét đơn yêu cầu (Khoản 2 Điều 419 BLTTDS 2015, SĐBS 2019).
Bước 4: Ra quyết định công nhận hoặc không công nhận KQHGT ngoài Tòa án. Sau khi xem xét các điều kiện công nhận, Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải sẽ ra quyết định công nhận KQHGT ngoài tòa án nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện trên (Khoản 5 Điều 419 BLTTDS 2015, SĐBS 2019). Cần lưu ý rằng, trong quá trình xét đơn yêu cầu, thẩm phán được phân công không được đi sâu vào xem xét từng nội dung của KQHGT, trong trường hợp cần thiết phải làm rõ nội dung của thỏa thuận thì chỉ tập trung vào xem xét tính tự nguyện, tính trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, hay có nhằm trốn tránh nghĩa vụ của nhà nước hoặc bên thứ ba không mà không can thiệp sâu vào nội dung của những thỏa thuận đó (Công nhận KQHGT ngoài tòa án trong lĩnh vực thương mại, 2021). Theo quy định tại Khoản 6 Điều 419 BLTTDS 2015, SĐBS 2019:“Việc không công nhận KQHGT ngoài tòa án sẽ không ảnh hưởng đến nội dung cũng như giá trị pháp lý của KQHGT” bởi KQHGT có tính độc lập với quyết định công nhận hoặc không công nhận của Tòa án. Tuy nhiên, quyết định công nhận hoặc không công nhận này sẽ quyết định khả năng áp dụng biện pháp cưỡng chế nhằm thi hành đảm bảo thi hành KQHGT theo pháp luật về thi hành án dân sự (Khoản 9 BLTTDS 2015, SĐBS 2019).
Bước 5: Cuối cùng, “Quyết định công nhận KQHGT của tòa án sẽ có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm” (Khoản 8 BLTTDS 2015, SĐBS 2019) nhằm tránh tình trạng quyết định của Tòa án bị kháng
cáo, kháng nghị khiến cho hoạt động công nhận KQHGT ngoài tòa án phải trải qua nhiều thủ tục pháp lý phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như lợi ích của các bên tranh chấp.