CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện nội dung pháp luật về hòa giải thương mại ở Việt Nam
3.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về phạm vi, điều kiện, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
Thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật về phạm vi giải quyết tranh chấp bằng HGTM
Tại điều 2 NĐ 22/2017/NĐ-CP đã đề cập đến các loại tranh chấp thuộc phạm vi giải quyết tranh chấp bằng HGTM, tuy nhiên cách quy định này đã không thực sự rõ ràng dẫn đến những bất cập, tồn đọng khi thi hành trên thực tế, cụ thể tại khoản 3 điều 2 NĐ 22/2017/NĐ-CP xác định:“tranh chấp giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng HGTM”, theo đó, những tranh chấp mà pháp luật quy định được giải quyết tranh chấp bằng HGTM là những tranh chấp nào? Nó có thể là những tranh chấp phát sinh giữa các bên không phải là thương nhân được không?... Chính vì thế, cần phải quy định một cách cụ thể và chi tiết hơn nữa những tranh chấp nào được sử dụng phương thức HGTM tại khoản 3 Điều này nếu vẫn giữ quan điểm quy định về phạm vi giải quyết tranh chấp bằng HGTM theo hướng liệt kê.
Bên cạnh đó, xu hướng của các quốc gia ban hành luật về hòa giải trên thế giới, trong đó phạm vi điều chỉnh bao gồm tất cả các hoạt động hòa giải nói chung đối với tất cả các loại tranh chấp chứ không đơn thuần chỉ gồm hoạt động HGTM.
Đây là cách tiếp cận rất phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế khi mà có thể khuyến khích giải quyết mọi tranh chấp trong xu thế hòa hảo, không đối đầu, không xét xử nhằm duy trì được mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên tranh chấp. Do đó, Việt Nam có thể xem xét mở rộng phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải, thông qua việc xác định, phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải bao
gồm hầu hết các tranh chấp phát sinh giữa các bên có thể là tranh chấp dân sự, đất đai, thương mại… mà không chỉ có tranh chấp kinh doanh thương mại như hiện tại.
Hơn nữa, trong tương lai pháp luật về HGTM Việt Nam nên nghiên cứu và cân nhắc việc quy định về phạm vi giải quyết tranh chấp bằng HGTM theo hướng khoa học hơn đó là phương thức loại trừ, tức là sẽ quy định theo hướng loại bỏ những tranh chấp nào không được sử dụng HGTM, còn những tranh chấp không được liệt kê đương nhiên có thể giải quyết bằng phương thức này. Với cách quy định này vừa giúp những bất cập trong quy định pháp luật về vấn đề này được loại bỏ, nhưng cũng đồng thời cho thấy trình độ, kĩ năng lập pháp của một quốc gia.
Thứ hai, hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
Một là, pháp luật về HGTM chưa đề cập tới các trường hợp dẫn tới thỏa thuận hỏa giải vô hiệu, vấn đề này hiện nay mới chỉ được xác định theo quy định của BLDS năm 2015 về điều kiện có hiệu lực của của giao dịch dân sự nói chung tại điều 117.
Do đó, việc bổ sung quy định các trường hợp thỏa thuận hòa giải vô hiệu sẽ rất có ý nghĩa, dựa trên việc tham khảo các quy định về thỏa thuận trọng tài theo Luật TTTM năm 2010 và sự phù hợp với quy định của BLDS nói trên bởi về bản chất, thỏa thuận hòa giải cũng có giá trị như một bản hợp đồng của các bên.
Hai là, pháp luật về HGTM cũng cần tiếp tục bổ sung quy định về thỏa thuận hòa giải không thể thực hiện được và tính độc lập của thỏa thuận hòa giải với hợp đồng phát sinh tranh chấp giữa các bên. Việc bổ sung thêm các quy định này sẽ giúp tạo cơ sở pháp lý rõ ràng và thuận lợi hơn khi tiến hành hòa giải trên thực tế.
Ba là, pháp luật về HGTM cũng cần thiết lập cơ chế đảm bảo thực thi thỏa thuận hòa giải. Trên cơ sở nghiên cứu Luật mẫu của UNCITRAL, tôi đề xuất Việt Nam nên học hỏi cách quy định của văn bản này. Theo đó, có thể quy định rằng:
“Trong trường hợp các bên đã đồng ý tiến hành hòa giải và đã cam kết rõ ràng rằng sẽ không viện tới tòa án hoặc trọng tài để giải quyết một tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh trong một thời hạn nhất định hoặc khi một sự kiện nhất định xảy ra, tòa án hoặc trọng tải phải tôn trọng cho đến khi cam kết này được hoàn thành, ngoại trừ trong
chừng mực cần thiết theo ý kiến của một bên để bảo vệ quyền của họ”. Khi đó, tòa án hoặc trọng tài cần từ chối thụ lý và hướng các bên tới thủ tục hòa giải.
Thứ ba, hoàn thiện quy định pháp luật về nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
Một là, bổ sung thêm một số nguyên tắc dành riêng cho HGVTM tại Điều 4 NĐ 22/2017/NĐ-CP như nguyên tắc giải quyết tranh chấp linh hoạt, hiệu quả; nguyên tắc độc lập, vô tư, khách quan,... Việc bổ sung các quy định này sẽ nhằm dự phòng trường hợp thỏa thuận của các bên cũng như các quy định pháp luật và không thực sự chi tiết, đầy đủ, thì các nguyên tắc này chính là cơ sở pháp lý để điều chỉnh hành vi của các bên trong hợp đồng hòa giải (Mai Hùng Nhân, 2019).
Hai là, nhằm hạn chế các thỏa thuận của các bên tranh chấp bị vô hiệu và thuận lợi trong trong quá trình giải quyết tranh chấp, pháp luật Việt Nam cần sửa đổi nguyên tắc “Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật” tại khoản 3 điều 4 NĐ 22/2017/NĐ-CP thành “Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của luật”. Với sự sửa đổi này sẽ tạo nên sự đồng bộ với quy định của BLDS năm 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là:“mục đích, nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật” (Điểm c, Khoản 1 Điều 117 BLDS năm 2015).
3.2.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về hòa giải viên thương mại
Về tiêu chuẩn đối với HGVTM, bổ sung thêm các quy định về đào tạo, huấn luyện đối với HGVTM trong tiêu chuẩn đối với chủ thể này tại Khoản 1 Điều 7 NĐ 22/2017/NĐ-CP, có thể quy định là: “HGVTM phải là người đã có chứng chỉ hoàn thành khóa bồi dưỡng hoặc đào tạo nghiệp vụ hoặc kỹ năng hòa giải”. Trong đó cần cụ thể hóa quy định về chương trình đào tạo; thời gian đào tạo; cơ quan, tổ chức nào được giao trọng trách tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề hòa giải cho HGVTM;
đồng thời cũng cần quan tâm đến hoạt động nâng cao chất lượng hòa giải viên sau các khóa học đào tạo. Vấn đề này, pháp luật Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm từ pháp luật của một số nước trên thế giới như CHLB Đức hoặc Singapore trên cơ sở đánh giá tính phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam.
Về quyền, nghĩa vụ đối với HGVTM, pháp luật quy định trong quá trình hòa giải, “HGVTM phải tuân thủ theo quy tắc đạo đức ứng xử của HGVTM” (Điểm a khoản 2 điều 9 NĐ 22/2017/NĐ-CP), tuy nhiên, pháp luật lại chưa ban hành bất kỳ Bộ quy tắc nào dành cho tất cả các HGVTM bao gồm cả HGVTM vụ việc và quy chế, trong khi mới chỉ đề cập đến nghĩa vụ của tổ chức HGTM là ban hành Quy tắc đạo đức và ứng xử dành riêng cho HGVTM của tổ chức mình (điểm c khoản 2 điều 24 NĐ 22/2017/NĐ-CP). Như vậy, HGVTM vụ việc sẽ phải tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nào? (Lê Hương Giang, 2017). Vì thế, để tạo nên sự nhất quán, pháp luật nên ban hành Quy tắc đạo đức ứng xử mẫu áp dụng cho cả hai loại HGVTM vụ việc và quy chế, trên cơ sở đó, các tổ chức HGTM có thể áp dụng trực tiếp Bộ quy tắc đó hoặc cụ thể hóa, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn của tổ chức mình.
3.2.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về tổ chức hòa giải thương mại Thứ nhất, pháp luật hiện hành mới chỉ đang cho phép cá nhân là công dân Việt Nam hội đủ các tiêu chuẩn để trở thành HGVTM do pháp luật quy định mới có thể thành lập trung tâm HGTM (Khoản 1 Điều 21 NĐ 22/2017/NĐ-CP), tức là pháp luật đã loại trừ trường hợp sáng lập viên của trung tâm HGTM là các tổ chức mà chủ thể này lại có tiềm năng hoạt động lớn, có khả năng thúc đẩy hoạt động HGTM ở Việt Nam phát triển. Vì vậy, pháp luật về HGTM nên cho phép các chủ thể là tổ chức được thành lập trung tâm HGTM, mà không nên chỉ giới hạn các cá nhân là công dân Việt Nam để tận dụng những lợi thế sẵn có của các tổ chức này. Với quy định này sẽ cung cấp cho thị trường Việt Nam những chủ thể hòa giải chuyên nghiệp và thúc đẩy hoạt động này phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Thứ hai, quy định về trình tự thủ tục thành lập và đăng ký hoạt động của trung tâm HGTM hiện nay còn khá phức tạp, phải thực hiện thủ tục xin cấp phép tương đối chặt chẽ. Vì vậy, pháp luật về HGTM cần tạo nên sự thông thoáng, đơn giản hơn về mặt thủ tục thành lập, coi việc thành lập trung tâm HGTM đơn giản như đối với sự ra đời của một doanh nghiệp thông thường. Cụ thể, pháp luật nên xem xét bỏ thủ tục xin cấp phép thành lập tại Bộ Tư pháp và chỉ cần thực hiện một thủ tục duy nhất là đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi trung tâm HGTM đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp sẽ là cơ quan quản lý trực tiếp các trung tâm này tại địa phương mình.
Thứ ba, NĐ 22/2017/NĐ-CP quy định “tên của trung tâm HGTM phải được đặt bằng tiếng Việt bao gồm cụm từ “trung tâm hòa giải thương mại””, việc bắt buộc phải có cụm từ “thương mại” trong tên của trung tâm hòa giải là quy định không cần thiết nên pháp luật chỉ cần quy định tên của trung tâm hòa giải là “trung tâm hòa giải”
(Khoản 1 Điều 20), điều này đã thể hiện được tính chất cũng như dịch vụ mà trung tâm này cung cấp, đồng thời giúp tránh những bất cập không đáng có khi thi hành trên thực tiễn, có thể kể đến như NĐ 22/2017/NĐ-CP cho phép các tổ chức hòa giải nước ngoài được thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện tại Việt Nam, trong đó quy định “tên chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức HGTM nước ngoài phải bao gồm cụm từ “Chi nhánh” hoặc “Văn phòng đại diện” và tên của tổ chức HGTM nước ngoài”, đồng thời “tên chi nhánh, văn phòng đại diện đó phải đảm bảo có cụm từ
“trung tâm HGTM”” (Khoản 3 Điều 34) thì liệu khi tên của chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức HGTM nước ngoài tại Việt Nam mà không bao gồm cụm từ “thương mại” như yêu cầu của Nghị định này thì có được chấp nhận, hay chỉ vì tên không bao gồm cụm từ “thương mại” mà tổ chức hòa giải nước ngoài sẽ không được cấp phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam?
3.2.4. Hoàn thiện quy định pháp luật về trình tự thủ tục hòa giải thương mại
Lựa chọn HGVTM là vấn đề quan trọng tiếp sau thỏa thuận hòa giải, nếu trong trường hợp các bên tranh chấp lựa chọn HGVTM vụ việc nhưng lại không thống nhất được lựa chọn HGVTM nào, thì pháp luật có thể bổ sung quy định cho phép các bên cũng có thể nhờ đến sự trợ giúp của Sở Tư pháp hay bất kỳ tổ chức HGTM nào, hoặc thậm chí là cá nhân, tổ chức uy tín mà các bên cảm thấy đủ tin tưởng để chỉ định hoặc giới thiệu những HGVTM uy tín. Điều này cũng đảm bảo tính tương thích với Luật mẫu của UNCITRAL khi cũng dành một khoản để quy định về vấn đề này.
3.2.5. Hoàn thiện quy định pháp luật về thực thi kết quả hòa giải thành ngoài tòa án
Thứ nhất, về điều kiện công nhận KQHGT ngoài tòa án, hiện nay tại điều 417 BLTTDS năm 2015 đang đặt ra bốn điều kiện để tòa án xem xét công nhận hoặc không công nhận KQHGT của các bên tranh chấp, trong đó có điều kiện “một hoặc
cả hai bên có đơn yêu cầu toà án công nhận”, trên thực tế, có thể xảy ra tình trạng cả hai bên tranh chấp cùng nộp đơn yêu cầu tòa án công nhận KQHGT nhưng lại ở hai tòa án cấp huyện khác nhau do hai bên cư trú, làm việc ở các địa phương khác nhau bởi theo quy định của pháp luật tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận KQHGT ngoài tòa án là tòa án cấp huyện nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu, dẫn đến tình trạng tranh chấp về mặt thẩm quyền giữa các tòa án (Phạm Hoài Ngân &
Hoàng Thị Nguyệt Nga, 2019). Vì thế, có hai hướng giải quyết được đưa ra là (i) các bên cần thỏa thuận, thống nhất để một bên rút đơn yêu cầu và chỉ yêu cầu công nhận tại một tòa án là nơi cứ trú, làm việc của một trong hai bên tranh chấp; (ii) giải quyết tranh chấp về mặt thẩm quyền giữa các Tòa án như trong vụ án dân sự thông thường.
Thứ hai, bổ sung thêm phương án hỗ trợ công nhận KQHGT nhằm giảm tải gánh nặng cho hệ thống tòa án, tuy nhiên những giải pháp này cần tính đến sự lâu dài và gắn chặt với điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam trong tương lai. Một là, đăng ký KQHGT tại Tổ chức trọng tài với ý nghĩa là phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm và hiệu lực bắt buộc thi hành một cách nhanh chóng, qua đó rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp, tránh được những thủ tục pháp lý phức tạp tại Tòa án. Hai là, có thể đăng ký văn bản KQHGT tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức HGTM đặt trụ sở đối với trường hợp hòa giải tại tổ chức HGTM và tổ chức HGTM sẽ hỗ trợ các bên thực hiện thủ tục này hoặc tại Sở Tư pháp nơi bên yêu cầu cư trú hoặc làm việc trong trường hợp giải quyết bằng HGTM vụ việc. Sở dĩ đưa ra đề xuất này là bởi Sở Tư pháp cũng là một cơ quan chuyên môn giúp việc cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các vấn đề pháp lý, tổ chức thực hiện pháp luật…
Hơn nữa cơ quan này cũng chịu trách nhiệm quản lý về mặt hành chính trong việc công nhận tư cách hành nghề của HGVTM vụ việc, đồng thời cấp Giấy đăng ký hoạt động cho các tổ chức HGTM.
Thứ ba, xem xét các quy định thủ tục công nhận KQHGT ngoài tòa án cho thấy, BLTTDS 2015, SĐBS 2019 chưa đề cập đến vấn đề về “phạm vi mà Tòa án có thể xem xét lại nội dung của thoả thuận hoà giải thành để quyết định việc công nhận”
(Nguyễn Hưng Quang, 2018), dẫn đến Tòa án có thể can thiệp sâu vào nội dung của thỏa thuận hòa giải giữa các bên tranh chấp. Do đó, cần phải bổ sung thêm quy định về giới hạn những nội dung mà Tòa án cần xem xét khi công nhận KQHGT ngoài tòa
án hoặc Tòa án nhân dân tối cao có thể ban hành Nghị quyết hướng dẫn về thủ tục công nhận KQHGT ngoài tòa án để tạo thuận lợi cho các Tòa án cấp dưới khi giải quyết yêu cầu này, trong đó quy định “Tòa án khi xem xét công nhận KQHGT ngoài tòa án cần tôn trọng thỏa thuận của các bên chỉ xem xét nội dung của thỏa thuận trong phạm vi thỏa thuận đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội mà không được xét xử lại vụ việc”.
3.2.6. Hoàn thiện quy định pháp luật về chế độ bảo mật thông tin trong hòa giải thương mại
Các quy định về chế độ bảo mật thông tin trong Nghị định 22/2017/NĐ-CP đang được đánh giá là khá sơ sài, thiếu tính cụ thể, chi tiết, vì thế cần xem xét và hoàn thiện theo hướng sau:
Thứ nhất, về chủ thể có trách nhiệm bảo mật, Nghị định 22/2017/NĐ-CP hiện nay đang bỏ ngỏ trách nhiệm bảo mật thông tin của HGVTM đối với các bên tranh chấp khi cung cấp thông tin cho chủ thể này. Vấn đề này, pháp luật nên học hỏi cách quy định rất tiến bộ của Luật mẫu của UNCITRAL, vì vậy pháp luật cần hoàn thiện theo hướng:“khi hòa giải viên nhận được thông tin liên quan đến tranh chấp từ một bên, hòa giải viên có thể tiết lộ nội dung của thông tin đó cho bất kỳ bên nào khác tham gia hòa giải. Tuy nhiên, nếu một bên đã yêu cầu rằng thông tin đó phải được giữ bí mật thì thông tin đó sẽ không được tiết lộ cho bất kỳ bên nào khác tham gia hòa giải, kể cả bên tranh chấp còn lại”. Với quy định này trách nhiệm của HGVTM trong quá trình hòa giải đã tăng thêm, do đó nếu muốn tạo được niềm tin, nâng cao được uy tín của mình thì các chủ thể này phải tiến hành hòa giải và xử lý mọi việc một cách cẩn trọng, không xảy ra sai sót (Châu Việt Bắc, 2021).
Thứ hai, về bảo mật thông tin sau quá trình hòa giải, tất cả các thông tin, tài liệu có được trong quá trình hòa giải cần được giữ kín kể cả khi đã kết thúc hòa giải và các bên đã bước vào thủ tục tố tụng tại tòa án hay TTTM. Vì thế, NĐ 22/2017/NĐ- CP cần làm rõ các vấn đề sau: các bên không thể sử dụng các thông tin, tài liệu trong quá trình hòa giải để làm chứng cứ chống lại bên kia hay mời HGVTM làm nhân chứng tại các thủ tục tố tụng tòa án hay TTTM sau khi kết thúc hòa giải mà không đạt được thành công, đồng thời nêu ra các trường hợp mà những những thông tin, tài