CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.3. Thực tiễn thi hành pháp luật về hòa giải thương mại ở Việt Nam hiện nay
2.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động thi hành pháp luật về hòa giải thương mại ở Việt Nam hiện nay
Cho đến nay, HGTM vẫn là một phương thức giải quyết tranh chấp còn khá mới mẻ tại Việt Nam, tuy nhiên sau rất nhiều nỗ lực từ phía cơ quan quản lý nhà nước, Tòa án, chủ thể cung cấp dịch hòa giải,… hoạt động HGTM ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Bức tranh toàn cảnh về HGTM ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã có sự khởi sắc với những bước tiến quan trọng, có thể kể đến như:
Trước khi hành lang pháp lý về HGTM ở Việt Nam được thiết lập, VIAC đã rất nỗ lực trong việc đưa ra Bộ quy tắc hòa giải và cung cấp dịch vụ hòa giải từ năm 2007 nhằm định hướng cho việc thực hiện hoạt động hòa giải của các bên tranh chấp và tính đến năm 2010, VIAC đã giải quyết được 05 vụ tranh chấp. Dù số lượng vụ tranh chấp được giải quyết tại đây không nhiều nhưng cũng đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hoạt động HGTM ở Việt Nam khi mà chủ thể kinh doanh đã biết đến HGTM và gửi gắm tranh chấp của mình.
Trong một cuộc khảo sát doanh nghiệp vào 2015 của VIAC cùng Công ty tài chính quốc tế (IFC) về vấn đề giải quyết tranh chấp bằng phương thức HGTM tại Việt Nam đã chỉ ra rằng “78% doanh nghiệp sẵn sàng thử sử dụng phương thức hòa giải, 58% sẵn sàng chi trả mức phí hòa giải từ 6.000.000 VND trở xuống, 15% sẵn sàng chi trả 12.000.000 VND trở lên; 79% ưa thích phương thức hòa giải tích cực với việc hòa giải viên chủ động hướng dẫn các bên so với hòa giải mang tính hỗ trợ”
(Phan Trọng Đạt, 2020). Có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã dần thể hiện sự ưu thích đối với phương thức HGTM và sẵn sàng bỏ ra chi phí để giải quyết tranh chấp bằng phương thức này.
Việt Nam liên tiếp trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế và kí kết nhiều hiệp định song phương, đa phương, trong đó có quy định khuyến khích sử dụng những phương thức mềm dẻo linh hoạt như thương lượng, hòa giải để giải quyết mâu thuẫn của mình (Hòa giải thương mại, 2020), cùng với cam kết nội luật hóa về dịch vụ của
WTO về HGTM. Điều này cho thấy rõ quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của hoạt động HGTM, khuyến khích thương nhân sử dụng HGTM cho tranh chấp của mình để nhanh chóng đạt được mục tiêu bắt kịp với xu thế chung của thế giới đối với phương thức HGTM, tạo nên môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, hấp dẫn đối với thương nhân nước ngoài.
Tính đến tháng 5 năm 2019, qua khảo sát về việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của các doanh nghiệp, cá nhân, trong đó, thương lượng được sử dụng nhiều nhất với 57,8%, tiếp đến là Toà án với 46,8%, hoà giải chiếm 22,8% và cuối cùng là trọng tài với 16,9% (Nguyễn Trung Nam, 2020). Như vậy tín hiệu đáng mừng đối với phương thức HGTM là khi mà các chủ thể kinh doanh đã ưu tiên sử dụng hòa giải hơn là trọng tài, dù tỉ lệ ưu tiên này vẫn còn tương đối thấp so với phương thức thương lượng và giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
Ngay sau khi NĐ 22/2017/NĐ-CP về HGTM được ban hành, ngày 27/4/2018 Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) chính thức được thành lập theo Quyết định số 279/QĐ-VIAC của Chủ tịch VIAC. VMC là tổ chức HGTM đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ HGTM chuyên nghiệp theo quy định tại Nghị định này (Trung tâm Hòa giải Việt Nam, 2018). Trên cơ sở nền tảng kinh nghiệm đã cung cấp dịch vụ hòa giải trước đó của VIAC – chủ thể tiên phong thực hiện hoạt động HGTM giúp các bên có thêm một phương thức giải quyết tranh chấp để lựa chọn thì việc ra đời một trung tâm hòa giải khi đã có khung pháp lý điều chỉnh là điều tất yếu, đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động HGTM ở Việt Nam.
Tính đến khoảng tháng 8 năm 2019, Việt Nam có 7 trung tâm HGTM được cấp phép thành lập, 3 trung tâm trọng tài đăng ký bổ sung hoạt động hòa giải. Bên cạnh đó, đã có gần 100 HGVTM vụ việc đăng ký tại các Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (Đoàn Trung Kiên & Nguyễn Thị Vân Anh, 2019). Đây là những con số minh chứng cho những thành công ban đầu kể từ khi NĐ 22/2017/NĐ-CP ra đời và chính thức có hiệu lực.
Cho đến đầu năm 2020, đã có thêm 03 trung tâm HGTM được thành lập, nâng tổng số trung tâm HGTM được thành lập theo quy định của NĐ 22/2017/NĐ-CP lên
10 trung tâm HGTM. Số lượng trung tâm HGTM được thành lập ở Việt Nam vẫn tiếp tục tăng để đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp của các bên, cụ thể, đến tháng 9 năm 2021 đã có 15 trung tâm HGTM tồn tại và hoạt động tại Việt Nam, trong đó, riêng Hà Nội có 8 trung tâm HGTM, ở thành phố Hồ Chí Minh và Thừa Thiên Huế với số lượng khiêm tốn hơn, lần lượt có 4 và 1 trung tâm HGTM. Ngoài ra, hiện tại có 07 trung tâm trọng tài đăng ký bổ sung hoạt động hòa giải bên cạnh việc cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng TTTM.
Đội ngũ HGVTM ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Tính đến khoảng cuối năm 2020, ở Việt Nam có khoảng hơn 130 HGVTM vụ việc, tiếp đến nửa cuối năm 2021 số lượng HGVTM vụ việc đã tăng lên gần 150 HGV có chất lượng được công nhận bởi các tổ chức trong nước và thậm chí là các tổ chức có uy tín trên thế giới như Trung tâm Trọng tài thương mại Hàn Quốc (KCAB), Trung tâm giải quyết tranh chấp hiệu quả của Anh (CEDR)... (Nguyễn Văn Tý, 2021). Hầu hết các HGVTM dù hoạt động độc lập hay trực thuộc các tổ chức hòa giải cũng đều là các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực, có kinh nghiệm hòa giải, hay ít nhất họ cũng là những cử nhân luật của các trường đại học uy tín, nhiều HGVTM thành thạo nhiều ngôn ngữ khác nhau,...
Cụ thể tại Hà Nội, theo thống kê Sở Tư pháp Hà Nội, cho đến tháng 4 năm 2021 đã có 8 trung tâm HGTM cung cấp dịch vụ HGTM chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, so với thời điểm 2019 đã tăng lên 2 trung tâm HGTM (Danh sách trung tâm HGTM trên địa bàn TP Hà Nội, 2021). Số lượng HGVTM vụ việc tuy chưa nhiều nhưng vẫn tiếp tục tăng tính đến tháng 4 năm 2021 đã có tới 92 HGVTM vụ việc do Sở Tư pháp thành phố Hà Nội công bố. So với thời điểm tháng 11 năm 2018 đã tăng lên đáng kể, khi đó mới chỉ 56 HGVTM vụ việc (Danh sách HGVTM vụ việc trên địa bàn TP Hà Nội, 2021). Có thể nói, Hà Nội là địa phương có hoạt động HGTM diễn ra sôi động và phát triển nhất cả nước khi có số lượng trung tâm HGTM, các trung tâm trọng tài đăng ký cung cấp dịch vụ HGTM và số lượng HGVTM vụ việc đều dẫn đầu cả nước.
Hiện nay, tuy chưa xác định chính xác số lượng vụ tranh chấp đã sử dụng phương thức HGTM để giải quyết mâu thuẫn, nhưng có thể nhận thấy rõ rằng các cá
nhân, tổ chức kinh doanh đã biết đến HGTM nhiều hơn, cân nhắc sử dụng HGTM nhiều hơn cho tranh chấp của mình và tỏ ra ưu thích, hài lòng với phương thức giải quyết tranh chấp này. Mặc dù, số lượng vụ tranh chấp đã được giải quyết bằng HGTM ở Việt Nam là còn hạn chế, nhưng giá trị tranh chấp lại tương đối lớn. Như tại Trung tâm Hòa giải thương mại Việt Nam (VMC), kể từ khi thành lập đến giữa năm 2019 mới chỉ nhận được đơn yêu cầu của năm vụ tranh chấp nhưng giá trị tranh chấp lại rất lớn lên tới 934.5 tỷ đồng.
Các tổ chức như VIAC, Học viện Tư pháp, Liên đoàn luật sư Việt Nam,… đã tổ chức một số khóa tập huấn với thời gian tối thiểu là một buổi cho tới hai ngày dù hiện nay ở Việt Nam chưa có bất kỳ cơ sở đào tạo, hay một chương trình đào tạo chính thức nào làm quy chuẩn. Thực tế năm 2018, đã có 71 học viên được cấp chứng chỉ đã hoàn thành khóa đạo tạo HGVTM quốc tế bởi Trung tâm giải quyết tranh chấp hiệu quả của Anh quốc (CEDR) với sự liên kết tổ chức của VIAC cùng với Công ty tài chính quốc tế (IFC), đã tạo nên một đội ngũ HGVTM chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam (Phan Trọng Đạt, 2020). Bên cạnh đó, các trung tâm hòa giải còn rất tích cực tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm để giới thiệu về vai trò của HGTM và xu hướng hòa giải ở Việt Nam và thế giới như ngày 19/6/2020 VIAC đã tổ chức buổi hội thảo về HGTM: lựa chọn hiệu quả cho giải quyết tranh chấp; thậm chí nhiều trung tâm HGTM đã tổ chức cung cấp dịch bồi dưỡng, tập huấn về kĩ năng hòa giải, điển hình là Trung tâm HGTM Quốc tế Việt Nam (VICMC).
Hoạt động thương mại ngày càng phát triển kéo theo đó là nhiều tranh chấp thương mại nảy sinh, nó không chỉ giới hạn trong lãnh thổ của một quốc gia mà còn vượt ra khỏi biên giới quốc gia, do đó ngày càng nhiều tranh chấp thương mại quốc tế nảy sinh, vấn đề công nhận KQHGT có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo cho những thỏa thuận giữa các bên được thực thi trên thực tế, do đó Việt Nam đang trong quá trình đàm phán gia nhập công ước Singapore về Hòa giải thương mại quốc tế với mong muốn “hỗ trợ cho việc thực hiện KQHGT các tranh chấp thương mại quốc tế bởi khi tham gia vào Công ước, KQHGT do HGV đưa ra ở một quốc gia sẽ được công nhận và thi hành ở một quốc gia thành viên khác, điều đó sẽ thúc đẩy cho việc sử dụng hiệu quả của các phương thức giải quyết tranh tranh chấp, mở rộng,
tăng cường cơ hội hợp tác thương mại giữa các quốc gia trên thế giới” (An Hạ, 2020).
Hiện nay, có rất nhiều trung tâm HGTM đã cho ra mắt dịch vụ HGTM trực tuyến vừa tiết kiệm thời gian và chi phí lại rất phù hợp với xu thế phát triển của thế giới trong thời đại cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, cũng như tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp như hiện nay. Bên cạnh đó, các trung tâm hòa giải và trọng tài đã nhanh chóng nắm bắt được xu hướng giải quyết tranh chấp của cộng đồng doanh nghiệp trên thế giới khi đã liên kết với nhau cung cấp dịch vụ kết hợp giữa hòa giải - trọng tài (Med – Arb) để đáp ứng đa dạng nhu cầu của thương nhân trong bối cảnh các tranh chấp diễn ra ngày càng phức tạp và cần đến những mô hình kết hợp nhằm mang lại hiệu quả cũng như giải quyết triệt để mâu thuẫn.
* Liên hệ đến Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC):
VMC là tổ chức cung cấp dịch vụ hòa giải chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam ra đời theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP vào tháng 4 năm 2018, kể từ khi đi vào hoạt động cho đến nay VMC cũng đã có được những thành tựu ban đầu, có thể kể đến như:
Năm 2018 2019 2020 2021
Số vụ tranh chấp
0 5 5 10
Lĩnh vực tranh chấp
0 Xây dựng và sở hữu trí tuệ
Xây dựng, mua bán hàng hóa
và sở hữu trí tuệ
Xây dựng, cung ứng dịch
vụ, hợp tác kinh doanh và mua bán hàng
hóa Giá trị tranh
chấp (tỷ đồng)
0 934.5 974,3 356
Bảng 2.2: Thống kê hoạt động giải quyết tranh chấp tại VMC
Năm 2018 là một năm với khởi đầu khó khăn khi VMC chưa tiếp nhận được vụ tranh chấp nào, tuy nhiên với những nỗ lực của mình đến năm 2019, VMC đã thụ lý được 5 vụ tranh chấp với tổng giá trị tranh chấp lên đến 934.5 tỷ đồng và cả 5 vụ tranh chấp đều đạt kết quả là hòa giải thành và các bên đều tự nguyện thi hành thỏa thuận hòa giải đó. Trong đó, có tới 80% là số vụ tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng;
đáng chú ý là có tới 2 trên 5 vụ có HGVTM được cấp chứng chỉ bởi Trung tâm giải quyết tranh chấp hiệu quả của Anh (CEDR) và được tiến hành theo thủ tục hòa giải bằng ngôn ngữ nước ngoài.
Theo thống kê của VMC, trong năm 2020, trung tâm này tiếp tục ghi nhận thêm 5 vụ tranh chấp với tổng giá trị tranh chấp lên tới 974,3 tỷ đồng, tăng 10,42%
so với năm 2019. Lĩnh vực tranh chấp đã có sự đa dạng hơn bởi ngoài hai lĩnh vực là xây dựng và sở hữu trí tuệ còn có cả lĩnh vực mua bán hàng hóa. Trong đó, đã có 3 vụ tranh chấp đã hòa giải thành công và các bên cũng tự nguyện thi hành cam kết của mình. Bên cạnh hoạt động hòa giải, trong năm 2020, VMC cùng VIAC đã tổ chức Tuần lễ Trọng tài và Hòa giải thương mại Việt Nam (VAW năm 2020) bao gồm
“chuỗi 11 sự kiện với các chủ đề xoay quanh trọng tài và HGTM được tiến hành với sự tham gia của hơn 50 chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế cùng sự đồng hành của hơn 30 đơn vị đối tác” (Báo cáo thường niên của VMC, 2021). Năm 2020 là năm đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ các hoạt động trực tiếp không thể thực hiện bởi chính sách hạn chế di chuyển của nhà nước, chính vì thế, VMC cũng đã thực hiện dự án đồng hành cùng doanh nghiệp chịu tác động bởi đại dịch này thông qua việc giảm chi phí hòa giải cho các doanh nghiệp khi tiến hành giải quyết tranh chấp tại đây. Bên cạnh đó, VMC còn tổ chức hàng loạt các sự kiện trực tuyến như tọa đàm, hội thảo hay tổ chức các buổi giảng dạy trực tuyến cho HGVTM đặc biệt là liên quan đến chủ đề hợp đồng, hay phát hành bộ ấn phẩm “Covid-19 hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp”... Đặc biệt là VMC đã bắt đầu áp dụng mô hình hoà giải kết hợp với trọng tài liên kết với VIAC để đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp của các doanh nghiệp với sự kết hợp của nhiều phương thức khác nhau khi mức độ phức tạp của các vụ tranh chấp ngày càng tăng lên, qua đó đem lại hiệu quả tốt nhất cả về kết quả, thời gian và chi phí khi tiến hành giải quyết tranh chấp (Báo cáo thường niên của VMC, 2021).
Trong báo cáo thường niên năm 2021, VMC đã nhận được thêm 10 vụ việc yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng HGTM. Như vậy, xét trong cả giai đoạn 2018 – 2021 tổng số vụ tranh chấp mà VMC đã tiếp nhận là 20 vụ, có thể thấy số lượng vụ việc mà VMC được yêu cầu trong năm 2021 bằng tổng của cả hai năm liền kề trước đó, trong đó có khoảng một nửa số vụ việc là các vụ tranh chấp thương mại có tính quốc tế (Trung tâm Hòa giải Việt Nam - Nhìn lại năm 2021, 2022). Điểm đáng chú ý nữa là lĩnh vực tranh chấp của các vụ việc mà VMC tiếp nhận không chỉ gói gọn trong lĩnh vực xây dựng như trước đây mà đã có sự đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều, trong đó, lĩnh vực cung ứng dịch vụ chiếm tỉ lệ cao nhất với 38.5%, đứng thứ hai là lĩnh vực xây dựng với 30.8%, ngoài ra còn có những tranh chấp trong các lĩnh vực khác như mua bán hàng hóa, hợp tác kinh doanh. Có thể thấy, số vụ tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng mà VMC tiếp nhận luôn chiếm tỉ trọng cao trong ba năm liên tiếp.
Chỉ tính riêng năm 2021, tổng giá trị tranh chấp mà VMC tiếp nhận đã lên đến 356 tỷ đồng, trong đó vụ có giá trị tranh chấp lớn nhất có trị giá 147 tỷ đồng và giá trị tranh chấp nhỏ nhất cũng rơi vào 950 triệu đồng (Trung tâm Hòa giải Việt Nam - Nhìn lại năm 2021, 2022).
Đáng chú ý hơn cả là vấn đề ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ cùng mong muốn đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp “online” trong thời điểm đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, vào tháng 3 năm 2021, VMC chính thức ra mắt nền tảng hòa giải trực tuyến MedUp (Báo cáo thường niên của VMC, 2022). Có thể thấy đây là nền tảng hòa giải này là cực kì thích hợp trong giai đoạn hiện nay, giúp các bên tranh chấp tiết kiệm được cả thời gian và chi phí nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, VMC đã tổ chức chuỗi các sự kiện trực tuyến với mục đích “thúc đẩy sự phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp bằng HGTM nâng cao nhận thức và niềm tin của doanh nghiệp về HGTM”, cùng rất nhiều khóa học đào tạo nhằm tăng cường kĩ năng hòa giải cho các HGVTM của trung tâm với
“tâm thế chuẩn bị kỹ lưỡng” và “trau dồi kiến thức chuyên môn” để đáp ứng tốt nhất nhu cầu hòa giải của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước (Trung tâm Hòa giải Việt Nam - Nhìn lại năm 2021, 2022).
Những kết quả mà VMC đạt được như vậy là nhờ vào những nỗ lực không ngừng nghỉ của trung tâm từ việc đào tạo và nâng kỹ năng hòa giải cho HGVTM,