CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hòa giải thương mại ở Việt Nam
3.3.6. Nâng cao hiệu quả của hoạt động công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án
Với quy định pháp luật hiện hành trọng trách cộng nhận KQHGT ngoài Tòa án của các bên tranh chấp lại được đặt lên “đôi vai” của hệ thống tòa án, mà các quy định pháp luật đó lại chưa đủ rõ ràng để tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết yêu cầu dân sự này và đảm bảo các cam kết trong KQHGT được các bên tranh chấp nghiêm túc thực hiện, Tòa án nhân dân tối cao cần phải ban hành một Nghị quyết, trong đó hướng dẫn cho các tòa án cấp dưới một cách cụ thể và chi tiết các quy định về công nhận KQHGT ngoài tòa án tại BLTTDS năm 2015, tương tự như Tòa án nhân dân tối cao đã từng ban hành Nghị quyết 01/2014 để hướng dẫn thi hành Luật TTTM năm 2010.
Bên cạnh đó, các tòa án cấp trên cần chỉ đạo cho các tòa cấp dưới tăng cường tập huấn, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ thẩm phán của các Tòa án liên quan đến hoạt động công nhận KQHGT ngoài tòa án, đồng thời thành lập một ban thẩm phán chuyên nghiệp để thực hiện thủ tục này.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tiếp tục đàm phán gia nhập Công ước Liên hợp quốc về thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải hay còn gọi là Công ước Singapore. Công ước này có nhiều điểm tương đồng và ý nghĩa tương tự như Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. Thực tế hiện nay, số lượng vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài ngày một gia tăng mà một văn bản KQHGT ngoài tòa án lại không đương nhiên được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Vì thế, để thúc đẩy sự phát triển của thị trường hòa giải ở Việt Nam thì cần đẩy nhanh việc gia nhập Công ước Singapore để đảm bảo KQHGT ngoài tòa án giữa các bên tranh chấp là nước ngoài của nhau được công nhận và đảm bảo thực thi trên thực tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Pháp luật về hòa giải thương mại ở Việt Nam hiện nay với khá nhiều quy định tiến bộ và rõ ràng khi được đưa vào thi hành trên thực tế đã thể hiện được vai trò định hướng quan trọng của mình và cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Song không phải vì thế mà nó không có những hạn chế, tiêu cực, dù mới chỉ chính thức được ban hành và có hiệu lực được vài năm trở lại đây nhưng các quy định pháp luật về HGTM đã bộc lộ những điểm bất cập và không tạo được cơ chế giải quyết tranh chấp thực sự thông thoáng và linh hoạt trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay.
Chính vì thế, yêu cầu về việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về HGTM đã được đặt ra. Việc hoàn thiện pháp luật về HGTM cần đảm bảo đi đúng hướng mà Đảng và nhà nước ta đã vạch ra, đồng thời, cũng cần phù hợp với tinh thần khuyến khích sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp thay thế - HGTM trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay. Bên cạnh đó, cũng cần đề ra các giải pháp cụ thể, có tính khả thi để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về HGTM trên thực tế. Để làm được được điều đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ cũng như sự nỗ lực của nhiều cơ quan, tổ chức, các chủ thể hòa giải tham gia vào quan hệ HGTM… trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò đầu mối, trung tâm của Bộ Tư pháp và các Sở Tư pháp của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương – chịu trách nhiệm triển khai, tổ chức thi hành pháp luật trong thực tế.
PHẦN KẾT LUẬN
HGTM là một phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại độc lập ngoài tòa án, khác với thương lượng, phương thức này đã có sự tham gia của bên thứ ba trung lập – sử dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của mình để giúp đỡ các bên tranh chấp nhanh chóng đạt được thỏa thuận hòa giải thành để chấm dứt tranh chấp. HGVTM trong phương thức này không phải là chủ thể có quyền xét xử như thẩm phán hay trọng tài viên mà chỉ là người hỗ trợ, thúc đẩy các bên tranh chấp tham gia hòa giải để họ tự quyết định phương án giải quyết tranh chấp của mình, cho dù HGVTM có đề xuất một giải pháp nào đó thì cũng luôn phải được sự chấp thuận của tất các bên tranh chấp.
Ở Việt Nam HGTM ra đời khá muộn, nhưng cũng đã có những bước tiến quan trọng khi mà BLTTDS năm 2015 chính thức có hiệu lực, trong đó quy định về thủ tục công nhận KQHGT ngoài tòa án, rồi cho đến NĐ 22/2017/NĐ-CP ra đời đã đánh dấu mốc quyết định cho sự phát triển của hoạt động HGTM ở Việt Nam. Từ đây hoạt động HGTM đã chính thức được điều chỉnh bởi pháp luật, các bên tranh chấp sẽ có cơ sở để lựa chọn phương thức HGTM cho tranh chấp của mình nhờ đó mà giúp giảm tải gánh nặng cho hệ thống tòa án vốn chịu nhiều áp lực trong thời gian qua. Kể từ khi NĐ 22/2017/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, hoạt động HGTM đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng bên cạnh đó, Nghị định này cũng đã sớm tỏ ra nhiều bất cập, hạn chế mà cần thiết phải xem xét hoàn thiện pháp luật về HGTM để nó thực sự trở thành động lực thúc đẩy, khuyến khích hoạt động HGTM phát triển.
Với những nỗ lực, cố gắng hoàn thiện và nâng hiệu quả thực thi pháp luật về HGTM trong thời gian sắp tới, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng rằng HGTM sẽ trở thành một phương thức giải quyết được các bên tranh chấp ưu chuộng, tin tưởng lựa chọn hàng đầu, đồng thời Tòa án không còn là sự lựa chọn tối ưu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. An Hạ. (2020). Công ước Singapore về Hòa giải thương mại quốc tế và khả năng tham gia của Việt Nam. Truy cập lần cuối ngày 2 tháng 4 năm 2022.
Retrieved from <https://phaply.net.vn/cong-uoc-singapore-ve-hoa-giai- thuong-mai-quoc-te-va-kha-nang-tham-gia-cong-uoc-cua-viet-nam-
a236044.html>
2. Báo cáo thường niên của VMC. (2021). Truy cập lần cuối ngày 7 thàng 5 năm 2022 Retrieved from <https://www.vmc.org.vn/images/Resources/Annual- Report/2020/VIAC_Bao-cao thuong-nien-2020.pdf>.
3. Báo cáo thường niên của VMC. (2022). Truy cập lần cuối ngày 6 tháng 5 năm 2022 Retrieved from <https://www.vmc.org.vn/images/Resources/Annual- Report/VIAC_Bao-cao-thuong-nien-2021.pdf>
4. Bộ Chính trị (2005) Nghị quyết 48/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, ban hành ngày 24/5/2005
5. Bộ Chính trị (2005) Nghị quyết 49/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ban hành ngày 02/06/2005
6. Bộ Tư Pháp. (2006). Từ điển Luật học. Hà Nội: NXB Từ điển Bách Khoa &
NXB Tư Pháp.
7. Bộ Tư pháp. (2015). Tờ trình về dự thảo Nghị định về hòa giải thương mại.
Hà Nội.
8. Bộ Tư pháp (2018) Thông tư số 02/2018/TT-BTP về hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại ban hành ngày 26/02/2018
9. Châu Việt Bắc. (2021). Tính bảo mật trong hòa giải thương mại. Truy cập lần cuối ngày 9 tháng 4 năm 2022, Retrieved from https://www.vmc.org.vn/thu- tuc-hoa-giai/tinh-bao-mat-trong-hoa-giai-thuong-mai-a120.html
10. Chính phủ (2017) Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại ban hành ngày 24 tháng 2 năm 2017
11. Công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án trong lĩnh vực thương mại . (2021). Truy cập lần cuối vào ngày 14 tháng 4 năm 2022. Retrieved from
<https://www.vmc.org.vn/thu-tuc-hoa-giai/cong-nhan-ket-qua-hoa-giai- thanh-ngoai-toa-an-trong-linh-vuc-thuong-mai-a122.html>
12. Danh sách HGVTM vụ việc trên địa bàn Thành phố Hà Nội . (2021).
Truy cập lần cuối ngày 10 tháng 4 năm 2022. Retrieved from
<http://sotuphap.hanoi.gov.vn/Portalview/trangchitiet.aspx?portalid=1&idme nu=226&idtin=1357>
13. Danh sách trung tâm HGTM trên địa bàn TP Hà Nội. (2021). Retrieved from
<http://sotuphap.hanoi.gov.vn/Portalview/trangchitiet.aspx?portalid=1&idme nu=226&idtin=1358>
14. Dương Quỳnh Hoa. (2011). Hòa giải - một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Tr. 18-22.
15. Đoàn Trung Kiên & Nguyễn Thị Vân Anh. (2019). Pháp luật về hòa giải thương mại ở Việt Nam - Một số vấn đề cần hoàn thiện. Tạp chí Nghề luật, Tr. 10-15.
16. Giới thiệu về hòa giải thương mại. (2020). Truy cập lần cuối ngày 2 tháng 5 năm 2022. Retrieved from <https://hta-arbitration.vn/gioi-thieu-ve-hoa-giai- thuong-mai/>
17. Hòa giải theo vụ việc. (2019). Truy cập lần cuối ngày 2 tháng 4 năm 2022.
Retrieved from <http://dzungsrt.com/wp-content/uploads/2015/03/20151229- Ad-hoc-MediationreviewedbyNMD-1.pdf>
18. Hòa giải thương mại. (2020). Truy cập lần cuối ngày 22 tháng 4 năm 2022 Retrieved from <https://www.viac.vn/images/Resources/Legal-Research- and-Study/200708_Hoa-giai-thuong-mai-EUROCHAM/200805_Hoa-giai- thuong-mai_Whitebook-Eurocham.pdf>
19. Hòa giải trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại. (2021). Truy cập lần cuối ngày 2 tháng 5 năm 2022. Retrieved from <https://vicmc.vn/hoa-giai- truc-tuyen-trong-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai/>
20. Hoàng Minh Khôi & Hoàng Bảo Ngọc. (2015). Vấn đề bảo mật trong hòa giải thương mại ngoài tòa án. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tr. 11-23.
21. Hoàng Minh Khôi & Hoàng Bảo Ngọc. (2016). Các nội dung về bảo mật trong hòa giải thương mại ngoài tòa án theo Luật mẫu UNCITRAl và Luật Hòa giải thống nhất của Hoa Kỳ. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tr. 52-64.
22. Hoàng Phê. (2006). Từ điển Tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản viện ngôn ngữ học.
23. Huỳnh Thị Nam Hải & Hoàng Thị Ngữ. (2021). Bình luận một số quy định về thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án trong BLTTDS năm 2015. Tạp chí Tòa án, Tr. 17-21
24. Khái quát về Hòa giải thương mại. (2021). Truy cập lần cuối ngày 9 tháng 3 năm 2022. Retrieved from Trung tâm Hòa giải Việt Nam:
<https://www.vmc.org.vn/thu-tuc-hoa-giai/khai-quat-ve-hoa-giai-thuong- mai-a114.html>
25. Lê Hương Giang. (2017). Một số bình luận về Nghị định 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Hòa giải thương mại. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tr. 45-52 26. Lê Hương Giang. (2018). Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về hòa giải
viên thương mại ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học pháp lý, Tr. 30-36
27. Lê Hương Giang. (2019). Bản chất pháp lý của hòa giải thương mại. Tạp chí luật học, Tr. 3-13.
28. Lê Nguyễn Gia Thiện & Lê Nguyễn Gia Phúc. (2018). Tiêu chuẩn của hòa giải viên thương mại. Tạp chí Nghề luật, Tr. 46-51.
29. Lê Tấn Liêm. (2019). Hòa giải thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
30. Lê Xuân Tùng. (2021). Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến ở Hoa Kỳ. Tạp chí Tài chính, Tr. 24-29.
31. Mai Hùng Nhân. (2019). Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại. Tạp chí Kiểm sát, Tr. 21-24,49.
32. Ngô Thu Trang & Nguyễn Thế Đức Tâm. (2018). Một số vấn đề về đảm bảo thực thi thỏa thuận hòa giải. Nhà nước và pháp luật, Tr. 32-39.
33. Nguyễn Bá Bình & Nguyễn Thị Anh Thơ. (2015A). Pháp luật về hòa giải thương mại và một số khuyến nghị hoàn thiện. Nghiên cứu lập pháp, Tr. 109- 114.
34. Nguyễn Bá Bình & Nguyễn Thi Anh Thơ. (2015B). Khung pháp luật riêng về hòa giải thương mại của Uncitral. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Tr. 1-7.
35. Nguyễn Hưng Quang. (2018). Tòa án – điểm tựa cho hòa giải ngoài Tòa án.
Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, Tr. 32-40.
36. Nguyễn Hưng Quang. (2019). Hòa giải - xu hướng giải quyết tranh chấp thương mại trong thời kì hội nhập. In Nguyễn Hồng Thao (Chủ biên), Luật quốc tế và những vấn đề thực tại Việt Nam (Tr. 237-253). Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh Niên.
37. Nguyễn Mạnh Dũng & Nguyễn Thị Thu Trang. (2020). Thực trạng sử dụng TTTM tại Việt Nam - Một số giải pháp nâng cao sức hấp dẫn của trọng tài.
Truy cập lần cuối ngày 29 tháng 04 năm 2022. Retrieved from
<http://dzungsrt.com/wp-content/uploads/2015/03/20150831-Du-thao-Tham- Luan-tong-ket-thi-hanh-LTTTM-updated-clean.pdf>
38. Nguyễn Trung Nam. (2020). Hòa giải thương mại tại Việt Nam. Truy cập lần cuối ngày 21 tháng 4 năm 2022. Retrieved from
<https://www.viac.vn/images/Resources/Legal-Research-and-
Study/200722_HGTM-tai-VN_NTNam/Papers_Hoa-giai-thuong-mai-tai- Viet-Nam_NamNT_191029.pdf>
39. Nguyễn Văn Tý & Nguyễn Thị Dung. (2020). Giáo trình luật thương mại Việt Nam Tập II. Hà Nội: Nhà xuất bản Tư Pháp.
40. Nguyễn Văn Tý. (2021). Thực hiện thỏa thuận hòa giải thương mại ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, Tr. 30-33.
41. Phạm Hoài Ngân & Hoàng Thị Nguyệt Nga. (2019). Điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án. Tạp chí Tòa án Nhân dân , Tr. 12-17.
42. Phan Trọng Đạt. (2020). Tổng quan về hòa giải thương mại ở Việt Nam.
Truy cập lần cuối ngày 19 tháng 03 năm 2022. Retrieved from
<https://www.viac.vn/images/Resources/Legal-Research-and-
Study/200722_Tong-quan-HGTM-tai-VN/Papers_Bao-cao-tong-quan-ve- Hoa-giai-thuong-mai-tai-Vietnam---6.2020.pdf>
43. Phòng Tư pháp quốc tế và Tương trợ tư pháp. (2021). Hội thảo tham vấn dự thảo Báo cáo đánh giá khả năng Việt Nam gia nhập Công ước Singapore.
Truy cập lần cuối ngày 9 tháng 4 năm 2022. Retrieved from
<https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Pages/tin-tuc-su-kien.aspx?ItemID=112>
44. Quốc hội (2005) Luật thương mại số 36/2005/QH ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005, sửa đổi bổ sung ngày 05 tháng 07 năm 2019
45. Quốc hội (2015) Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2015, sửa đổi bổ sung ngày 16 tháng 12 năm 2019
46. Quốc hội (2015) Bộ luật dân sự năm 2015 số 91/2015/QH13 ban hành ngày 24/11/2015
47. Quy trình liên thông Trọng tài - Hòa giải - Trọng tài. (2021). Truy cập lần cuối ngày 4 tháng 5 năm 2022. Retrieved from <https://www.viac.vn/quy- trinh-lien-thong-trong-tai-hoa-giai-trong-tai>
48. Thống kê chung hoạt động giải quyết tranh chấp tại VMC. (2020). Truy cập lần cuối ngày 25 tháng 4 năm 2022. Retrieved from
<https://www.vmc.org.vn/thong-ke/thong-ke-chung-hoat-dong-giai-quyet- tranh-chap-tai-vmc-s30.html>
49. Tòa án nhân dân tối cao. (2020). Sổ tay pháp luật về trọng tài và hòa giải. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên.
50. Tổng số bản án, quyết định đã được công bố. (2022). Truy cập lần cuối ngày 6 tháng 5 năm 2022. Retrieved from <https://congbobanan.toaan.gov.vn/>
51. Trung tâm Hòa giải Việt Nam - Nhìn lại năm 2021. (2022). Truy cập lần cuối ngày 21 tháng 4 năm 2022. Retrieved from <https://www.vmc.org.vn/tin-tuc- su-kien/trung-tam-hoa-giai-viet-nam-vmc-nhin-lai-nam-2021-n887.html>
52. Trung tâm Hòa giải Việt Nam. (2018). Truy cập lần cuối ngày 24 tháng 3 năm 2022 Retrieved from <https://www.vmc.org.vn/gioi-thieu.html>
53. Viện trọng tài quốc tế Việt Nam. (2021). Quy trình liên thông Trọng Tài – Hòa Giải trong giải quyết tranh chấp thương mại. Truy cập lần cuối ngày 1 tháng 5 năm 2022. Retrieved from <https://viarb.vn/quy-trinh-lien-thong- trong-tai-hoa-giai-trong-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai/>
54. Vũ Ánh Dương. (2020). Hòa giải tranh chấp thương mại - thân thiện và cùng thắng. Truy cập lần cuối ngày 28 tháng 4 năm 2022. Retrieved from
<https://www.vmc.org.vn/thu-tuc-hoa-giai/hoa-giai-tranh-chap-thuong-mai- than-thien-va-cung-thang-a113.html>
55. Vũ Huy Hoàng & Ngô Thị Thu Huyền. (2021). Pháp luật về tổ chức Hòa giải thương mại theo quy định tại Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ - Thực trạng và hướng hoàn thiện. Tạp chí Nghề luật, Tr. 30-35
* TÀI LIỆU TIẾNG ANH
56. German Mediation Act 2012 (Luật hòa giải của Cộng hòa Liên bang Đức năm 2012)
57. NMAS. (2015). (National Mediation Accreditation Standards) Truy cập lần cuối ngày 11 tháng 5 năm 2022. Được truy lục từ
<http://www.ama.asn.au/wp content/uploads/2012/04/AMA-Revised- NMAS-1-July2015.pdf?_ga=2.114976067.598196227.1652246451-16349 24830.1652246451>
58. Part Seven Of The Belgian Judicial Code – Mediation 2005 (Luật hòa giải của Bỉ năm 2005).
59. SIMI. (2022). (Singapore International Mediation Institute). Truy cập lần cuối ngày 11 tháng 5 năm 2022. Được truy lục từ <https://www.simi.org.sg/What- We Offer/Mediators/SIMI-Credentialing-Scheme>
60. Singapore Mediation Act 2017 (Luật hòa giải của Singapore năm 2017) 61. The Itailan Mediation Law 2009 (Luật hòa giải của Italia năm 2009).
62. UNCITRAL Model Law on International Comercial Conciliation 2002, Amended 2018 (Luật mẫu của Ủy ban luật thương mại quốc tế về hòa giải thương mại năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2018)
63. Uniform Mediation Act 2002 (Luật hòa giải thống nhất của Hoa Kỳ 2002).