Sự hình thành và phát triển dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận sử dụng dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã qr của người tiêu dùng tại việt nam (Trang 50 - 53)

Dựa vào Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020, trong đó có đề xuất một số mục tiêu thúc đẩy TTKDTM và một số nội dung quy định liên quan. Điều này đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các DN, NHTM triển khai nhiều giải pháp thanh toán điện tử trong các giao dịch điện tử, trong đó giải pháp thanh toán bằng QR Code cũng là giải pháp được ưa chuộng tại Việt Nam trong thời gian gần đây.

Hiện này, việc thanh toán bằng mã QR càng trở nên phổ biến, khoảng hơn 20 NHTM đã tích hợp chức năng quét mã QR khi thanh toán trên các ứng dụng Mobile Banking như: Vietcombank, BIDV, VietinBank, VPBank, Maritime Bank, SCB, SHB, Agribank, TPBank,… Và để khuyến khích NTD sử dụng, nhiều NHTM đã

“tung” ra các gói chương trình khuyến mãi, hoàn tiền hấp dẫn nếu sử dụng QR Code trong thanh toán hóa đơn dịch vụ, hàng hóa.

Trên thực tế, thị trường Việt Nam được đánh giá là thị trường phát triển thanh toán số tiềm năng. Khác với Mỹ hay Singapore - NTD đã quen với việc quẹt thẻ cho mọi giao dịch chi tiêu, còn tại Việt Nam, ngược lại, thanh toán thẻ còn chưa phổ biến.

Bên cạnh đó có cơ cấu dân số trẻ, có khả năng tiếp thu công nghệ nhanh và đặc biệt hơn 70% dân số sử dụng smartphone, thương mại điện tử bước vào giai đoạn sôi động.

Chi phí để triển khai thực hiện thanh toán bằng phương thức quét mã QR rất thấp và đơn giản.

Với sự phổ biến của chiếc smartphone, mã QR đang có xu hướng bùng nổ trong những năm gần đây đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán số. Việc thanh toán bằng mã QR đang được ứng dụng phổ biến nhất trong các hoạt động thanh toán và tiếp thị (marketing) trên các sàn thương mại điện tử. NTD chỉ cần sử dụng camera của chiếc smartphone và quét mã QR là đã có thể thực hiện nhanh chóng các tính năng của mã QR như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn dịch vụ, hàng hóa mà không cần

39

dùng đến tiền mặt hay thẻ tại các điểm thanh toán chỉ với một lần quét. Với ứng dụng mobile banking hoặc ví điện tử có tích hợp mã QR là NTD đã có thể sử dụng được dịch vụ, theo đó phương thức này được đánh giá là đơn giản, tiện lợi, dễ sử dụng và thân thiện cho khách hàng.

Thông qua mã QR, doanh nghiệp có thể dễ dàng điều hướng NTD tới các kênh online như website, mạng xã hội… Mã QR mang lại cơ hội phát triển kinh doanh đa kênh, tăng cơ hội tiếp cận khách hàng, tăng doanh thu, phát huy tiềm năng tối đa trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, mã QR có chi phí đầu tư rất thấp vì chỉ cần một miếng mã dán ở quầy thanh toán, điều này là ưu điểm so với thanh toán bằng thẻ. Việc triển khai phương thức thanh toán QR gần như không tốn chi phí đầu tư lắp đặt nên loại hình thanh toán này khá phù hợp với các nước có nhiều điểm bán nhỏ lẻ như Việt Nam.

Kết hợp nhiều ưu điểm trên, có thể thấy thanh toán bằng phương thức quét mã QR đem tới lợi ích cho tất cả chủ thể tham gia cũng như hoạt động kinh tế nói chung.

Sự ra đời và phát triển của phương thức thanh toán bằng mã QR được xem là một hiện tượng hứa hẹn, sẽ thay thế các phương pháp thanh toán truyền thống trong tương lai.

Tại Việt Nam, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi thông minh, cửa hàng bán lẻ, quán ăn,… rất dễ để nhìn thấy sự có mặt của mã QR cùng với biểu tượng của y các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán.

Trong năm 2018, có thể nhận thấy sự đột phá về số lượng người dùng cũng như thu nhập mà phương thức thanh toán này mang lại. Ông Trần Trí Mạnh, đại diện VNPAY, cho biết “trong năm 2018 có hơn 20.000 cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng VNPAY-QR với mức tăng trưởng người dùng lên tới 30% mỗi tháng”.

Năm 2020, khi dịch Covid-19 khiến cho nhiều công ty tiến tới bờ vực phá sản thì lại giúp phương thức thanh toán này ngày càng phổ biến: “Quý 1/2020 cho thấy doanh số thanh toán qua mã QR của VNPAY-QR đã tăng trưởng 550% so với cùng kỳ 2019”.

40

Biểu đồ 2.1 : Doanh thu của VNPay so với các đối thủ giai đoạn 2016 - 2019

( Nguồn : doanhnhan.vn ) Theo thống kê của NHNN : Số điểm chấp nhận thanh toán cũng tăng vọt từ 20.000 điểm lên 70.000 điểm, VNPAY-QR đã kết nối 33 ngân hàng và 7 ví điện tử.

Không chỉ VNPAY-QR, các ngân hàng, mà hiện các ví điện tử cũng đầu tư rất nhiều để phủ thị trường thanh toán QR như VinID, MoMo, Zalo, Grab|Moca. Dự kiến trong vòng khoảng 2-3 năm nữa, thanh toán bằng QR Code sẽ phát triển song song với các phương thức thanh toán số khác, góp phần làm đẩy mạnh TTKDTM theo chỉ đạo của Chính phủ

Ngày 26/5/2020, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành “Chỉ thị số 22/CT- TTg” về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển TTKDTM tại Việt Nam, khái quát lại một số kết quả đạt được và hạn chế trong quá trình triển khai các hoạt động TTKDTM thời gian qua, qua đó đề xuất một số giải pháp cho thời gian tới. Cho thấy phía Chính Phủ, NHNN đã và đang rất ủng hộ phương thức TTKDTM.

Hiện nay, NHNN đã hoàn tất xây dựng tiêu chuẩn cơ sở: Đặc tả kỹ thuật QR code trong lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam - Với chuẩn EMV mới, đơn vị chấp nhận thẻ của các ngân hàng cùng chung chuẩn, ứng dụng của ngân hàng này có thể quét thanh toán của ngân hàng kia, vừa tiện lợi cho khách hàng và cho ngân hàng trong việc phát triển mạng lưới, nâng cao nâng lực thanh toán trong cộng đồng các đơn vị cùng triển khai dịch vụ thanh toán QR code. Với sự nền tảng về pháp luật, tiềm lực của các

41

doanh nghiệp và sự hợp tác của ngành ngân hàng, thanh toán bằng mã QR sẽ tiếp tục phát triển tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận sử dụng dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã qr của người tiêu dùng tại việt nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)