3.1.1 Đối với người tiêu dùng
Mỗi cá nhân hiện tại ai cũng có một chiếc smartphone, đây là điều kiện để NTD tiếp cận với thanh toán qua mã QR đặc biệt là trong suốt gần 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. NTD cần phải nhận thấy được sự quan trọng của việc sử dụng các phương thức thanh toán không tiếp xúc để tránh được nguy cơ lây lan dịch bệnh. Khi mua sắm, tiền mặt hay thẻ ATM đều có thể coi là nguồn lây nhiễm mầm bệnh do có tiếp xúc trực tiếp với NTD. Thanh toán bằng phương thức quét mã QR giúp hạn chế tiếp xúc tối đa với các tác nhân gây hại từ tiền mặt và giúp NTD an tâm hơn khi mua sắm.
Ngoài ra, để bảo vệ quyền lợi cũng như lợi ích của bản thân, NTD cần phải trang bị những kiến thức về quy định trong việc sử dụng dịch vụ thanh toán bằng mã QR. Bản thân NTD cần phải tự có ý thức bảo vệ tài khoản thanh toán điện tử của mình bằng cách kiểm tra và cập nhật thông tin, trạng thái tài khoản thường xuyên, cài đặt nhiều lớp bảo vệ, không truy cập vào các trang web lạ tránh bị nhiễm mã độc có chứa virut …
Việc sử dụng dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã QR đối với NTD không những được bảo mật an toàn về tiền mà còn có khả năng sinh lời về các khoản tiền nhàn rỗi trong tài khoản. Thực chất đây chính là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và được tính lãi theo mức ấn định của từng ngân hàng.
Do vậy mỗi người dân cần nắm rõ những ưu nhược điểm của các phương thức TTKDTM, từ đó họ sẽ nhận thức được và đưa ra quyết định lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp để vừa thực hiện tốt Chỉ thị của Chính Phủ về phòng, chống dịch COVID- 19, bảo vệ an toàn cho bản thân và cũng thúc đẩy TTKDTM, tăng trưởng nền kinh tế số trong bối cảnh đại dịch.
3.1.2 Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng hóa
81
Các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng hóa cũng cần có những biện pháp để khuyến khích NTD sử dụng dịch vụ thanh toán bằng mã QR nhiều hơn. Các đơn vị chấp nhận thanh toán cần phối hợp với các NHTM để cùng tác động lên NTD, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội do những tính năng mà thanh toán bằng mã QR đem đến. Đồng thời cũng cần phối hợp đào tạo nguồn nhân lực của đơn vị chấp nhân thanh toán – những người trực tiếp phục vụ NTD.
3.1.3 Đối với các Ngân hàng thương mại và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bằng mã QR
3.1.3.1 Thiết kế giao diện đơn giản, dễ sử dụng
Qua nghiên cứu ở chương 2 thì nhân tố tính dễ sử dụng là yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định chấp nhận sử dụng dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã QR của NTD. NTD khi lựa chọn sử dụng dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã QR họ ưu tiên sự dễ sử dụng của dịch vụ. Đối với các ứng dụng di động, sự đơn giản vẫn là tốt hơn sự phức tạp. Điều này rất cần thiết cho NTD vì khi họ trải nghiệm một ứng dụng mới nếu ứng dụng đó phức tạp thì họ sẽ từ bỏ luôn, không có xu hướng sử dụng ứng dụng đó trong tương lai. Với những người trưởng thành, họ có thu nhập cao và ổn định, họ là phân khúc khách hàng cần được chăm sóc vì họ có thu nhập cao nên sẽ có xu hướng tiêu dùng mua sắm nhiều. Do đó, ứng dụng thanh toán bằng phương thức quét mã QR ra đời mà không đáp ứng được nhu cầu dễ sử dụng của họ thì họ sẽ không có xu hướng tiếp tục sử dụng trong tương lai.
Khuyến nghị với các NHTM và các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán bằng mã QR cần phát triển giao diện người dùng dễ sử dụng với điều hướng đơn giản. Chức năng càng đơn giản thì ứng dụng sẽ càng thành công hơn, điều quan trọng là người dùng không phải tốn thời gian để học cách sử dụng ứng dụng và nếu các công ty cung cấp dịch vụ làm được thì sẽ không có lý do gì để khách hàng tìm kiếm một ứng dụng khác của đôi thủ cạnh tranh. Từ đó góp phần kích thích NTD sử dụng các dịch vụ thanh toán phi tiền mặt, thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn
3.1.3.2 Nâng cao tiện ích
82
Yếu tố tính thuận tiện là nhân tố tác động rất lớn đến ý định chấp nhận hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã QR của người tiêu dùng chỉ sau nhân tố Tính dễ sử dụng. Điều này dễ hiểu vì giờ đây khách hàng đã có thể thanh toán các hóa đơn dịch vụ mọi lúc mọi nơi chỉ cần có chiếc điện thoại thông minh có kết nối 4G/Wifi là khách hàng đã có thể thực hiện mọi giao dịch thanh toán mà không gặp phải các rủi ro về tiền mặt. Đặc biệt nhân tố này càng tác động mạnh mẽ hơn nhất là trong bối cảnh dịch COVID 19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam nên việc thanh toán các hóa đơn dịch vụ từ xa như tiền điện nước, internet, giao hàng ăn nhanh,… là việc rất cần thiết giúp bảo vệ người tiêu dùng cũng như cộng đồng mọi người xung quanh tránh bị lây lan virut COVID 19.
Khuyến nghị với các NHTM và các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã QR hợp tác và kết hợp bổ sung nhiều tiện ích khi thanh toán nhằm tối ưu cho sự thuận tiện của ứng dụng Mobile Banking và ứng dụng QR Pay. Bên cạnh việc nâng cấp hạ tầng, liên kết các dịch vụ liên quan như dịch vụ thẻ, bảo hiểm, tài chính,… Các ngân NHTM và các công ty cung ứng dịch vụ thanh toán quét mã QR cần thực hiện triển khai hệ thống thanh toán bù trừ thống nhất, tiếp tục nâng cao chất lượng bảo mật, thường xuyên tuyên truyền, quảng bá hình ảnh sản phẩm phù hợp với phân khúc hàng, tổ chức các chương trình khuyến mại nhằm khuyến khích người dân sử dụng các hình thức TTKDTM. Bên cạnh đó, nghiên cứu cách thức thanh toán qua mã thanh toán QR offline, bởi vì trong quá trình khảo sát, một số người có ý kiến cho rằng họ mong muốn sớm có phương thức thanh toán bằng mã QR offline, không cần sử dụng đến dữ liệu 4G/Wifi. Hiện nay muốn sử dụng mã QR cần phải có kết nối mạng, điều này trở thành rào cản với những NTD không đăng ký sử dụng dữ liệu di động khi thanh toán các hóa đơn dịch vụ
3.1.3.3 Tuyền dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã QR vẫn còn tương đối mới ở Việt Nam, nhưng nhiều nước phát triển trên thế giới đã được nhiều thành tựu đáng kể trong việc triển khai thanh toán bằng mã QR. Để ứng dụng và tiếp cận công nghệ mới này vào
83
thị trường Việt Nam cần đòi hỏi những nỗ lực không ngừng về nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn về nghiệp vụ để có thể hỗ trợ các DN xử lý các vấn đề phát sinh của đơn vị chấp nhận thanh toán số.
3.1.3.4 Đẩy mạnh các hoạt động Marketing
Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp đưa phương thức thanh toán bằng mã QR trở thành một trong những phương thức thanh toán được chấp nhận rộng rãi trong nền kinh tế số từ đó tạo động lực để thúc đẩy các chính sách TTKDTM của Nhà nước và Chính phủ.
Có nhiều cách để quảng cáo đến NTD biết đến dịch vụ thanh toán bằng mã QR như: Quảng cáo trên báo chí, truyền hình, mạng internet, các nơi công cộng, các điểm chấp nhận thanh toán,...
3.1.3.5 Nâng cao trình độ của NTD
Tổ chức các buổi hội thảo, sự kiện nhằm tập huấn trang bị và nâng cao kiến thức cho NTD. Hiện nay có rất nhiều tổ chức cung cấp sản phẩm dịch vụ thanh toán số mà lại không hướng dẫn NTD cách sử dụng gây ra tâm lý hoang mang và e ngại khi chuyển sang hình thức thanh toán số cho NTD. Do vậy để phòng tránh rủi ro không đáng có NHTM và các công ty cung ứng dịch vụ nên tổ chức các buổi báo cáo và ghi nhận ý kiến đánh giá của NTD để cải thiện chất lượng dịch vụ hơn. Từ đó, số lượng tài khoản tiền gửi của ngân hàng sẽ tăng lên, huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi và giúp cải thiện khả năng thanh toán của ngân hàng.
3.1.4 Đối với Chính Phủ và Ngân hàng Nhà Nước
Chính phủ và NHNN nhanh chóng ban hành các chính sách quy định nhằm tạo điều kiện đột phá đối với phát triển các dịch vụ thanh toán di động. Thực hiện các chính sách như quy định các loại hình kinh doanh bắt buộc phải TTKDTM, giảm thuế cho các giao dịch thanh toán số để NTD và các đơn vị kinh doanh phải sử dụng phương tiện TTKDTM, cung cấp các gói hỗ trợ, cho phép thực hiện thử nghiệm thực tế… Triển khai thí điểm phát triển một số hình thức TTKDTM ( Trong đó có QR Pay ) ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại và
84
đối tác của ngân hàng thương mại phát huy lợi thế về công nghệ, phát triển đa dạng hệ sinh thái của các dịch vụ thanh toán, mở rộng độ phủ sóng của các dịch vụ thanh toán tới khu vực chưa có sự hiện diện của NHTM trên địa bàn cả nước.
Nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng số đồng bộ, qua đó giảm tối đa sự chênh lệch khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán phi tiền mặt của người tiêu dùng giữa các vùng miền. Vì do sự phát triển kinh tế các vùng không đồng đều, nên việc phát triển công nghệ thanh toán số mới chỉ được chú trọng tại đô thị phát triển. Những vùng kém phát triển hơn có cở sở hạ tầng thanh toán số chưa phát triển nên khả năng NTD tiếp cận các dịch vụ thanh toán số nói chung và dịch vụ thanh toán bằng mã QR nói riêng có thể còn chưa được nhiều. Đôi khi tốc độ mạng 4G/Wifi vẫn còn hạn chế làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của người tiêu dùng trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán số.
Cho phép mở rộng lĩnh vực áp dụng mã thanh toán QR, như: y tế, vận tải, giáo dục… nhằm giảm áp lực và tăng tính hiệu quả của các ngành nghề khác. Ví dụ thay vì phải ra quầy thực hiện các thủ tục đăng kí khám bệnh, nộp tiền phức tạp, mất thời gian thì người bệnh có thể thực hiện thông qua phương thức quét mã QR trên website để thực hiện. Nếu triển khai được sẽ tạo thuận lợi cho các bên: với người bệnh: giảm thời gian chờ đợi xếp hàng, thực hiện thanh toán đơn giản hơn, các thông tin minh bạch chính xác;
với bệnh viện: giảm chi phí nhân công tại quầy thu ngân, hạn chế tình trạng tiền giả, tiền bị thất thoát qua đó quản lí dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí in hóa đơn cho bệnh viện cũng như bảo vệ môi trường. Hay thực hiện quét mã để trả tiền xe bus công cộng - đã phổ biến tại Trung Quốc, Hàn Quốc, qua đó giảm người phụ thu phí, giảm việc nhầm lẫn trong thu trả tiền khi xe đông,…
Tiếp tực hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý, đặc biệt là các quy định liên quan đến hoạt động rủi ro. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cùng với công nghệ và trang thiết bị thanh toán để phòng tránh các rủi ro phát sinh liên quan trong quá trình giao dịch thanh toán. Ứng dụng thành tựu cách mạng công nghệ 4.0 trong hoạt động thanh toán, tăng cường hợp tác ngân hàng để tạo ra sự phát triển năng động, bứt phá trong hoạt động thanh toán.
85
3.1.5. Đối với các Bộ, ban ngành khác liên quan
Các Bộ, ngành cần có những giải pháp cụ thể chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thúc đẩy việc phối hợp với các NHTM để triển khai TTKDTM.