Tình hình tài sản - nguồn vốn của MSB chi nhánh Thanh Xuân trong giai đoạn từ 2019-2021

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố tác động tới quyết định sử dụng mobile banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng hàng hải msb chi nhánh thanh xuân (Trang 50 - 54)

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH

2.1.3. Tình hình tài sản - nguồn vốn của MSB chi nhánh Thanh Xuân trong giai đoạn từ 2019-2021

Về tài sản, từ năm 2019 đến 2021, tài sản của ngân hàng có sự biến động tăng giảm. Cụ thể, tổng tài sản năm 2020 của ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân là 1.678.456 triệu đồng, tăng 123.847 triệu đồng so với năm 2019 tương ứng với mức tăng 7,94%. Nhưng đến năm 2021 thì ngân hàng chỉ ghi nhận tổng tài sản đạt 1.423.789 triệu đồng, giảm 254.667 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 15,17%.

Trong đó khoản mục mà chiếm tỉ trọng lớn nhất trên tổng tài sản của ngân hàng đó là khoản mục cho vay khách hàng và cũng có mức biến động tăng giảm qua các năm. Cho vay khách hàng năm 2019 đạt 1.107.452 triệu đồng tương ứng 71,24%, năm 2020 là 1.387.563 triệu đồng tương ứng 82,7% . Có thể thấy rằng cho vay khách hàng năm 2020 tăng mạnh so với năm 2019, tăng lên 280.111 triệu đồng (tương ứng với 25,29%) . Sự tăng trưởng một cách vượt bậc này là do ngân hàng MSB đã có những chiến lược phát triển đúng đắn, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa ra nhiều hơn các gói ưu đãi cùng với đó ngân hàng cũng có những bước tiến trong việc phát triển hình ảnh tốt tới người tiêu dùng. Mặc dù vậy, hoạt động gửi tiền tại các tổ chức tín dụng (TCTD) lại có tỉ lệ rất ít trên tổng tài sản của ngân hàng và biến động qua các năm. Năm 2019, tiền gửi tại các TCTD đạt 8.854 triệu đồng chiếm 0,57%, đến năm 2020 giảm xuống còn 7.985 triệu đồng chiếm 0,45% tương ứng với mức giảm 869 triệu đồng (9,8%). Cuối cùng sang năm 2021 thì khoản tiền gửi này tăng lên 9.143 triệu đồng (0,64%) với mức tăng 1.158 triệu đồng tương ứng 14,5%. Việc nền kinh tế biến động do sự tác động của dịch bệnh cụ thể là dịch COVID-19 làm sức khoẻ của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng cũng vì vậy mà hoạt động thanh khoản của ngân hàng trở nên chậm hơn khiến ngân hàng cần tiền mặt để có thể chi trả các khoản chi phí như trả tiền lương cho nhân viên, giảm lãi suất cho vay hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong tình hình khó khăn dẫn đến việc ngân hàng sử dụng nguồn tiền dự trữ thanh khoản.

Các khoản mục tài sản cố định cho thấy qua từng năm có sự biến động. Tài sản có năm 2020 so với năm 2019 có sự suy giảm đáng kể 162.478 triệu đồng tương

ứng với mức giảm 41,2%, sang năm 2021 thì có sự tăng lên nhưng không đáng kể với mức tăng 46.122 triệu đồng tương ứng với mức tăng 19,9%.

Bảng 2.1 Thực trạng tài sản – nguồn vốn Ngân hàng MSB CN Thanh Xuân năm 2019-2021

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân )

STT CHỈ TIÊU

Năm So sánh

2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Chênh lệch (%) Chênh lệch (%)

I TÀI SẢN 1.554.639 100 1.678.456 100 1.423.789 100 123.817 7.96 -254.667 -15,17

1 Tiền mặt 31.428 2,02 35.687 2,13 38.456 2,7 4.259 13,55 2.769 7.76

2 Tiền gửi tại các TCTD

khác 8.854 0,57 7.985 0,45 9.143 0,64 -869 -9,8 1.158 14,5

3 Cho vay khách hàng 1.107.452 71,24 1.387.563 82,7 1.084.697 76,2 280.111 25,29 -302.866 -21,83

4 Tài sản cố định 12.623 0,81 15.417 0,92 13.567 0,96 2.794 22,13 -1.850 -12

5 Tài sản cố định khác 394.282 25,36 231.804 13,8 277.926 19,5 -162.478 -41,2 46.122 19,9

II NGUỒN VỐN 1.554.639 100 1.678.456 100 1.423.789 100 123.817 7.96 -254.667 -15,17

1 Vốn huy động 1.406.734 90,49 1.569.983 93,54 1.295.674 91 163.249 11,6 -274.309 -17,47

2 Vay từ các TCTD 1.931 0,12 1.931 0,12 1.931 0,12 0 0 0 0

3 Vốn và các quỹ 20.498 1,32 21.895 1,3 19.435 1,37 1.397 6,8 -2.460 -11,24

4 Nguồn vốn khác 125.476 8,07 84.647 5,04 106.749 7,51 -40.829 -32,54 22.102 26,11

Giá trị tài sản cố định và tiền mặt của MSB chi nhánh Thanh Xuân cũng thay đổi từ năm 2019 đến năm 2021 do luồng tiền trên thị trường biến động linh hoạt và tính cạnh tranh giữa các ngân hàng gia tăng. Cụ thể, tiền mặt năm 2020 tăng 4.259 triệu so với năm 2019, tương ứng tăng 13,55%, còn trong giai đoạn 2020 đến năm 2021 thì tiền mặt tăng thêm 2.769 triệu đồng tương ứng với mức tăng 7,76%. Tài sản cố định năm 2019 đạt 12.623 triệu đồng, sang năm 2020 tăng 2.794 triệu đồng (tương ứng 22,13%) đạt 15.417 triệu đồng. Đến năm 2021 thì tài sản cố định lại cho thấy sự giảm xuống rõ rệt so với năm 2020 khi giảm xuống chỉ còn 13.567 triệu đồng tức giảm đi 1.850 triệu đồng (tương ứng 12%).

Về tổng nguồn vốn, với chiến lược kinh doanh đẩy mạnh huy động vốn trong giai đoạn 2019 – 2020 đã mang đến kết quả là nguồn vốn huy động trong 2 năm này của ngân hàng MSB không ngừng tăng, nhưng sang năm 2021 thì việc dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế khiến cho việc huy động vốn bị chậm lại và có sự giảm xuống rõ rệt nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Cụ thể, nguồn vốn năm 2020 so với 2019 tăng 123.817 triệu với mức tăng 7,96%. Trong giai đoạn này, việc nguồn vốn có sự tăng trưởng góp phần cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh của MSB chi nhánh Thanh Xuân. Sang năm 2021 lại giảm đi đáng kể, so với năm 2020 thì năm 2021 nguồn vốn huy động giảm 254.667 triệu đồng với mức giảm 15,17%, điều này dễ dàng lý giải được là do dịch bệnh Covid 19 tác động. Trong cơ cấu nguồn vốn của MSB chi nhánh Thanh Xuân, nguồn huy động vốn từ khách hàng có tỉ trọng cao nhất trên tổng nguồn vốn, qua 3 năm liên tiếp đều > 90%. Đạt được kết quả này đã chứng tỏ MSB áp dụng một cách hiệu quả các chiến lược cho hoạt động kinh doanh của mình, chính sách Marketing được chú trọng để thu hút khách hàng mặc dù trong thời kì ảnh hưởng của dịch bệnh. Nguồn huy động vốn năm 2020 so với năm 2019 tăng 163.249 triệu đồng (với mức tăng 11,6%), năm 2021 so với năm 2020 giảm 274.309 triệu đồng (với mức giảm 17,47%). Vốn, các quỹ và vốn huy động từ các nguồn khác có sự biến động nhưng không đáng kể qua các năm. Hoạt động vay

từ các TCTD cố định qua các năm và đều đạt 1.931 triệu đồng chỉ chiếm 0,12% tổng nguồn vốn.

Tình hình nguồn vốn – tài sản của MSB chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn 2019 – 2021 nhìn chung là khá ổn định nhưng có xu hướng giảm xuống từ năm 2021 do dịch bệnh Covid 19 nhưng vẫn nằm trong mức an toàn, cho thấy MSB chi nhánh Thanh Xuân đã cho thấy được bản lĩnh cũng như tiềm lực tài chính ổn định của mình mặc dù có những ảnh hưởng xấu xảy ra. Mặc dù vậy, trong tương lai, MSB CN Thanh Xuân cần thực hiện nhiều hơn các chiến lược phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường, từ đó nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố tác động tới quyết định sử dụng mobile banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng hàng hải msb chi nhánh thanh xuân (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)