2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của MSB chi nhánh Thanh Xuân trong
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MSB CN Thanh Xuân giai đoạn 2019 – 2021
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân) STT CHỈ TIÊU
Năm So sánh
2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020
Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) (+/-) (%) (+/-) (%)
I TỔNG DOANH THU 150.565 100 165.204 100 146.342 100 14.639 968.,7
2 -18,862 -11,42
1 Thu lãi cho vay 75.616 50,22 86.340 52,26 73.187 50 10.724 14,18 -13.153 -15.23
2
Thu lãi từ điều chuyển
vốn 66.085 43,9 68.085 41,21 62.670 42,82 2.000 3,03 -5.415 -7,95
3 Thu dịch vụ ngân hàng 5.320 3,53 6.668 4,04 5.067 3.46 1.348 25,34 -1.601 -24,01
4 Thu nhập khác 3.544 2,35 4.111 2,49 5.418 3,72 567 16 1.307 31,79
II TỔNG CHI PHÍ 136.598 100 149.723 100 132.823 100 13.125 9,61 -16.900 -11,29
1 Chi phí lãi tiền vay 62.053 45,43 67.985 45,4 68.521 51,59 5.932 9,56 536 0,79
2 Chi phí nhân viên 15.601 11,43 18.707 12,5 14.049 10,58 3.106 19,91 -4.658 -24,9
3 Chi trả dự phòng 5.787 4,23 5.558 3,71 7.883 5,93 -229 -3,96 2.325 41,83
4 Chi khác 53.157 38,95 57.473 38,39 42.370 31,9 4.316 8,12 -15.103 -26,28
III LỢI NHUẬN 13.967 - 15.481 - 13.519 - 1.514 10,84 -1.962 -12,67
Về doanh thu, MSB cho kết quả doanh thu tăng trong giai đoạn từ năm 2019 - 2020. Năm 2020 tăng 14.639 triệu đồng ( tăng 9,72%) so với năm 2019. Hoạt động kinh doanh đem lại thu nhập chủ yếu là khoản thu từ lãi cho vay khách hàng và thu từ lãi chuyển vốn. Cụ thể, nguồn thu từ lãi cho vay khách hàng năm 2019 đạt 75.616 triệu đồng chiếm 50,22% tổng doanh thu, năm 2020 tăng thêm 10.724 triệu đồng (tương ứng với mức tăng 14,18%) đạt 86.340 triệu đồng chiếm 52,26% trên tổng doanh thu, và năm 2021 giảm đi 13.153 triệu đồng (tương ứng với mức giảm 15,23%) đạt 73,187 chiếm 50%. Khoản thu từ lãi điều chuyển vốn mang lại mức doanh thu năm 2019 đạt 66.085 triệu đồng chiếm 43,9% trên tổng doanh thu, năm 2020 tăng thêm 2.000 triệu đồng (tương ứng với mức tăng 3,03%) đạt 68.085 triệu đồng chiếm 41,21% trên tổng doanh thu. Năm 2021 ghi nhận dấu hiệu giảm đi 5.415 triệu đồng (tương ứng với mức giảm 7,95%). Sự tăng trưởng theo chiều hướng tốt trong những năm 2019 và 2020 chứng minh rằng MSB đã thực hiện chiến lược kinh doanh của mình một cách có hiệu quả, không ngừng phát triển và nâng cao dịch vụ, cơ sở kỹ thuật cũng cần được nâng cấp, đào tạo chuyên sâu cho cán bộ nhân viên và tối đa hoá mong đợi của khách hàng.
Nhưng đến năm 2021 thì có những sự sụt giảm nhẹ từ các khoản doanh thu chủ chốt, việc ảnh hưởng từ dịch bệnh khiến cho chiến lược kinh doanh mà ngân hàng đang áp dụng trở nên khó khăn hơn, vì vậy ngân hàng không được chủ quan mà luôn luôn trong tâm thế thay đổi để thích ứng cũng như nâng cao sự đề phòng đối với mọi trường hợp.
Về chi phí, ở giai đoạn năm 2019 đến năm 2020 thì tổng chi phí của MSB chi nhánh Thanh Xuân có sự gia tăng rõ rệt. Cụ thể, năm 2019 tổng chi phí của chi nhánh đạt 136.598 triệu đồng, năm 2020 tổng chi phí tăng thêm 13.125 triệu đồng (tương ứng với mức tăng 9,61%). Đến năm 2021 thì tổng chi phí lại giảm xuống còn 132.823 triệu đồng, giảm so với năm 2020 là 16.900 triệu (tương ứng với 11,29%). Chi phí tập chủ yếu là khoản mục chi trả lãi tiền gửi và lãi tiền vay.
Để giải thích cho việc ngân hàng chi trả nhiều vào 2 nguồn chính là chi trả lãi tiền
vốn, đây là nghiệp vụ chính, có tỉ trọng lớn nên nó ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô hoạt động, do vậy dẫn đến việc ngân hàng tốn nhiều chi phí để trả lãi cho khách hàng, làm cho mức chi phí trả lãi tiền gửi cũng tăng lên và chiếm phần lớn trên tổng chi phí.
Mức chi trả lãi tiền gửi năm 2019 là 62.053 triệu đồng chiếm 45,43%, năm 2020 mức chi này tăng thêm 5.932 triệu đồng (tương ứng với 9,56%) đạt 67.985 triệu đồng chiếm 45,4% tổng chi phí. Đến năm 2021, chi trả lãi tiền gửi đạt 68.521 triệu đồng chiếm 51,59% tăng nhẹ so với năm 2020 là 536 triệu đồng tương ứng 0,79%. Đối với các khoản chi phí khác như mức chi trả cho nhân viên năm 2020 tăng 3.106 triệu đồng (tương ứng với 19,91%), năm 2021 giảm 4.658 triệu đồng so với năm 2020 (tương ứng với 24,9%). Bên cạnh đó, các khoản chi phí dự phòng cũng tăng theo các năm và mức độ tăng rõ rệt nhất là từ năm 2020 đến năm 2021 với mức tăng 2.325 triệu đồng, tăng từ 5.558 triệu đồng năm 2020 lên 7.883 triệu đồng năm 2021 tương ứng với mức tăng 41,83%.Ảnh hưởng của dịch Covid 19 là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động này, khiến ngân hàng phải giảm thiểu các khoản chi phí như chi phí cho nhân viên cũng như sử dụng các khoản chi phí dự phòng để duy trì hoạt động của ngân hàng luôn ở mức ổn định.
Về lợi nhuận, đó là khoản chênh lệch giữa số tiền kiếm được từ doanh thu và chi phí. Lợi nhuận là một chỉ tiêu không thể thiếu để đo lường sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Lợi nhuận tăng về cơ bản đã sẽ đem đến động lực tăng trưởng của ngân hàng. Từ bảng trên ta thấy lợi nhuận của MSB Thanh Xuân đã phản ánh đúng vì chỉ tiêu này cũng có những biến động tăng giảm dựa trên sự thay đổi của thu nhập và chi phí qua các năm. Cụ thể, năm 2020 lợi nhuận tăng 1.514 triệu đồng (tương ứng với 10,84%) so với năm 2019, năm 2021 lợi nhuận của ngân hàng giảm 1.962 triệu đồng (tương ứng với 12,67%) so với năm 2020.
Số liệu phân tích cho thấy những chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019 – 2021, MSB Thanh Xuân đã có sự bứt phá mạnh mẽ và tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2019 và 2020 vì đây là 2 năm nền kinh tế thị trường phát
triển mạnh mẽ khi chưa có dịch bệnh Covid 19. Sang năm 2021, mặc dù do ảnh hưởng từ dịch bệnh lên nền kinh tế, ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân có những bước chững lại về kết quả hoạt động nhưng không đáng kể. Điều này cho thấy trong giai đoạn 2019 – 2021 MSB chi nhánh Thanh Xuân luôn quản lý hoạt động tín dụng hiệu quả, theo kịp nhu cầu của khách hàng thị trường, thêm vào đó là chính sách đào tạo bài bản các cán bộ ngân hàng, luôn sáng tạo, chủ động, tạo dựng uy tín, đảm bảo vị trí của ngân hàng trên thị trường cạnh tranh. Không chỉ vậy, ngân hàng cũng có những giải pháp, chiến lược phòng ngừa hợp lý, nâng cao sự cảnh giác, đề phòng nhằm giảm thiểu rủi ro khi gặp phải những trường hợp bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh.