Biện pháp quản trị tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại hùng thảo (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN NGẮN HẠN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN

2.3. Biện pháp quản trị tài sản ngắn hạn

Giá trị tài sản ngắn hạn thường chiếm tỉ trọng tương đối lớn tổng giát rị tài sản của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Do đó, việc quản trị tài sản ngắn hạn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quản trị tổng tài sản và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu không hoạch định và kiểm soát một cách hợp lý, sự yếu kém của bộ phận nàysẽ là một nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của doanh nghiệp trong tương lai.

Trong số các loại TSNH thì tiền mặt, các khoản phải thu và hàng tồn kho là 3 bộ phận quan trọng nhất, là đối tượng chủ yếu của quản trị tài chính

2.3.1. Quản trị tiền mặt

Tiền và các khoản tương đương tiền là bộ phận có tính thanh khoản cao nhất trong TSNH. Lượng tiền dự trữ bao nhiêu là câu hỏi cần giải đáp bởi nếu dự trữ quá nhiều tiền, doanh nghiệp sẽ đánh mất cơ hội thu được lợi nhuận khi sử dụng tiền thừa để đầu tư các lĩnh vực khác như chứng khoán hay bất động sản. Tuy nhiên nếu lượng tiền tích trữ quá thấp, doanh nghiệp có thể đối mặt với rủi ro thanh khoản, đặc biệt khi doanh nghiệp cần nhiều tiền trong thời gian ngắn. Do đó,giữ một lượng tiền vừa phải sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán và thu được từ những khoản đầu tư khác.

Nội dung chủ yếu của công tác quản trị tiền mặt của doanh nghiệp là:

- Thiết lập mức dự trữ tiền mặt tối ưu

- Dự báo chính xác luồng tiền thu vào và chi ra

- Thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản phải thu bằng tiền 2.3.1. Quản trị các khoản phải thu

Như đã nhắc đến ở trên, trong khoản phải thu, bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản phải thu khách hàng. Do đó, chính sách tín dụng thương mại sẽ có tác động

25

vô cùng lớn tới việc quản trị khoản phải thu bởi nó sẽ ảnh hưởng đến lượng tiền doanh nghiệp đồng ý cho người mua trả chậm. Một chính sách tín dụng thương mại mở rộng nghĩa là doanh nghiệp tích cực trong cho khách hàng vay này để khuyến khích khách mua hàng hóa, dịch vụ do đơn vị mình cung cấp. Ngược lại, đối với chính sách tín dụng thương mại thắt chặt, doanh nghiệp sẽ rất hạn chế cho khách hàng kéo dài thời gian trả tiền, hay doanh nghiệp muốn thu hồi vốn ngay khi bán hàng.Việc thực hiện chính sách tín dụng thương mại là mở rộng hay thu hẹp không chỉ có tác động đến giá trị các khoản phải thu mà còn làm thay đổi nhiều nhân tố khác trong TSNH.Lấy chính sách tín dụng thương mại mở rộng làm ví dụ. Hướng đi này sẽ khuyến khích người mua mua nhiều hàng hóa hơn. Kết quả là hàng tồn kho được luân chuyển nhanh hơn, tránh ứ đọng hàng trong kho làm giảm chất lượng hàng hóa dẫn đến tăng hiệu quả sử dụng TSNH. Tuy nhiên, khi cấp tín dụng cho khách hàng, doanh nghiệp đứng trước rủi ro tín dụng khi có thể không thu hồi được một phần hoặc toàn bộ nợ, đặc biệt là khi khâu đánh giá khả năng chi trả của khách hàng còn nhiều bất cập. Thêm vào đó, nhiều chi phí khác có thể phát sinh làm giảm lợi nhuận cuối kì như chi phí lập dự phòng, chi phí đòi nợ hoặc chi phí phải trả cho nguồn tài trợ để huy động ngân quỹ khi thiếu hụt.

Thực hiện chính sách tín dụng thương mại có tác động hai chiều tới quản lý TSNH.

Do đó để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng TSNH, lợi ích thu được và chi phí phải bỏ ra cần được tính toánmột cách kỹ lưỡng.

Những biện pháp chủ yếu quản trị KPT là:

- Xây dựng chính sách thu hồi nợ: chính sách thu hồi nợ phải tuân theo nguyên tắc chi phí quản lý và chi phí khác phát sinh liên quan tới thu hồi nợ không được vượt quá lợi ích thu được

- Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu

- Áp dụng các biện pháp thích hợp để thu hồi nợ và bảo toàn vốn.

2.3.3. Quản trị hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một bộ phận quan trọng trong TSNH nhất là đối với doanh nghiệp có tỷ trọng khoản mục này trong tổng TSNH lớn như doanh nghiệp kinh doanh

26

thương mại. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những biến động khó có thể lường trước. Sẽ có những thời điểm doanh nghiệp nhận được nhiều đơn đặt hàng cùng lúc hoặc phải đối mặt với tăng giá nhập vào hay khan hiếm nguồn cung. Khi đó, nếu doanh nghiệp thực hiện tốt khâu quản trị HTK thì hàng trong kho sẽ được duy trì ở mức ổn định, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục.

Lượng giữ trữ hàng tồn kho bằng bao nhiêu là bài toán khó với doanh nghiệp. Dự trữ quá nhiều sẽ làm giảm tính thanh khoản của TSNH, tăng chi phí kho hàng, bến bãi và trang thiết bị để bảo quản hàng hóa.Bên cạnh đó, nếu không bảo quản tốt, hàng hóa có thể dễ bị hư hỏng, giảm chất lƣợng. Ngược lại, dự trữ ít hàng tồn kho có thể giảm các chi phí trênvà giúp doanh nghiệp cải thiện lợi nhuậnnhƣng lại gia tăngrủi ro khi không tìm được nguồn cung trong trường hợp doanh nghiệp cần huy động một lượng hàng lớn.

Nội dung chủ yếu trong quản trị HTK là: Thiết lập lượng dự trữ HTK tối ưu, thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ HTK. Để quản lý tốt HTK cần phối hợp nhiều biện pháp từ khâu mua sắm, vận chuyển và dự trữ trong kho. Bên cạnh việc lựa chọn và sử dụng mô hình quản lý HTK phù hợp, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để nâng cao hiệp quả quản lý HTK:

- Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu hoặc hàng hóa cần mua sắm trong kỳ và lượng hàng tồn kho dự trữ thường xuyên.

- Xác định và lựa chọn nguồn cung cấp thích hợp, để đạt được các mục tiêu về giá cả, địa điểm, chất lượng, thời gian, điều kiện được hưởng tín dụng thương mại

- Thường xuyên theo dõi sự biết động của thị trường vật tư hàng hóa để dự đoán và điều chỉnh kịp thời việc mua sắm nguyên vật liệu có lợi nhất cho doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường nhằm bảo toàn vốn cho doanh nghiệp.

- Lựa chọn các phương tiện vận chuyển thích hợp, giảm bớt chi phí vận chuyển, xếp dỡ.

27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đi sâu vào tìm hiểu về các kiến thức cơ bản về TSNH và hiệu quả của quản lý TSNH. Chương này đã tìm hiểu thêm về định nghĩa, đặc điểm và cách phân loại các loại các tài sản ngắn hạn. Từ tổng quan này, khóa luận bắt đầu tìm hiểu hiệu quả của quản lý phân tích hiện tại là gì và các chỉ số để đánh giá chúng một cách chính xác. Chúng trở thành nhân tố giúp khóa luận có thể phân tích, đánh giá thực trạng tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử dụng TSNH của CTCP Xây dựng và Thương mại Hùng Thảo trong chương tiếp theo.

28

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại hùng thảo (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)