Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tài chính tại tổng công ty hóa dầu petrolimex (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH VÀ NÂNG

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính doanh nghiệp

Nguồn: Tổng hợp của tác giả trên nhiều nghiên cứu 1.3.1. Các nhân tố chủ quan

 Hình thức pháp lý doanh nghiệp

Theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành có 5 loại hình doanh nghiệp – hình thức pháp lý doanh nghiệp như sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân và Công ty hợp danh. Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có đặc trưng riêng đặc biệt là trong việc huy động nguồn vốn. Khả năng huy động vốn là một trong những yếu tố phản ánh năng lực tài chính doanh nghiệp. Theo quy định của luật doanh nghiệp thì công ty cổ phần có khả năng huy động vốn cao thông qua hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Công ty trách nhiệm hữu hạn có khả năng huy động vốn thấp hơn thông qua hình thức phát hành trái phiếu. Khả năng huy động vốn của công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế do không được

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực

tài chính doanh nghiệp

Các nhân tố chủ

quan

Hình thức pháp lý Trình độ khoa học kỹ thuật và

công nghệ

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh Trình độ tổ chức quản lý Chất lượng nguồn nhân lực

Các nhân tố khách

quan

Các yếu tố kinh tế Chính trị - Pháp luật

Môi trường quốc tế Đối thủ cạnh tranh

19

phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Do đó, hình thức pháp lý doanh nghiệp ảnh hưởng đến năng lực tài chính doanh nghiệp chủ yếu thông qua hoạt động tạo lập vốn.

 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Mỗi ngành nghề kinh doanh đều có những đặc điểm khác nhau về quy mô vốn, thành phần cơ cấu, nguồn hình thành tài sản và những đặc điểm kinh tế khác nhau, điều này ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau về năng lực tài chính doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các ngành nghề kinh tế khác nhau cũng chịu những tác động khác nhau từ các yếu tố bên ngoài như biến động của nền kinh tế.

Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thường yêu cầu tiềm lực tài chính cao hơn các ngành nông nghiệp và dịch vụ. Một số ngành có tính thời vụ cũng ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng vốn, doanh thu do vậy ảnh hưởng đến năng lực tài chính doanh nghiệp.

 Trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ

Trình độ kỹ thuật công nghệ góp phần ảnh hưởng không hề nhỏ đến năng lực tài chính doanh nghiệp. Với thời đại hiện nay, sự phát triển của khoa học công nghệ là vô cùng chóng mặt, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới để nâng cao kỹ thuật công nghệ. Nhờ khoa học công nghệ, doanh nghiệp có thể gia tăng năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh, cắt giảm chi phí,... từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cải thiện hay suy giảm cũng có phần ảnh hưởng đáng kể của khoa học kỹ thuật. Một doanh nghiệp đi đầu về khoa học và công nghệ thường sẽ có khả năng nâng cao năng lực tài chính tốt hơn các doanh nghiệp có trình độ lạc hậu. Do vậy, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực tài chính.

 Trình độ tổ chức quản lý

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải lựa chọn cho mình một cơ cấu tổ chức quản lý riêng phù hợp với các đặc điểm của doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản do cơ cấu tổ chức quản lý không phù hợp với thực tiễn. Doanh nghiệp dù có nguồn

20

vốn dồi dào nhưng không có trình độ quản lý tốt sẽ khiến doanh nghiệp quản lý các nguồn lực tài chính kém hiệu quả dẫn đến năng lực tài chính đi xuống. Do vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải tìm ra cơ cấu quản trị phù hợp nhằm giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Tùy vào những đặc điểm của doanh nghiệp mình mà các nhà quản trị phải đưa ra một cơ cấu quản lý phù hợp. Với doanh nghiệp có quy mô lớn, bộ máy quản trị cần đưa ra mô hình quản lý phức tạp và hợp lý để có thể giám sát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, với một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, bộ máy quản lý cần tinh giảm và dễ thay đổi để phù hợp với tình hình SXKD. Theo thời gian, bộ máy quản lý doanh nghiệp cần được đổi mới và cải thiện nhằm nâng cao sự phát triển mọi mặt của doanh nghiệp.

 Chất lượng nguồn nhân lực

Con người là nhân tố quan trọng nhất trong hoạt động SXKD vì họ là nhân tố trực tiếp tạo ra sản phẩm. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực là một trong những yêu cầu được đánh giá hàng đầu đối với doanh nghiệp.

Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp có thể bắt kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ trong việc vận hành hiệu quả máy móc thiết bị công nghệ cao, nguồn lao động giỏi giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu doanh thu và lợi nhuận một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó việc nâng cao nguồn nhân lực còn góp phần giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí nhân công. Từ đó nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp.

1.3.2. Các nhân tố khách quan

 Các yếu tố kinh tế

Tình hình kinh tế tác động đến mọi hoạt động của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến năng lực tài chính doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tổng cầu của nền kinh tế,... đều có ảnh hưởng đáng kể đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

21

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp. Khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nước, bên cạnh đó thu nhập người tiêu dùng tăng sẽ làm tăng tổng cầu từ đó doanh nghiệp có thể tăng doanh thu và lợi nhuận. Mặt khác, khi nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái, doanh nghiệp rất khó để tiếp cận nguồn vốn do các chủ thể không có nhu cầu đầu tư. Hơn nữa, khủng hoảng kinh tế sẽ làm giảm tổng cầu, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ giảm doanh thu và lợi nhuận từ đó ảnh hưởng trực tiếp khiến năng lực tài chính trở nên yếu hơn.

Lạm phát cũng là một trong những yếu tố vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động doanh nghiệp từ nguồn lực đầu vào cho đến đầu ra. Lạm phát tăng làm tăng giá cả đầu vào và chi phí sử dụng vốn từ đó ảnh hưởng đến hoạt động SXKD và làm giảm năng lực tài chính doanh nghiệp và ngược lại.

Lãi suất ảnh hưởng đến năng lực tài chính doanh nghiệp do sự thay đổi của lãi suất tác động đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Khi lãi suất tăng hoặc giảm sẽ góp phần làm tăng hoặc giảm chi phí hoạt động SXKD từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mà lợi nhuận tăng hoặc giảm sẽ làm nâng cao hoặc kìm hãm sự tăng trưởng của các chỉ số phản ánh năng lực tài chính.

Tỷ giá hối đoái tác động đến năng lực tài chính doanh nghiệp đặc biệt là với những doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Khi tỷ giá biến động tăng hay giảm cũng ảnh hưởng đến cả giá đầu vào và đầu ra từ đó ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

 Chính trị - Pháp luật

Chính trị - Pháp luật tác động đến doanh nghiệp thông qua hệ thống chính sách và pháp luật. Thông qua các bộ luật và chính sách thuế, Nhà nước có thể điều hành nền kinh tế vì bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần tuân thủ theo. Những bộ luật này vừa đảm bảo tính pháp lý vừa tạo điều kiện HĐKD của doanh nghiệp. Thông qua hệ thống thuế suất, nhà nước điều hành kinh tế qua việc khuyến khích hoặc kìm hãm từng ngành nghề kinh doanh. Khi hệ thống thuế thay đổi cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi nhà nước có những chính sách nhằm

22

khuyến khích ngành nghề kinh doanh nào đó sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong tiếp cận nguồn vốn và cải thiện doanh thu, lợi nhuận từ đó cải thiện năng lực tài chính doanh nghiệp.

Bên cạnh đó tình hình chính trị cũng ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính doanh nghiệp. Khi chính trị bình ổn, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài và có cơ hội sử dụng vốn với chi phí hợp lý.

 Môi trường quốc tế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tài chính tại tổng công ty hóa dầu petrolimex (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)