CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG
2.2. Thực trạng năng lực tài chính của công ty giai đoạn 2018-2020
2.2.2. Tỷ số phản ánh năng lực hoạt động
Trước khi xem xét các tỷ số về năng lực hoạt động của tài sản ta xem xét cơ cấu tài sản của công ty.
44
Biểu đồ 2. 9 Cơ cấu tài sản của PLC theo thời gian
Nguồn: BCTC của Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex Ta có thể thấy, cơ cấu về tài sản của Tổng công ty PLC trải qua những biến động không quá rõ rệt trong giai đoạn 2018-2020. Nhìn chung, TSNH chiếm tỷ trọng lớn hơn đáng kể so với TSDH trong tổng tài sản. Tỷ trọng TSNH cao và biến động không nhiều, năm 2020 ghi nhận tỷ trọng TSNH hạn là 75.51% và tỷ trọng TSDH là 24.49%.
Trong thực tế, mỗi doanh nghiệp có cơ cấu tài sản khác nhau để phù hợp với ngành nghề và đặc điểm HĐKD, doanh nghiệp ngành dịch vụ thường có tỷ lệ TSDH thấp do không cần đầu tư quá nhiều vào TSCĐ. Trong khi đó, doanh nghiệp sản xuất lại phải đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn hay TSCĐ. Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex là công ty SXKD tuy nhiên hoạt động bán hàng là chủ yếu. Công ty duy trì cơ cấu vốn như vậy là hợp lý, tài sản dài hạn tuy không chiếm tỷ trọng cao nhưng vẫn đủ để đảm bảo cho quá trình sản xuất. Hoạt động kinh doanh các loại sản phẩm hóa dầu là chủ yếu do vậy tỷ trọng TSNH chiếm phần lớn, trên 2/3 tổng tài sản do công ty cần duy trì lượng lớn HTK và khoản phải thu khách hàng. Công ty với định hướng tiếp tục phát triển ổn định các ngành hàng chính, phát triển sản phẩm và đầu tư hệ thống cơ sở vật chất để duy trì lợi thế kinh doanh, vì vậy trong tương lai cơ cấu TSDH sẽ có xu hướng tăng lên nhưng vẫn giữ cơ cấu TSNH chiếm phần lớn.
78.19% 74.11% 75.51%
21.81% 25.89% 24.49%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2018 2019 2020
Cơ cấu tài sản
Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn
45
Để hiểu rõ hơn về năng lực hoạt động tài sản của công ty trong giai đoạn từ 2018 đến 2020, ta sẽ đi vào đánh giá năng lực của từng bộ phận cấu thành nên tài sản.
a. Năng lực hoạt động của tài sản ngắn hạn
Bảng 2. 4 Các chỉ tiêu năng lực hoạt động tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu 2018 2019 2020
Doanh thu thuần (triệu đồng) 6,433,978 6,160,046 5,608,435 TSNH bình quân (triệu đồng) 3,389,452 3,552,075 3,429,471 Các khoản phải thu bình quân (triệu
đồng) 1,722,405 1,723,630 1,435,724
Giá vốn hàng bán (triệu đồng) 5,562,568 5,319,485 4,656,912 Hàng tồn kho bình quân (triệu
đồng) 957,874 1,064,455 1,015,451
Hiệu suất sử dụng TSNH 1.90 1.73 1.64
Vòng quay các khoản phải thu
(vòng) 3.74 3.57 3.91
Kỳ thu tiền trung bình (ngày) 96.37 100.73 92.16
Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 5.81 5.00 4.59
Số ngày một vòng quay HTK
(ngày) 61.99 72.04 78.50
Nguồn: BCTC của Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy doanh thu thuần của công ty có sự giảm tương đối lớn trong giai đoạn 2018-2020 tuy nhiên TSNH bình quân lại tăng nhẹ sau 2 năm. Điều này dẫn đến sự giảm sút trong hiệu suất sử dụng của loại tài sản này trong công ty, năm 2018 hiệu suất sử dụng TSNH được ghi nhận là 1.9 song đến năm 2020 chỉ đạt 1.64.
46
Nhìn chung năng lực hoạt động của TSNH Tổng công ty PLC giảm so với trước đây. Do tình hình kinh tế không ổn định, sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ mà sản lượng tiêu thụ doanh nghiệp giảm hay sự biến động giá cả hàng hóa dẫn tới doanh thu thuần cũng giảm theo là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSNH giảm. Để có đánh giá chính xác hơn về năng lực hoạt động tổng tài sản ta đi vào xem xét 2 bộ phận chính cấu thành nên đó là khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho.
Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình
Vòng quay khoản phải thu của công ty tăng và kỳ thu tiền trung bình giảm trong giai đoạn nghiên cứu, đây là một xu hướng tốt cho công ty. Trong 2 năm đầu, vòng quay khoản phải thu giảm từ 3.74 xuống 3.57 vòng và kỳ thu tiền trung bình tăng 96.37 lên 100.73 ngày, doanh nghiệp đang quản lý chưa tốt hay thu hồi chậm các khoản phải thu hơn điều này cho thấy khâu thanh toán của doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn hơn. Đến năm 2020, vòng quay khoản phải thu doanh nghiệp cao nhất đạt 3.91 vòng và kỳ thu tiền trung bình thấp nhất với 92.16 ngày, điều này do khoản phải thu trung bình có tốc độ giảm lớn hơn DTT. Có thể công ty đang thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, công ty không hiệu quả trong khâu bán hàng, điều này là chấp nhận được do trong thời gian qua tình hình kinh tế không ổn định sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kinh doanh của PLC.
Tóm lại, vòng quay khoản phải thu của PLC đang có xu hướng phát triển tốt theo thời gian. Mặc dù công ty có số vòng quay khoản phải thu ở mức chấp nhận được nhưng doanh nghiệp vẫn duy trì các khoản phải thu khá ổn định khi xảy ra biến động do công ty có các đối tác mua hàng thường xuyên và hợp tác lâu dài.
Điều này đã mang lại cho doanh nghiệp doanh thu khá ổn định mặc dù trong năm vừa qua phần lớn các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ những biến động của đại dịch covid.
Tuy nhiên, để doanh nghiệp có thể hoạt động tốt hơn các nhà quản trị vẫn cần đưa ra những định hướng và sự kiểm soát chặt chẽ đối với các khoản phải thu nhằm cải thiện doanh thu thuần và nâng cao năng lực hoạt động của TSNH.
47
Vòng quay HTK và số ngày một vòng quay HTK
Qua bảng số liệu ta có thể thấy vòng quay HTK giảm dần trong giai đoạn 2018-2020, cho thấy thời gian từ lúc công ty bắt đầu nhập nguyên vật liệu cho đến khi sản phẩm được xuất bán dài hơn theo thời gian. Vòng quay hàng tồn kho từ 2018-2020 lần lượt là 5.81; 5 và 4.59 vòng tương ứng với số ngày một vòng quay HTK tăng lần lượt là 61.99; 72.04 và 78.5 ngày. Năm 2019, giá vốn hàng bán giảm 243,083 triệu đồng trong khi đó hàng tồn kho trung bình tăng 106,581 triệu đồng làm cho số vòng quay HTK giảm mạnh 0.81 vòng kéo theo đó là sự tăng lên của số ngày một vòng quay HTK. Đến năm 2020, cả giá vốn hàng bán và hàng tồn kho bình quân đều giảm tuy nhiên tốc độ giảm của giá vốn hàng bán là 12% lớn hơn tốc độ giảm của hàng tồn kho bình quân là 5%, khiến cho vòng quay hàng tồn kho giảm 0.41 vòng so với năm trước nên chỉ đạt 4.59 vòng.
Tóm lại, hàng tồn kho của công ty luân chuyển chậm hơn do thời gian lưu kho tăng trong thời gian qua khiến cho vốn của PLC bị ứ đọng làm cho công ty tăng nhu cầu về vốn trong khi quy mô doanh nghiệp giảm. Công ty cần đưa ra các biện pháp nhằm tăng vòng quay HTK đồng thời giảm số ngày một vòng quay HTK.
b. Năng lực hoạt động của tài sản dài hạn
Bảng 2. 5 Chỉ tiêu năng lực hoạt động tài sản dài hạn
Chỉ tiêu 2018 2019 2020
Doanh thu thuần (triệu đồng) 6,433,978 6,160,046 5,608,435 TSCĐ bình quân (triệu đồng) 978,039 1,107,264 1,153,776
Hiệu suất sử dụng TSCĐ 6.58 5.56 4.86
Nguồn: BCTC của Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex Qua số liệu bảng trên ta có thể thấy năng lực hoạt động của tài sản dài hạn kém hơn trước đây. Do doanh thu thuần có xu hướng giảm trong khi đó tài sản cố định bình quân của PLC có chiều hướng biến động ngược lại, điều này dẫn đến sự suy giảm trong hiệu suất sử dụng TSCĐ. Năm 2018, hiệu suất sử dụng TSCĐ ở mức cao nhất đạt 6.58 sau đó đến năm 2019, chỉ tiêu này giảm nhẹ xuống còn 5.56 do sự giảm không lớn trong DTT và TSCĐ bình quân tăng nhẹ. Năm 2020, doanh
48
thu thuần giảm 9% và TSCĐ tăng 4% khiến cho hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm 13%
còn 4.86 và là con số thấp nhất trong giai đoạn này. Khả năng tạo doanh thu từ tài sản dài hạn của công ty kém hơn trước đây hay công tác quản lý TSCĐ của công ty chưa hiệu quả.
Mặc dù hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm nhưng công ty vẫn thực hiện việc đầu tư thêm tài sản để phục vụ mở rộng SXKD nhằm tăng thị phần cung ứng và thúc đẩy sự tăng trưởng trong tương lai. Bên cạnh đó, công ty cũng tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất hàng hóa. Do vậy, công ty cần có những biện pháp nâng cao công tác quản lý tài sản tránh tài sản bị sử dụng lãng phí.
Tóm lại, năng lực TCDN khi xem xét về hiệu quả quản trị bộ phận tài sản dài hạn chưa thực sự hiệu quả. Do vậy công ty cần xem xét đến các biện pháp làm cải thiện năng lực hoạt động của tài sản dài hạn để góp phần làm tăng năng lực tài chính.
c. Năng lực hoạt động tổng tài sản
Biểu đồ 2. 10 Chỉ tiêu năng lực hoạt động tổng tài sản
Nguồn: BCTC của Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex Nhìn chung, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty trải qua những biến động cùng chiều với biến động của hiệu suất sử dụng TSNH và hiệu suất sử dụng TSDH. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cao nhất ở năm 2018 đạt 1.47 và thấp nhất là 1.22 vào năm cuối. Mặc dù đang có dấu hiệu kém hiệu quả hơn nhưng hiệu suất sử
0 0.5 1 1.5 2
0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000
2018 2019 2020
Năng lực hoạt động tổng tài sản
Doanh thu thuần (trđ) Tổng tài sản bình quân (trđ) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
49
dụng tổng tài sản PLC vẫn cao hơn chỉ số trung bình ngành là 1.21 cho thấy công tác quản lý tổng tài sản của công ty tốt hơn nhiều doanh nghiệp đối thủ. Tuy nhiên, chỉ số này ngày càng giảm cho thấy công ty cần nhiều tài sản hơn nữa để có thể duy trì mức độ kinh doanh mà doanh nghiệp đặt ra.
Xem xét các yếu tố tạo nên chỉ tiêu ta thấy, năm 2019 doanh thu thuần doanh nghiệp giảm 4% trong khi tổng tài sản tăng 7% làm hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm mạnh còn 1.32. Đến năm 2020, cả doanh thu thu thuần và tổng tài sản bình quân đều giảm tuy nhiên tốc độ giảm của DTT lớn hơn nên hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm.
Do vậy, mặc dù năng lực hoạt động tổng tài sản của Tổng công ty PLC vẫn ở mức chấp nhận được tuy nhiên đang có sự giảm sút, năng lực TCDN khi xem xét về hiệu quả đầu tư vào tài sản nhằm tạo doanh thu bị yếu đi. Công ty cần cải thiện năng lực hoạt động tổng tài sản của mình bằng cách đưa ra các chính sách nhằm tăng doanh thu, điều này sẽ giúp công ty cải thiện những tỷ số này.