Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tài chính tại tổng công ty hóa dầu petrolimex (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH VÀ NÂNG

1.4. Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp

 Các đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, với sự hội nhập kinh tế và nền kinh tế thị trường phát triển, doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp cùng ngành ở cả trong vào ngoài nước. Năng lực tài chính vững mạnh là một trong những lợi thế lớn của doanh nghiệp vì có thể đảm bảo cho mọi hoạt động SXKD và có sẵn nguồn vốn để mở rộng quy mô, cải thiện năng lực hoạt động của doanh nghiệp khi nắm bắt được cơ hội. Do vậy, nâng cao năng lực tài chính có vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

1.4. Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp

Mỗi ngành nghề khác nhau đều có những đặc thù ngành khác nhau do vậy năng lực tài chính cũng khác nhau. Hơn nữa, mỗi ngành nghề kinh doanh đối mặt với những cơ hội và thách thức riêng, tuy nhiên ở hầu hết các doanh nghiệp khi đặt

23

ra quyết định nâng cao năng lực tài chính đều sẽ xem xét và áp dụng những giải pháp phổ biến sau:

 Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh tốt doanh nghiệp mới có năng lực tài chính tốt, nâng cao hiệu quả HĐKD không những là giải pháp có hiệu quả bền vững trong ngắn hạn mà còn trung, dài hạn. Để nâng cao hiệu quả HĐKD, doanh nghiệp cần xem xét các chính sách về sản phẩm, về giá cả, thị trường… Sản phẩm vừa là nền tảng kinh doanh, một chính sách sản phẩm tốt là lợi thế cạnh tranh, do vậy các doanh nghiệp hiện nay không ngừng đầu tư vào khoa học – kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Công tác nghiên cứu và phát triển thị trường cũng rất quan trọng góp phần tăng sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu. Bên cạnh đó, tăng cường các công tác về marketing giúp thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng, góp phần tăng thị phần của doanh nghiệp.

 Mở rộng quy mô vốn

Nguồn vốn thể hiện quy mô cho việc huy động vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, để mở rộng quy mô kinh doanh và thị trường doanh nghiệp luôn phải xem xét các giải pháp nhằm nâng cao quy mô vốn. Khi doanh nghiệp có đủ tiềm lực về nguồn vốn để nâng cao quy mô kinh doanh giúp cho doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận mà 2 chỉ tiêu này là bộ phân cấu thành của nhiều tỷ số tài chính.

Để mở rộng quy mô vốn, doanh nghiệp cần lên các kế hoạch cụ thể về các mặt hoạt động từ đó xác định nhu cầu vốn đảm bảo đáp ứng, doanh nghiệp có thể khai thác vốn từ nguồn bên trong từ các khoản lợi nhuận giữ lại, từ các cổ đông và nguồn bên ngoài như các tổ chức tín dụng.

 Nâng cao chất lượng nguồn lao động

Lao động là một trong những nhân tố quan trọng, chất lượng nguồn lao động ảnh hưởng đáng kể đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp với trình độ lao động kém sẽ có hiệu quả SXKD không tốt, ảnh hưởng đến năng lực tài chính. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn lao động là chiến lược không thể thiếu với bất kỳ doanh nghiệp nào. Doanh nghiệp có thể có những chính sách nhằm nâng

24

cao chất lượng lao động bằng cách thường xuyên đánh giá trình độ năng lực lao động để xem xét một cơ cấu nhân sự hiệu quả. Thường xuyên tạo cơ hội cũng như điều kiện để người lao động học hỏi, trau dồi kiến thức kỹ năng, bắt kịp với xu thế phát triển hiện nay.

 Nâng cao năng lực quản lý

Phụ thuộc vào đặc điểm về quy mô, ngành nghề kinh doanh… mà mỗi doanh nghiệp lại có cơ cấu và hệ thống quản lý khác nhau. Năng lực quản lý tốt sẽ giúp công ty tận dụng hiệu quả các nguồn lực đặc biệt là nguồn lực tài chính. Do vậy, nâng cao năng lực quản lý là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hướng tới.

Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống kiểm soát hiệu quả và có sự đồng bộ trong thông tin quản lý. Thường xuyên có sự đánh giá đúng trình độ quản lý các các bộ để có những giải pháp điều chỉnh kịp thời. Nâng cao trình độ quản lý góp phần lớn trong việc giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả tối ưu trong công tác quản trị.

25

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Qua chương 1, các cơ sở lý thuyết về doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp và năng lực tài chính doanh nghiệp đã được đưa ra rất chi tiết. Từ những nền tảng lý thuyết này, các vấn đề về tiêu chí đánh giá năng lực tài chính, các nhân tố tác động lên năng lực tài chính được làm rõ. Đây là cơ sở lý thuyết để vận dụng nhằm xem xét và đánh giá đúng đắn năng lực tài chính của công ty ở chương 2. Cuối cùng, một số giải pháp nhằm cải thiện năng lực tài chính được giới thiệu để tham khảo nhằm đưa ra những giải pháp hiệu quả ở chương 3.

26

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tài chính tại tổng công ty hóa dầu petrolimex (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)