CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG
2.3. Đánh giá chung về năng lực tài chính của Tổng công ty Hóa dầu
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù công ty đã đạt được những thành tựu trong việc nâng cao năng lực tài chính nhưng qua phân tích vẫn còn tồn tại những hạn chế cần xem xét, đánh giá và khắc phục để đạt được những kết quả tốt hơn.
Thứ nhất, quy mô và cơ cấu vốn của công ty đã đươc cải thiện những vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hiện nay, nguồn vốn bên ngoài đang là vốn chính tài trợ cho hoạt động SXKD của công ty. Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn trong 3 năm gần đây đều hơn 70% khiến công ty dễ rơi vào tình trạng mất KNTT và mất đi sự độc lập về tài chính.
57
Thứ hai, năng lực hoạt động tổng tài sản của công ty còn hạn chế và đang có xu hướng kém hiệu quả hơn so với trước đây. Trong đó, hiệu suất sử dụng TSNH giảm do công tác quản lý hàng tồn kho yếu kém và hiệu suất sử dụng TSDH cũng giảm do ảnh hưởng từ kết quả HĐKD. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty trước đây cao hơn rõ rệt với trung bình ngành nhưng do công tác quản lý năng lực tài sản không tốt đã làm rút ngắn khoản cách này trong năm gần đây.
Thứ ba, các chỉ tiêu về KNTT của công ty đang ở mức thấp hơn so với mức trung bình ngành. Bên cạnh đó, hệ số nợ của công ty cũng đang có xu hướng tăng cho thấy công ty đang phụ thuộc nhiều hơn vào các chủ nợ bên ngoài, điều này sẽ gây ra rủi ro lớn cho doanh nghiệp khi các khoản nợ vay tạo ra nghĩa vụ trả lãi cao.
Trong khi đó KNTT của công ty ở mức trung bình sẽ gặp khó khăn khi thanh toán các khoản nợ này. Việc trong những năm gần đây công ty không có những tăng trưởng đáng kể trong vốn chủ sỡ hữu cũng là nguyên nhân khiến công ty phụ thuộc vào nguồn vốn vay bên ngoài.
Thứ tư, khả năng sinh lợi của PLC tuy không bị biến động nhiều nhưng những con số ghi nhận đươc chỉ ở mức chấp nhận được so với trung bình ngành.
Hai chỉ tiêu là khả năng sinh lợi doanh thu và khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu vẫn còn chưa cao và đang có xu hướng giảm dần. Đây là một bất lợi cho công ty do khi đánh giá về năng lực tài chính của doanh nghiệp, các nhà đầu tư thường xem xét về khả năng sinh lợi. Khi khả năng tạo lợi nhuận từ doanh thu và vốn chủ không tốt cho thấy công tác quản lý doanh thu và tài sản của công ty còn nhiều hạn chế.
Thứ năm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đang có xu hướng tăng trong khi họat động SXKD của công ty đang có chiều hướng giảm sút.
Đặc biệt ở năm 2020, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh và cũng tăng trong cơ cấu chi phí này trên doanh thu thuần. Công ty chưa có phương pháp quản lý các chi phí một cách hợp lý và bộ máy quản lý doanh nghiệp khá cồng kềnh làm cho chi phí tăng cao. Do đó, lợi nhuận của công ty cũng bị ảnh hưởng không nhỏ vì chi phí cao sẽ làm giảm lợi nhuận, từ đó sẽ ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu tài chính khác.
58 b. Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, tình hình nền kinh tế nhiều biến động. Trong 2 năm gần đây, hoạt động SXKD của Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex bị tác động bởi những yếu tố không thuận lợi từ môi trường kinh tế vĩ mô. Đặc biệt là đại dịch covid bùng nổ đã khiến nền kinh tế cả thế giới thiệt hại trầm trọng. Bên cạnh đó tình hình thị trường nguyên vật liệu đầu vào trong những năm gần đây có nhiều biến động, tỷ giá ngoại tệ cũng có xu hướng biến động tăng đã ảnh hưởng tới công tác sản xuất và công tác đảm nguồn cung cho khách hàng của PLC và ảnh hưởng đến kết quả SXKD của công ty.
Thứ hai, kết quả kinh doanh bị phụ thuộc nhiều vào các chính sách và quyết định của Chính Phủ. Thị trường đầu ra của cả các ngành hàng chủ yếu là thị trường trong nước, khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp ngành công nghiệp, vận tải và hạ tầng giao thông. Vì vậy, những chính sách vi mô của nhà nước trong điều chỉnh cơ cấu ngành bằng việc khuyến khích hay hạn chế những ngành này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và hiệu quả HĐKD của PLC. Hơn nữa, giá bán sản phẩm trong nước phản ứng nhanh với khả năng đầu tư công của Chính phủ do là sản phẩm đầu vào của các ngành xây dựng công trình giao thông nên phụ thuộc tình hình của các ngành này và phụ thuộc vào hoạt động đầu tư công của Chính phủ, có tính chu kỳ do phần lớn công trình xây dựng giao thông là cơ sở hạ tầng do Nhà nước đầu tư.
Thứ ba, công ty cũng đang chịu những khó khăn đến từ mức độ cạnh tranh của các đối thủ ngày càng gia tăng. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt diễn ra ở cả 3 lĩnh vực kinh doanh.
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, tình hình HĐKD của công ty đang có xu hướng giảm sút so với trước đây khi doanh thu bán hàng giảm đáng kể. Do vậy đã ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu tài chính và góp phần làm giảm năng lực tài chính như tỷ số năng lực hoạt động của tài sản, KNTT ngắn hạn và khả năng sinh lợi. Bên cạnh đó, công ty chưa có những phương pháp tốt để làm giảm chi phí trực tiếp như GVHB, ta có thể thấy
59
tỉ lệ chi phí hàng bán trên DTT rất cao làm cho doanh nghiệp thu lợi nhuận thấp rất nhiều so với doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu GVHB chiếm tỷ trọng trên 80% với doanh thu thuần do đặc điểm nguyên vật liệu của công ty. Nguyên vật liệu chính để sản xuất phải nhập khẩu là một bất lợi rất lớn đối với hoạt động SXKD của công ty khi công ty không tự chủ động trong nguồn nguyên vật liệu sẽ dẫn tới chi phí nhập nguyên vật liệu cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Thứ hai, hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa đạt hiệu quả cao. Công ty chưa thực sự quan tâm đến việc thu hút vốn đầu tư đặc biệt từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước nhằm tăng quy mô và điều chỉnh cơ cấu vốn để tối thiểu rủi ro.
Hầu hết các doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước đều bị phụ thuộc phần lớn vào Nhà nước. Đối với Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex, nguồn vốn nhà nước chiếm trên 85% vốn chủ sỡ hữu, các cổ đông nước ngoài chỉ chiếm 1%, còn lại là các cổ đông khác trong nước. Bên cạnh đó, công ty cũng không có sự đa dạng trong các kênh huy động vốn chủ yếu vẫn dựa vào các đối tác lâu năm.
Thứ ba, công tác quản lý khả năng thanh toán còn nhiều hạn chế. Chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho giảm không nhỏ và các nghĩa vụ nợ ngắn hạn về HĐKD tăng làm cho KNTT của công ty giảm so với trước đây. Công ty chưa có phương pháp khoản lý TSNH và nợ ngắn hạn hiệu quả làm cho các tỷ số khả năng thanh toán của công ty ở mức thấp và đang có xu hướng giảm sút đặc biệt là ở 2 chỉ tiêu KNTT ngắn hạn và KNTT nhanh.
Thứ tư, công tác quản lý, sử dụng tài sản chưa tốt và đang có dấu hiệu kém hiệu quả so với trước đây. Tỷ số hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty giảm sút do sự yếu kém trong công tác quản lý hiệu quả hoạt động hàng tồn kho và TSCĐ.
Thứ năm, công ty quản lý các chỉ tiêu khả năng sinh lợi chưa thực sự tốt. Chỉ có tỷ số khả năng sinh lợi tổng tài sản của công ty cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành, còn lại công tác quản lý hai chỉ tiêu khả năng sinh lợi doanh thu và vốn chủ sở hữu thấp hơn các đối thủ. Mà các chỉ tiêu khả năng sinh lợi có mối liên hệ mật thiết đến hiệu quả HĐKD. Trong khi doanh thu có chiều hướng giảm thì các chi phí lại có tốc độ giảm ít hơn hoặc tăng làm cho lợi nhuận doanh nghiệp không có sự cải
60
thiện rõ rệt. Do vậy, công ty cần có những biện pháp tăng cường công tác quản lý HĐKD để cải thiện những chỉ số này.
Thứ sáu, công ty chưa chú trọng nhiều đến việc phân tích và đánh giá năng lực tài chính. Đây không chỉ là vấn đề của riêng PLC mà còn là hạn chế của rất nhiều doanh nghiệp khác, hầu hết các doanh nghiệp đều chỉ chú trọng vào các công tác nghiệp vụ kế toán mà xem nhẹ các công tác tài chính. Mà với các công ty đã niêm yết trên sàn năng lực tài chính là một trong số những vấn đề quan tâm nhất của nhà đầu tư. Tuy PLC đã có quan tâm đến nghiệp vụ tài chính nhưng vẫn chưa có các phương pháp quản lý tài chính hiệu quả khiến cho năng lực tài chính của công ty có dấu hiệu suy giảm trong thời gian gần đây.
Thứ bảy, công tác quản lý nhân sự và trình độ nhân sự của công ty vần còn nhiều hạn chế. Mô hình cơ cấu của công ty khá cồng kềnh và phức tạp, yêu cầu trình độ quản lý cấp cao và việc vận hành bộ máy như vậy cũng tốn nhiều chi phí.
Trong thời gian tới, công ty xem xét các biện pháp để cải thiện trình độ quản lý doanh nghiệp.
61
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Chương 2 với nội dung là thực trạng năng lực tài chính tại Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex đã đi sâu vào nghiên cứu tình hình công ty trong giai đoạn 2018- 2020. Mở đầu chương là giới thiệu khái quát về thông tin, lịch sử hình thành của công ty cũng như những đặc điểm kinh doanh chính. Tiếp theo, những tình hình kinh doanh và thực trạng năng lực tài chính tại Tổng công ty PLC được đưa ra một cách rất chi tiết. Trên cơ sở thực trạng, những thành tựu đạt được và vấn đề tồn đọng được phân tích kỹ càng. Sau khi đã nắm bắt tình hình thực tế của công ty chi tiết, ở chương tiếp theo những giải pháp được đưa ra nhằm giải quyết những hạn chế sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
62