CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG
2.1. Khái quát chung về công ty
2.1.3. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2018-
Nhìn chung, tình hình HĐKD của Tổng công ty PLC đang có xu hướng kém hiệu quả hơn trong những năm gần đây.
Bảng 2. 1 Báo cáo kết quả HĐKD của PLC dạng so sánh năm 2018, 2019, 2020
Chỉ tiêu
Chênh lệch tuyệt đối (triệu đồng)
Chênh lệch tương
đối Tỷ trọng với doanh thu thuần 2018 -
2019
2019 - 2020
2018 - 2019
2019 -
2020 2018 2019 2020 Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ
(276,279) (551,611) -4.29% -8.95%
Các khoản giảm
trừ doanh thu (2,347) - -100% -
Doanh thu thuần
HBVCCDV (273,932) (551,611) -4.26% -8.95% 100% 100% 100%
Giá vốn hàng bán (243,083) (662,573) -4.37% -
12.46% 86.46% 86.35% 83.03%
Lợi nhuận gộp
về BHVCCDV (30,850) 110,963 -3.54% 13.20% 13.54% 13.65% 16.97%
Doanh thu HĐTC 12,557 33,916 39.80% 76.89% 0.49% 0.72% 1.39%
Chi phí tài chính 26,020 (19,222) 23.40% -
14.01% 1.73% 2.23% 2.10%
Chi phí lãi vay 41,446 (20,911) 48.40% - 1.33% 2.06% 1.89%
33
16.45%
Phần lãi (lỗ) trong công ty liên doanh, liên kết
7,697 12,134 -39.08% -
101.1% -0.31% -0.19% 0.00%
Chi phí bán hàng (21,262) 59,440 -4.34% 12.68% 7.61% 7.61% 9.42%
Chi phí quản lý
doanh nghiệp 9,471 98,921 9.88% 93.95% 1.49% 1.71% 3.64%
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(24,825) 17,855 -
13.33% 11.06% 2.90% 2.62% 3.20%
Thu nhập khác 18,031 (12,738) 188.8% -
46.18% 0.15% 0.45% 0.26%
Chi phí khác 1,881 529 104.1% 14.34% 0.03% 0.06% 0.08%
Lợi nhuận khác 16,150 (13,267) 208.58
%
-
55.53% 0.12% 0.39% 0.19%
Lợi nhuận kế
toán trước thuế (8,675) 4,587 -4.47% 2.47% 3.02% 3.01% 3.39%
Chi phí thuế
TNDN (2,262) 3,006 -5.51% 7.75% 0.64% 0.63% 0.75%
Chi phí Thuế
TNDN hoãn lại 1,413 (1,097) 100% -
77.64% 0% 0.02% 0.01%
Lợi nhuận sau
thuế TNDN (7,826) 2,678 -5.12% 1.84% 2.38% 2.36% 2.64%
Nguồn: BCTC của Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex
Xem xét về doanh thu:
Từ bảng số liệu trên ta thấy DTT từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ trong 2 năm qua đều giảm. Để làm rõ về những biến động của doanh thu cần xem xét chi tiết về các bộ phận cấu thành doanh thu.
34
Biểu đồ 2. 1 Biến động doanh thu và sản lượng tiêu thụ năm 2018, 2019, 2020 Đơn vị: triệu đồng, tấn
Nguồn: BCTC và Báo cáo thường niên của Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex Dựa vào biểu đồ ta thấy, DTT giảm 273,932 triệu đồng tương đương giảm 4.26% trong năm 2019 và 551,611 triệu đồng (giảm 8.95%) trong năm 2020.
Nguyên nhân của sự sụt giảm là trong cả 2 năm doanh thu từ BHVCCDV đều giảm lần lượt 4.29% và 8.95%. Xem xét kỹ hơn ta thấy doanh thu giảm không phải do sự suy giảm trong sản lượng tiêu thụ trong cả 2 năm. Sản lượng tiêu thụ năm 2019 giảm 2,636 tấn tương đương 0.68% so với năm 2018 là nguyên nhân làm doanh thu hoạt động SXKD và doanh thu thuần giảm. Tuy nhiên đến năm 2020 sản lượng tiêu thụ của công ty có xu hướng tăng khá nhanh, tăng 33,664 tấn tương ứng tăng 8.7%
so với năm trước. Điều này cho thấy doanh thu năm 2020 giảm mạnh không phải do hoạt động bán hàng của công ty không hiệu quả.
Doanh thu bán hàng được cấu thành với 2 yếu tố là sản lượng tiêu thụ và giá bán hàng hóa, do vậy trong năm 2020 giá cả các mặt hàng kinh doanh của công ty bị biến động rất mạnh theo xu hướng giảm giá bán hàng hóa. Nguyên nhân của giá hàng hóa giảm có thể do hoạt động SXKD của Tổng công ty PLC bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan trong đó có một số yếu tố bất lợi từ môi trường vĩ mô và tình hình cạnh tranh gay gắt của các đối thủ dẫn đến công ty có sự thay đổi trong chính sách giá.
Xem xét về giá vốn hàng bán:
360,000 370,000 380,000 390,000 400,000 410,000 420,000 430,000
5,000,000 5,500,000 6,000,000 6,500,000
2018 2019 2020
Biến động doanh thu và sản lượng tiêu thụ
Sản lượng tiêu thụ Doanh thu BHVCCDV Doanh thu thuần
35
Cùng với xu hướng giảm của doanh thu, giá vốn hàng bán PLC có những biến động tương tự. Năm 2019, GVHB giảm 4.37% so với năm 2018. Năm 2020, giá vốn hàng bán giảm mạnh 662,573 triệu đồng tương ứng với giảm 12.46%. Điều này phản ánh tình hình HĐKD khi doanh thu giảm liên tục trong 2 năm qua. Bên cạnh đó biến động GVHB còn do giá cả yếu tố đầu vào trong năm qua nhiều biến động. Tỷ giá ngoại tệ năm 2019 có xu hướng tăng nhưng đến năm 2020 có sự ổn định hơn trước giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt công tác sản xuất.
Theo báo cáo đồng quy mô, tỷ trọng GVHB trên DTT của PLC khá cao đều trên 80%. Tuy nhiên đã có sự giảm dần theo thời gian, mặc dù không quá đáng kể nhưng giúp doanh nghiệp cải thiện lợi nhuận trong tình hình kinh tế khó khăn năm vừa qua. Cụ thể, trong năm 2019 cả DTT và GVHB đều giảm khiến cho lợi nhuận gộp giảm với tỷ lệ khá tương đương. Đến năm 2020, cả doanh thu thuần và giá vốn hàng bán cùng giảm nhưng tốc độ giảm GVHB cao hơn nhiều đã giúp công ty cải thiện lợi nhuận gộp, tăng 110,963 triệu đồng (hay tăng 13.20%).
Xem xét về doanh thu hoạt động tài chính:
Nhìn chung, doanh thu HĐTC trải qua sự tăng trưởng ổn định trong 2 năm qua.
Biểu đồ 2. 2 Biến động yếu tố cấu thành doanh thu tài chính
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: BCTC của Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 2018
2019 2020
Biến động yếu tố cấu thành doanh thu tài chính
Lãi tiền gửi Lãi chênh lệch tỷ giá Lãi bán hàng trả chậm
36
Doanh thu tài chính tăng 12,557 triệu đồng (hay 39.8%) trong năm 2019 và tăng khá nhanh trong năm 2020 với 76.89%. Doanh thu hoạt động tài chính của PLC chủ yếu đến từ lãi tiền gửi, lãi chênh lệch tỷ giá và lãi bán hàng trả chậm.
Trong đó, lãi tiền gửi công ty tăng mạnh 6,960 triệu đồng tương ứng 37.98% năm 2019 và 25,285 triệu đồng tương ứng 95.88% năm 2020, sự thay đổi này xuất phát từ việc trong năm qua công ty gia tăng các khoản ĐTTC ngắn hạn. Lãi chênh lệch tỷ giá tăng khá nhanh lần lượt là 26.55% và 79.5%, tuy nhiên tỷ trọng lãi chênh lệch tỷ giá không cao nên sự thay đổi mạnh cũng không tạo ra nhiều tăng trưởng cho tổng doanh thu tài chính. Lãi bán hàng trả chậm tăng nhẹ, ta có thể thấy doanh thu hoạt động tài chính phụ thuộc vào HĐKD chủ quan của công ty do không có hoạt động đầu tư vào chứng khoán của công ty khác. Do đó, sự biến động của doanh thu tài chính khá ổn định và có xu hướng tốt hơn.
Xem xét về sự biến động của các loại chi phí:
Các loại chi phí của công ty không có sự biến động rõ rệt trong thời gian qua, trong đó chi phí tài chính và chi phí bán hàng biến động nhẹ còn chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn sau.
Biểu đồ 2. 3 Biến động chi phí tài chính, bán hàng và quản lý năm 2018, 2019, 2020 Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: BCTC của Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex
Chi phí hoạt động tài chính:
111,220 137,240 118,018
489,929 468,667 528,107
95,822 105,293
204,214
- 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000
2018 2019 2020
Biến động chi phí
Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp
37
Chi phí HĐTC tăng 26,020 triệu đồng tương đương với tăng 23.40% trong năm 2019 tuy nhiên sang năm tiếp theo con số này giảm 19,222 triệu đồng tương ứng giảm 14.01%.
Biểu đồ 2. 4 Biến động các yếu tố cấu thành chi phí tài chính
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: BCTC của Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex Chi phí tài chính của doanh nghiệp biến động phụ thuộc chủ yếu vào chi phí lãi vay và lỗ thay đổi tỷ giá hối đoái. Trong đó chi phí lãi vay tăng 48.40% năm 2019 và giảm 16.45% năm 2020 đã phản ánh đúng sự biến động trong tổng chi phí tài chính. Trong khi đó lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái có xu hướng trái ngược khi con số này được ghi nhận giảm 68.62% năm 2019 và tăng 42.28% trong năm 2020. Có thể thấy, chi phí lãi vay của PLC chiếm khoảng 2% trong tổng DTT. Do tỷ trọng lỗ chênh lệch tỷ giá và chi phí tài chính khác là nhỏ trong tổng chi phí tài chính nên những thay đổi lớn trong 2 chi phí thành phần này cũng không làm tổng chi phí tài chính biến động nhiều.
Xem xét chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng giảm nhẹ trong năm đầu và tăng trong năm tiếp theo. Cụ thể, chi phí bán hàng giảm 23,047 triệu đồng ứng với giảm 4.34% trong năm 2019 nhưng tăng 59,440 triệu đồng tương đương tăng 12.68% trong năm 2020. Doanh thu và sản lượng tiêu thụ năm 2019 giảm do vậy việc chi phí bán hàng giảm là hợp lý tuy nhiên trong năm 2020 sản lượng tiêu thụ tăng kéo theo tăng chi phí bán hàng.
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 2018
2019 2020
Biến động các yếu tố cấu thành chi phí tài chính
Chi phí lãi vay Lỗ chênh lệch tỷ giá Chi phí tài chính khác
38
Biểu đồ 2. 5 Biến động các yếu tố cấu thành chi phí bán hàng
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: BCTC của Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex Xem xét kỹ về cơ cấu chi phí bán hàng ta có thể thấy con số tăng lên do chi phí vận chuyển, chi phí hỗ trợ bán hàng, phí khấu hao TSCĐ và chi phí bán hàng khác tăng mạnh so với năm trước đây. Các chi phí còn lại có biến động không lớn hoặc giảm theo thời gian. Chi phí nhân viên và chi phí sữa chữa không có sự thay đổi rõ rệt trong 2 năm qua. Chi phí vận chuyển và chi phí dịch vụ mua ngoài giảm lần lượt 13.28% và 38.43% trong năm 2019 tuy nhiên tăng lần lượt 23.53% và 17.89% trong năm 2020. Chi phí quảng cáo tiếp thị và chi phí công cụ, dụng cụ giảm trong cả 2 năm qua nhưng không đáng kể. Ngược lại, chi phí hỗ trợ bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí bán hàng khác tăng rõ rệt trong 2 năm. Theo đó, chi phí khấu hao TSCĐ tăng mạnh nhất với con số ghi nhận được là tăng 18,976 triệu đồng hay 82.2% năm 2019 và tăng 5,738 triệu đồng hay 13.64% trong năm 2020. Chi phí hỗ trợ bán hàng và chi phí bán hàng khác đều tăng khoảng 17% và 25% trong 2 năm nghiên cứu.
Xem xét chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nhìn chung trong cả giai đoạn chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng. Cụ thể, chi phí quản lý tăng 9,445 triệu đồng tương đương 9.88% trong năm 2019 nhưng tăng rất nhanh vào năm 2020 với con số tuyệt đối là 98,920 triệu đồng ứng với số tương đối là 93.95%.
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000
2018 2019 2020
Biến động các yếu tố cấu thành chi phí bán hàng
Chi phí nhân viên Chi phí vận chuyển
Chi phí hỗ trợ bán hàng Chi phí quảng cáo, tiếp thị
Chi phí sửa chữa Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí công cụ, dụng cụ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bán hàng khác
39
Biểu đồ 2. 6 Biến động các bộ phận cấu thành chi phí quản lý doanh nghiệp
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: BCTC của Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex Xem xét về cơ cấu ta thấy, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nguyên nhân vì hầu hết các bộ phận cấu thành đều tăng và đặc biệt là sự tăng mạnh của khoản dự phòng phải thu khó đòi. Chi phí nhân viên và chi phí dịch vụ mua ngoài có xu hướng giảm nhẹ trong năm 2019 và tăng khá nhanh trong năm 2020. Năm 2019, chi phí nhân viên giảm 5,602 triệu đồng hay giảm 9,03% và chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 711 triệu đồng hay 5.75%; mặc dù vậy đến năm 2020 chi phí nhân viên và chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty tăng nhanh lần lượt là 30.31% và 45.16%. Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý tăng nhẹ trong cả 2 năm tuy nhiên chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng nhỏ nên mức độ ảnh hưởng đến tổng chi phí quản lý doanh nghiệp không đáng kể. Dự phòng phải thu khó đòi là chỉ tiêu có sự biến động rõ ràng nhất và là nguyên nhân chính làm tổng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, cụ thể năm 2019 dự phòng phải thu khó đòi tăng nhẹ 846 triệu đồng tuy nhiên đến năm 2020 dự phòng phải thu khó đòi tăng 63,476 triệu đồng tức tăng gấp 76 lần so với năm trước nhằm bù đắp các tổn thất về tài sản. Chi phí quản lý doanh nghiệp khác cũng tăng mạnh trong những năm gần đây với con số được ghi nhận là tăng 71.86% năm 2019 và 38.43% năm 2020.
Tổng hợp lại:
Năm 2019 do doanh thu giảm nên LNST doanh nghiệp giảm nhẹ 7,826 triệu đồng tương đương với giảm 5.12% tuy nhiên trong năm 2020, LNST của công ty tăng 2,678 triệu đồng tương đương với tăng 1.84% trong khi doanh thu giảm. Xem
0 50000 100000 150000 200000 250000
2018 2019 2020
Biến động các yếu tố cấu thành chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí nhân viên Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí quản lý doanh nghiệp khác
40
xét kỹ các chỉ tiêu ta nhận thấy rằng, mặc dù doanh thu giảm nhưng lợi nhuận doanh nghiệp vẫn tăng nhẹ do doanh nghiệp đã cố gắng giảm GVHB và tăng doanh thu HĐTC. Xem xét về cơ cấu LNST trên doanh thu thuần ta thấy tỷ lệ LNST của công ty có tăng nhưng con số còn thấp chỉ đạt 2.64% trong năm 2020 sở dĩ lợi nhuận thấp như vậy do GVHB luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trên 80%. Doanh nghiệp cần cố gắng hơn trong việc giảm GVHB và xem xét cơ cấu hoạt động đầu tư của mình.
Kết luận, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kém hơn so với các năm trước mặc dù LNST có tăng nhẹ. Công ty chưa thực sự quản lý tốt các chi phí tài chính, chi phí bán hàng và đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp. Do vậy, các nhà quản trị công ty cần đưa ra những đánh giá, chiến lược và quản lý doanh nghiệp tốt hơn.