Tỷ số khả năng sinh lợi

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tài chính tại tổng công ty hóa dầu petrolimex (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG

2.2. Thực trạng năng lực tài chính của công ty giai đoạn 2018-2020

2.2.4. Tỷ số khả năng sinh lợi

Đánh giá về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp thông thường sẽ xem xét 3 tỷ số là: Khả năng sinh lợi doanh thu (ROS), khả năng sinh lợi tổng tài sản (ROA) và khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE).

Bảng 2. 7 Các chỉ tiêu khả năng sinh lợi của PLC

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 152,990 145,164 147,842 Doanh thu thuần (triệu đồng) 6,433,978 6,160,046 5,608,435 Tổng tài sản bình quân (triệu đồng) 4,367,491 4,659,339 4,583,246 Vốn chủ sở hữu bình quân (triệu

đồng) 1,334,211 1,323,276 1,289,157

Khả năng sinh lợi doanh thu 2.38% 2.36% 2.64%

Khả năng sinh lợi tổng tài sản 3.50% 3.12% 3.23%

Khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu 11.47% 10.97% 11.47%

Nguồn: BCTC của Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex Nhìn chung, các tỷ số về khả năng sinh lợi của PLC trong giai đoạn 2018- 2020 biến động không đều.

 Khả năng sinh lợi doanh thu

Tỷ số khả năng sinh lợi doanh thu của công ty có xu hướng tăng từ năm 2018 đến năm 2020, điều này có nghĩa là khả năng tạo ra LNST từ doanh thu của công ty

53

tốt hơn trước đây. Mặc dù năm 2019, chỉ tiêu này đã có sự giảm nhẹ từ 2.38%

xuống 2.36% do tốc độ giảm của LNST lớn hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần.

Đến năm 2020, ROS của doanh nghiệp được cải thiện, cụ thể cứ 100 đồng DTT mà doanh nghiệp tạo ra trong kỳ có 2.64 đồng lợi nhuận, nguyên nhân do chỉ tiêu LNST tăng 2% nhưng doanh thu thuần của PLC giảm mạnh 9% đã làm cho công ty cải thiện dược tỷ số này.

Khả năng sinh lợi doanh thu của PLC có xu hướng tốt lên, bên cạnh đó ta có thể thấy gần đây DTT của công ty giảm mạnh nhưng LNST vẫn tăng có nghĩa là lợi nhuận công ty được cải thiện không phải từ hoạt động thường xuyên như bán hàng mà từ các hoạt động không thường xuyên như hoạt động tài chính hay các khoản phải thu khác. Mặc dù chỉ tiêu này đang có phát triển tốt tuy nhiên để có thể đảm bảo sự cải thiện trong dài hạn, công ty cần đưa ra các chính sách và biện pháp nhằm nâng cao HĐKD vì đây là hoạt động cốt lõi.

 Khả năng sinh lợi tổng tài sản

Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ số khả năng sinh lợi tổng tài sản có xu hướng giảm. Chỉ tiêu này ghi nhận thấp nhất ở năm 2019, ROA đạt 3.12% có nghĩ là trong 100 đồng tổng tài sản tài trợ cho kinh doanh chỉ tạo ra 3.12 đồng LNST. Khả năng sinh lợi tài sản ghi nhận cao nhất ở năm 2018 khi đạt 3.50%; đến năm 2020 cứ 100 đồng tài sản của công ty tạo ra 3.23 đồng LNST, cao hơn so với năm 2019 là 0.11 đồng. Sở dĩ chỉ tiêu này giảm sau đó lại tăng do trong năm 2020, lợi nhuận sau thuế tăng nhẹ sau khi giảm đáng kể vào năm 2019. Bên cạnh đó tổng tài sản bình quân tăng 7% vào năm 2019 nhưng lại giảm 2% vào năm 2020.

Tóm lại, khả năng sinh lợi tổng tài sản của PLC có xu hướng giảm so với giai đoạn trước. Cho thấy khả năng tạo lợi nhuận sau thuế từ tổng tài sản hiện có của công ty đang kém hiệu quả hơn. Công ty cần xem xét các giải pháp để nâng cao chỉ tiêu này.

 Khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu

Tỷ số ROE có xu hướng biến động khá giống xu hướng biến động của khả năng sinh lợi doanh thu và khả năng sinh lợi tổng tài sản. Chỉ tiêu này cũng được

54

ghi nhận thấp nhất vào năm 2019 với con số ghi nhận được là 10.97% do sự giảm sút của LNST và vốn chủ sở hữu bình quân so với năm trước. Chỉ số này ở năm 2018 và 2020 ghi nhận là như nhau đều đạt 11.47%, có nghĩa là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư mang lại 11.47 đồng lợi nhuận. Sở dĩ ROE năm 2020 tăng sau khi giảm do lợi nhuận sau thuế tăng nhẹ trong khi chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân của PLC lại giảm đáng kể.

Tóm lại, khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu PLC đã được cải thiện sau khi bị suy giảm nhưng sự cải thiện này phần lớn đến từ việc công ty cắt giảm vốn chủ sở hữu.

Để có những đánh giá chính xác hơn về tình hình khả năng sinh lợi của PLC, ta đi so sánh PLC với các công ty khác cùng ngành hóa dầu theo biểu đồ dưới đây.

Trong biểu đồ, ta so sánh khả năng sinh lợi của PLC so với 2 doanh nghiệp đó là Công ty cổ phần dầu nhờn PV Oil (PVO) và Công ty cổ phần Hóa dầu quân đội (Mipec).

Biểu đồ 2. 12 So sánh khả năng sinh lợi của PLC với doanh nghiệp cùng ngành

Nguồn: BCTC các công ty và tài liệu tham khảo Qua biểu đồ ta có thể thấy, chỉ tiêu khả năng sinh lợi tổng tài sản của công ty đang cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành cụ thể cao hơn chỉ tiêu này ở MIPEC là 0.88% và ở PVO là 2.04%, cho thấy khả năng tạo lợi nhuận từ tổng tài sản của PLC tương đối tốt và đang ở mức cao trong ngành. Trong khi đó 2 tỷ số còn lại là ROS

2.64% 3.23%

11.47%

0.68% 1.19% 1.44%

4.19%

2.35%

12.37%

0.00%

2.00%

4.00%

6.00%

8.00%

10.00%

12.00%

14.00%

ROS ROA ROE

Khả năng sinh lợi của PLC so với các doanh nghiệp cùng ngành

PLC PVO MIPEC

55

và ROE của doanh nghiệp được xem là khá tốt trong ngành tuy nhiên vẫn chưa thực sự hiệu quả. Khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu của PLC và MIPEC rất cao và vượt xa đối thủ là PVO với tỷ số lần lượt là 11.47%, 12.37% và 1.44% điều này cho thấy, khả năng tạo lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang được đánh giá cao tuy nhiên vẫn cần được cải thiện trong thời gian tới. Với chỉ số khả năng sinh lợi doanh thu, MIPEC có con số được ghi nhận rất tốt vì ROS của công ty này có khoảng cách khá xa 2 công ty đối thủ là PLC và PVO với chênh lệch tương ứng là 1.55% và 3.51%. Điều này thể hiện, PLC có khả năng thu được lợi nhuận sau thuế từ doanh thu thuần kém hơn nhiều so với một đối thủ mạnh là MIPEC.

Tóm lại, khả năng sinh lợi của Tổng công ty hóa dầu Petrolimex đang có tình hình khá tốt, tuy nhiên vẫn cần được cải thiện trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tài chính tại tổng công ty hóa dầu petrolimex (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)