Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tuyên quang (Trang 24 - 29)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI

1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi

Thứ nhất, hiệu quả về mặt kinh tế:

Một là, chỉ tiêu bảo đảm an toàn vốn: Hoạt động tín dụng chính sách được thực hiện theo quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh, thủ tục đơn giản, nhanh gọn, kịp thời và thuận tiện sẽ tạo dựng được lòng tin với người nghèo, nâng cao uy tín NHCSXH, đảm bảo tính an toàn trong hoạt động luân chuyển dòng vốn.

Hai là, chỉ tiêu phản ánh khả năng tiết kiệm chi phí vốn: Với việc sử dụng

phương thức quản lý phù hợp cho vay ủy thác từng phần thông qua các tổ chức chính trị xã hội đã giúp cho NHCSXH chuyển tải vốn kịp thời đến các đối tượng không để tồn đọng, lãng phí vốn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng đồng vốn; Mặt khác phương thức này cũng giúp cho ngân hàng tiết kiệm được chi phí hơn so với ủy thác toàn phần, tăng cường mối quan hệ với cấp ủy và chính quyền địa phương, thực hiện xã hội hóa hoạt động ngân hàng.

Ba là, chỉ tiêu phản ánh năng lực sử dụng vốn: Không như các NHTM lấy lợi nhuận làm thước đo chủ yếu cho hiệu quả hoạt động mà hiệu quả sử dụng vốn của NHCSXH được thể hiện thông qua việc đầu tư vốn đã giúp hộ nghèo làm ăn có hiệu quả vươn lên thoát nghèo, các đối tượng chính sách có được việc làm, xây dựng được nhà ở, học sinh sinh viên có thể tiếp tục việc học hành…và quan trọng hơn là nó đã đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương như thế nào.

Thứ hai, hiệu quả về mặt xã hội: Ngày nay trong nền kinh tế thị trường thì sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Hậu quả của nó làm cho một bộ phận người dân không có công ăn việc làm dẫn đến thất nghiệp, nghèo đói, tệ nạn xã hội gia tăng tạo ra những tác động xấu đến sự phát triển của toàn xã hội. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi ra đời đã góp phần ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác có điều kiện phát triển sản xuất, góp phần xây dựng nông thôn mới. Thực hiện chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi đến các đối tượng chính sách tốt sẽ góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy kinh tế phát triển [25].

1.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng

- Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng ưu đãi và chất lượng tín dụng ưu đãi trong việc đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng ưu đãi của khách hàng.

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ trong kỳ Dư nợ bình quân trong kỳ Trong đó:

Dư nợ bình quân trong kỳ = (Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ)

2

Chỉ tiêu này đánh giá số vòng chu chuyển vốn tín dụng ưu đãi nhanh hay chậm trong một kỳ nhất định, nghĩa là một đồng vốn ưu đãi của ngân hàng cho vay được bao nhiêu lần trong năm. Nếu vòng quay vốn tín dụng ưu đãi càng cao chứng tỏ tốc độ chu chuyển vốn càng nhanh và vốn càng tham gia nhiều vào quá trình sản xuất kinh doanh, khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả và ngân hàng thu hồi nợ đúng hạn. Như vậy nếu hệ số này càng cao thì tình hình quản lý vốn và chất lượng tín dụng của ngân hàng là tốt. Tuy nhiên mức độ đánh giá nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào đối tượng khách hàng, vào tính thời vụ, tính chu kỳ của sản xuất; vào thời gian của dự án…

- Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ =

Doanh số thu nợ Doanh số cho vay

Hệ số thu nợ là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động công tác thu hồi nợ của NHCSXH cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng có tốt hay không, tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của NHCSXH càng tốt và có hiệu quả. Trong hoạt động NHCSXH thì cho vay mang lại nguồn lợi nhuận chính, chính vì thế cần phải luôn chú trọng tới công tác thu hồi và đảm bảo nguồn vốn, nâng cao hiệu quả tín dụng.

- Chỉ tiêu nợ quá hạn

Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất để đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, chỉ số này càng thấp thì hiệu quả tín dụng càng cao và ngược lại.

Nợ quá hạn là loại rủi ro tín dụng gây ra sự tổn thất về tài chính cho ngân hàng do người vay chưa hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Do NHCSXH cấp tỉnh được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội ở địa phương nên nợ quá

hạn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của NHCSXH, khả năng cấp tín dụng ở các chu kỳ tiếp theo.

Tùy theo tiêu thức phân loại mà các loại nợ quá hạn được gọi với những tên khác nhau, để có thể đánh giá tổng thể, người ta thường sử dụng chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn

x 100%

Tổng dư nợ

Năm 2012, theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc NHCSXH tại văn bản 3653/NHCS-TDNN ngày 19/11/2012 về việc xây dựng Phương án, Đề án củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, quy định: các xã có tỷ lệ nợ quá hạn từ 2% trở lên thì Giám đốc NHCSXH cấp huyện phải xây dựng Phương án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng. Các đơn vị NHCSXH cấp huyện, cấp tỉnh có tỷ lệ nợ quá hạn từ 2%

trở lên thì Giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch đó phải xây dựng Đề án củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng.

- Tỷ lệ nợ được xóa:

Tỷ lệ nợ được xóa (%) = Dư nợ được xóa nợ trong kỳ

x 100%

Tổng dư nợ trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm dư nợ trong tổng dư nợ trong kỳ của NHCSXH được xử lý xóa nợ. Tỷ lệ này càng thấp thì càng tốt vì NHCSXH sẽ bảo toàn được nguồn vốn trong hoạt động cho vay. Như vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi của NH CSXH chúng ta phải đánh giá trên 2 góc độ là hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế trong đó hiệu quả kinh tế được xem xét trên góc độ bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí, v.v... giúp NHCSXH có thể tồn tại, phát triển bền vững để hướng đến thực hiện mục tiêu về hiệu quả xã hội.

- T lệ thu lãi

Tỷ lệ thu lãi (%) = Tổng lãi đã thu trong năm

x 100%

Tổng lãi phải thu trong năm

Trong đó, số lãi phải thu = số lãi phát sinh (trong tháng) + số lãi tồn được giao. Tỷ lệ thu lãi cao cho thấy chất lượng tín dụng tốt và ngược lại. Ngoài ra chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu

của ngân hàng từ việc cho vay nguồn vốn ưu đãi.

Chỉ tiêu này càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hình tài chính của ngân hàng càng tốt, ngược lại là ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hưởng đến doanh thu của ngân hàng, chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay của ngân hàng, có thể nợ xấu trong ngân hàng tăng cao nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi lãi của ngân hàng, và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tương lai.

- T lệ hộ vay vốn thoát nghèo Tỷ lệ hộ vay vốn

thoát nghèo (%) = Tổng hộ vay vốn thoát nghèo

x 100%

Tổng số hộ nghèo còn dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả mang lại từ đồng vốn cho vay đã giảm được bao nhiêu tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Tỷ lệ này càng cao thì sử dụng vốn của NHCSXH càng hiệu quả.

- Mức vốn cho vay bình quân một hộ gia đình: là chỉ tiêu dùng để phản ánh mức bình quân một hộ được vay.

Mức vốn cho vay

bình quân một hộ = Tổng dư nợ cho vay Tổng số hộ còn dư nợ

Mức vốn cho vay bình quân một hộ gia đình được tính bằng thương số giữa tổng dự nợ cho vay tại thời điểm phân tích và tổng số hộ còn dư nợ. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn vay của hộ từ đó xác định được mức vốn cần thiết để nâng cao mức cho vay.

- Số lao động có việc làm bình quân: là thương số giữa tổng số lao động có việc làm và tổng số lao động vay vốn. Chỉ tiêu này cho biết trong 100 lao động vay vốn thì bình quân tạo được bao nhiêu việc làm cho người lao động. Như vậy số lao động tạo được việc làm tỷ lệ thuận với hiệu quả sử dụng vốn.

Số lao động có việc

làm bình quân = Tổng số lao động có việc làm Tổng số lao động vay vốn

- Kết quả xếp loại chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn

Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) được ví như cánh tay nối dài của

NHCSXH. Nhiều nội dung công việc trong quy trình cho vay của NHCSXH được ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể và ủy nhiệm cho các Tổ TK&VV thực hiện như: bình xét, lựa chọn người vay, kiểm tra, đôn đốc người vay trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc người vay trả lãi tiền vay và nợ gốc đúng thời hạn. Vì vậy, chất lượng của hoạt động ủy thác và hoạt động ủy nhiệm của các đối tác này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tín dụng ưu đãi của NHCSXH. Một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động Tổ TK&VV đó là thực hiện việc đánh giá, xếp loại Tổ TK&VV.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tuyên quang (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)