CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH TUYÊN
2.1.4. Kết quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2.1.4.1. Huy động vốn
Trong giai đoạn 2016-2020, NHCSXH tỉnh Tuyên Quang đã tập trung nguồn vốn do Trung ương cân đối để thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đa dạng hóa các ngành nghề nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần thực hiện tốt Chương trình giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh. Chú trọng tập trung nguồn lực vào những chương trình cho vay có hiệu quả cao, đó là các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo... để giúp
phát triển sản xuất, thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền vững, chống tái nghèo. Bên cạnh đó, NHCSXH còn có các chương trình tín dụng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống như cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng nhà ở hộ nghèo... mang ý nghĩa thiết thực đối với người nghèo và các đối tượng chính sách.
Nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 – 2020 được tổng hợp tại Biểu 2.1:
Biểu 2.1: Tổng nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hôi tỉnh Tuyên Quang Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016 – 2020 của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang
Theo Biểu 2.1 cho thấy, tổng nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 – 2020 luôn có sự gia tăng qua các năm. Cụ thể: nguồn vốn năm 2016 của Chi nhánh đạt 2.102,1 tỷ đồng; năm 2017 đạt 2.440,8 tỷ đồng, tăng 267 tỷ đồng tức tăng 13,07% so với năm 2016. Năm 2018 đạt 2.653,7 tỷ đồng, tăng 171,9 tỷ đồng tức tăng 7,44% so với năm 2017; Đến năm 2019 nguồn vốn đạt 2.744,7 tỷ đồng, tăng 55,7 tỷ đồng tức tăng 2,24% so với năm 2018 và sang năm 2020 nguồn vốn đạt 2.995,5 tỷ đồng, tăng 194,7 tỷ đồng tức tăng 7,67% so với năm 2019.
Như vậy, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đến 31/12/2020 đạt 2.995,5 tỷ đồng, tăng 893,4 tỷ đồng, tăng tương ứng 42,5% so với cùng thời điểm năm 2016, đạt 99,8% kế hoạch năm 2020. Trong đó:
Nguồn vốn cân đối từ Trung ương đạt 2.731,9 tỷ đồng, chiếm 91,2%/tổng
nguồn vốn, tăng 689,3 tỷ đồng, tăng tương ứng 33,7% so với cùng thời điểm năm 2016, đạt 99,7% kế hoạch năm 2020.
Nguồn vốn huy động của tổ chức và cá nhân đạt 211,9 tỷ đồng, chiếm 7%/tổng nguồn vốn, tăng 166,4 tỷ đồng, tăng tương ứng 365,7% so với năm 2016 và đạt 99,3% kế hoạch. (Gồm: vốn huy động tiết kiệm dân cư: 152 tỷ đồng, tăng 135,4 tỷ đồng (tức tăng 815,8%) so với năm 2016, đạt 107,3% kế hoạch năm 2020;
tiền gửi của tổ viên đạt 59,9 tỷ đồng, tăng 31 tỷ đồng (tức tăng 107,2%) so với năm 2016, đạt 83,5% kế hoạch năm 2020.
Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 51,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,73% tổng nguồn vốn, tăng 37,7 tỷ đồng (tức tăng 270%) so với năm 2016, đạt 100% kế hoạch năm 2020 (trong đó: Nguồn vốn nhận ủy thác 46,7 tỷ đồng;
Nguồn vốn bổ sung 5 tỷ đồng).
2.1.4.2. Hoạt động tín dụng
Dư nợ tín dụng ưu đãi thực hiện tại NHCSXH tỉnh Tuyên Quang theo nguồn vốn chính sách được tổng hợp tại Bảng 2.1:
Bảng 2.1: Dƣ nợ tín dụng ƣu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020
Đơn vị tính: t đồng
Tiêu chí Năm
2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2020 1. Dư nợ theo Nguồn vốn TW 2.088,2 2.309,3 2.484,0 2.705,0 2.943,7
- Tỷ trọng (%) 99,5 99,4 98,9 98,7 98,4
- Tốc độ tăng trưởng (%) - 10,6 7,6 8,9 8,8
2. Dư nợ NV địa phương 9,9 13,2 26,4 37,0 47,0
- Tỷ trọng (%) 0,5 0,6 1,1 1,3 1,6
- Tốc độ tăng trưởng (%) - 33,7 99,7 39,9 27,0 3. Tổng dƣ nợ ƣu đãi 2.098,1 2.322,5 2.510,4 2.742,0 2.990,7
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016 – 2020 của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang Trong giai đoạn 2016-2020, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã tập trung nguồn
vốn do Trung ương cân đối để thực hiện cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đa dạng hóa các ngành nghề nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần thực hiện tốt Chương trình giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2016-2020 và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh. Bên cạnh đó, NHCSXH còn có các chương trình tín dụng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống như cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng nhà ở hộ nghèo... mang ý nghĩa thiết thực đối với người nghèo và các đối tượng chính sách.
Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đến 31/12/2020 là 2.990,7 tỷ đồng, tăng 892,6 tỷ đồng (tăng 42,5%) so với năm 2016.
Biểu 2.2: Cơ cấu dƣ nợ của Ngân hàng chính sách xã hôi tỉnh Tuyên Quang Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016 – 2020 của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang
Kết cấu dư nợ các chương trình tín dụng theo tính chất nguồn vốn như sau:
- Các chương trình tín dụng do ngân sách Trung ương cấp vốn đạt 2.943,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98,4%/tổng dư nợ, tăng 855,5 tỷ đồng so với 31/12/2016.
Theo bảng 2.1 cho thấy, dư nợ theo nguồn vốn TW thường chiếm tỷ trọng lớn trên 98%. Tốc độ tăng trưởng hàng năm dao động từ 7,6% đến 10,6%. Trong đó tốc độ tăng trưởng dư nợ nguồn vốn TW mạnh nhất là năm 2017. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 8,96%/năm.
- Các chương trình tín dụng NHCSXH nhận vốn ủy thác cho vay từ ngân sách địa phương đạt 47 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,57 %/tổng dư nợ, tăng 37,1 tỷ đồng so với 31/12/2016. Tỷ trọng dư nợ từ nguồn này chỉ chiếm từ 0,5% đến 1,6%
tổng dư nợ ưu đãi. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 47,61%/năm.
Đối tượng khách hàng của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang chủ yếu là người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đây là những đối tượng hầu như không thể tiếp cận được vốn tín dụng thông thường của NHTM. Do đó, khả năng sinh lời từ các hoạt động cho vay đối với những đối tượng khách hàng này là rất thấp, thậm chí không thể có được. Chính vì vậy, mục tiêu hoạt động cho vay khách hàng của NHCSXH là nhằm: Đối với khu vực kinh tế nông thôn: hỗ trợ kinh tế hộ gia đình từng bước cải thiện cuộc sống; Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các cơ sở SXKD của người tàn tật: cho vay để tạo việc làm; Đối với các tổ chức kinh tế, hộ SXKD thuộc những khu vực kinh tế kém phát triển, vùng sâu vùng xa:
cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn SXKD, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống;
Đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn: cho vay trang trải các chi phí học tập...