Thực trạng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tuyên

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tuyên quang (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG

2.2.1. Thực trạng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tuyên

Hoạt động huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng của NHTM. Trong NHTM việc huy động vốn là điều kiện để mở rộng qui mô tín dụng, tăng thu nhập cho ngân hàng. Còn đối với NHCSXH thì nguồn vốn có vai trò đặc biệt quan trọng và mang tính chất đặc thù. Ý thức được tầm quan trọng đó, ngay từ đầu NHCSXH tỉnh Tuyên Quang đã đề cao công tác huy động vốn coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển bền vững của Chi nhánh. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song NHCSXH tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện giao chỉ tiêu huy động vốn trên tất cả các điểm giao dịch của NHCSXH. Hình thức huy động vốn cũng đa dạng hơn, các đơn vị cũng rất chú trọng đến việc tuyên truyền qua các phương tiện thông tin

đại chúng, niêm yết đầy đủ, cụ thể, chi tiết tại các điểm giao dịch để vận động khách hàng, các phường xã, các tổ chức kinh tế có nguồn tiền nhàn rỗi gửi tại NHCSXH,

… Cán bộ ngân hàng luôn có thái độ vui vẻ, phục vụ khách hàng nhiệt tình, tận tâm, chu đáo. Do đó, Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác huy động vốn. Điều này được thể hiện qua bảng 2.2.

Bảng 2.2: Nguồn vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị tính: t đồng

Nguồn vốn Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020 1. Nguồn vốn nhận từ TW 2.042,6 2.309,6 2.481,5 2.537,2 2.731,9 2. Nguồn vốn huy động 45,5 107,8 138,3 164,4 211,9 2.1. Huy động tiết kiệm dân cư 16,6 63,4 90,2 111,7 152,0 2.2. Huy động tiền gửi tổ viên

thông qua Tổ TK&VV 28,9 44,4 48,1 52,7 59,9

3. Nguồn vốn nhận ủy thác từ

ngân sách địa phương 14,0 23,4 33,9 43,1 51,7

3.1. Nguồn nhận ủy thác 9,0 18,4 28,9 38,1 46,7

3.2. Nguồn vốn bổ sung 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0

4. Tổng nguồn vốn 2.102,1 2.440,8 2.653,7 2.744,7 2.995,5 5. Tỷ lệ vốn nhận từ TW 97,2 94,6 93,5 92,4 91,2

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016 – 2020 của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang Theo Bảng 2.2, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đến 31/12/2026 đạt 2.102,1 tỷ đồng, năm 2020 đạt 2.995,5 tỷ đồng, tăng 893,4 tỷ đồng, (tăng 42,5%) so với cùng kỳ năm 2016, đạt 99,8% kế hoạch năm 2020. Tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn mỗi năm đạt 9,26%/năm. Nguồn vốn của chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang tăng phụ thuộc chủ yếu vào mức tăng trưởng tín dụng hàng năm

được phê duyệt. Căn cứ vào kế hoạch tín dụng mà kế hoạch huy động vốn có sự điều chỉnh sao cho có phù hợp và không gây lãng phí nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

Tốc độ tăng nguồn vốn của các năm được tổng hợp tại Bảng 2.3:

Bảng 2.3: Biến động tăng giảm nguồn vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị tính: t đồng

Nguồn vốn

So sánh 2017/2016

So sánh 2018/2017

So sánh 2019/2018

So sánh 2020/2019 Số tiền % Số

tiền % Số tiền % Số tiền % 1. NV nhận từ TW 267,0 13,07 171,9 7,44 55,7 2,24 194,70 7,67 2. NV huy động 62,3 136,92 30,5 28,29 26,1 18,87 47,50 28,89 2.1. Huy động tiết

kiệm dân cư 46,8 281,93 26,8 42,27 21,5 23,84 40,30 36,08 2.2. Huy động tiền

gửi tổ viên thông qua Tổ TK&VV

15,5 53,63 3,7 8,33 4,6 9,56 7,20 13,66 3. NV nhận ủy thác

từ ngân sách địa phương

9,4 67,14 10,5 44,87 9,2 27,14 8,60 19,95 3.1. Nguồn nhận ủy

thác 9,4 104,44 10,5 57,07 9,2 31,83 8,60 22,57

3.2. NV bổ sung - - - -

4. Tổng nguồn vốn 338,7 16,11 212,9 8,72 0,33 0,01 250,80 9,14 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016 – 2020 của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang

Theo Bảng 2.3 cho thấy, nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang được hình thành từ 3 nguồn chính: Nguồn vốn vốn từ Trung ương; nguồn huy động của tổ chức và cá nhân địa phương; nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương.

Trong đó, nguồn vốn nhận từ Trung ương luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm (trên 91%). Tuy nhiên, Chủ trương huy động vốn trả lãi suất thấp, vốn ủy thác từ

các tổ chức kinh tế, vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ dành cho XĐGN, GQVL thành một kênh thống nhất theo Nghị định 78/NĐ-CP là chưa thực hiện được. Cụ thể:

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị tính: % Nguồn vốn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1. Nguồn vốn nhận từ

Trung ương 97,17 94,62 93,51 92,44 91,20

2. Nguồn vốn huy động của tổ chức và cá nhân địa phương

2,16 4,42 5,21 5,99 7,07

3. Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương

0,67 0,96 1,28 1,57 1,73

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016 – 2020 của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang Nguồn vốn cân đối từ Trung ương năm 2016 đạt 2.042,6 tỷ đồng, chiếm 97,2% tổng nguồn vốn của Chi nhánh; năm 2017 đạt 2.309,6 tỷ đồng, chiếm 94,6%

tổng nguồn vốn; năm 2018 nguồn vốn tiếp tục tăng lên mức 2.481,5 tỷ đồng, chiếm 93,5%. Sang năm 2019 đạt 2.537,2 tỷ đồng, chiếm 92,4% và năm 2020 đạt 2.731,9 tỷ đồng, chiếm 91,2% tổng nguồn vốn. Kết quả cho thấy, mặc dù hàng năm nguồn vốn nhận từ Trung ương tăng về giá trị tuyệt đối nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, nguồn vốn này vẫn chiếm trên 91% tổng nguồn vốn, vẫn đóng vai trò nguồn vốn chính cung cấp cho các hoạt động của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang.

Nguồn vốn thứ 2 là nguồn vốn huy động của tổ chức và cá nhân. Theo bảng 2.1 cho thấy, nguồn vốn huy động năm 2016 chỉ đạt 45,5 tỷ đồng (chiếm 2,16%

tổng nguồn vốn) và tăng dần qua các năm. Đến năm 2020 nguồn vốn huy động đạt 211,9 tỷ đồng (chiếm 7,07% tổng nguồn vốn). Việc khai thác nguồn lực địa phương để cho vay đạt tỷ trọng thấp, do Tuyên Quang là một tỉnh vùng sâu, vùng xa còn

nhiều khó khăn, kinh phí hoạt động của bộ máy quản lý trên địa bàn đều do Ngân sách Nhà nước là chủ yếu; thu nhập bình quân đầu người còn thấp, lượng tiền dành cho tiết kiệm chưa cao; đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế… cần nhiều nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực SXKD, mặt khác, do thời gian gần đây có nhiều biến động, giá sức mua của đồng tiền biến động mạnh, lãi suất ngân hàng huy động thấp không thu hút được người dân gửi tiền, cơ chế huy động vốn của hệ thống NHCSXH chưa linh hoạt, hấp dẫn so với các NHTM nên việc khai thác nguồn vốn trên địa bàn còn hạn chế và chiếm tỷ trọng thấp so với tổng nguồn vốn cho vay.

Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương tại Chi nhánh chỉ chiếm dưới 10% trong suốt 5 năm qua. Nguồn vốn này bao gồm nguồn vốn nhận ủy thác ngân sách Tỉnh, huyện chuyển sang NHCSXH cùng cấp để cho vay. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định, không phải trả lãi, trong giai đoạn 2016 - 2020, bình quân mỗi năm ngân sách địa phương chuyển sang chi nhánh khoảng 10 tỷ đồng.

Đạt được những kết quả như trên là sự cố gắng rất lớn của Ban lãnh đạo, cán bộ chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên, một nguồn vốn quan trọng và có chi phí trả lãi thấp là tiền gửi thanh toán của các tổ chức cá nhân chưa được chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang quan tâm đúng mức. Nguồn vốn này không chỉ là cơ sở để giảm được chi phí trả lãi mà còn có vai trò tích cực trong việc mở rộng các loại hình hoạt động như: phát triển các hình thức chuyển tiền, thanh toán không dùng tiền mặt, cho vay, thu nợ, trả phí… thông qua tài khoản tiền gửi và mối quan hệ khách hàng truyền thống trong hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang. Ðiều này đặt ra vấn đề mà chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang phải giải quyết để hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tuyên quang (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)