Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại Chi nhánh theo nhóm chỉ tiêu 43 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tuyên quang (Trang 53 - 68)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG

2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại Chi nhánh theo nhóm chỉ tiêu 43 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG

2.2.3.1. Chỉ tiêu định tính

a. Hiệu quả về mặt kinh tế

Một là, chỉ tiêu bảo đảm an toàn vốn

Hiện nay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo và học sinh sinh viên ở tỉnh Tuyên Quang là khá lớn, lại nằm rải rác ở 7 huyện, thành phố, 138 phường, xã

trong toàn tỉnh, giao thông đi lại còn khó khăn đặc biệt là các xã ở vùng miền núi, lực lượng cán bộ còn ít nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ đã giao phó. Tuy nhiên, ý thức được vai trò và trách nhiệm to lớn của mình NHCSXH tỉnh Tuyên Quang đã và đang từng bước xây dựng một quy trình luân chuyển vốn nhanh gọn, kịp thời, đơn giản và thuận tiện đảm bảo được tính an toàn, hiệu quả trong hoạt động sử dụng nguồn vốn ưu đãi. Nhờ vậy khi vào vụ sản xuất, kinh doanh hay khi sinh viên bắt đầu nhập trường, người lao động có giấy gọi đi xuất khẩu lao động, họ sẽ yên tâm sản xuất, học hành, đi lao động điều mà trước đây là nỗi lo âu, bất lực khi không có đủ vốn, hoặc có vốn (bằng việc đi vay với lãi suất cao) nhưng khi có được thì mọi cơ hội đã qua đi. Do đó, ngân hàng cần làm tốt hơn nữa trong việc hoàn thiện quy trình chuẩn này.

Hai là, chỉ tiêu phản ánh khả năng tiết kiệm chi phí vốn

Trong thực tế, trước đây phương thức ủy thác toàn phần có ưu điểm là khắc phục được tình trạng quá tải do định biên ít không thể trực tiếp quản lý được nhưng nó cũng bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế đó là: Ngân hàng ủy thác không quản lý được vốn, nên vốn đến tay người nghèo khó khăn, nhiều khi tồn đọng vốn lớn và chất lượng sử dụng vốn thấp, phí ủy thác lớn gây tốn kém cho ngân sách nhà nước. Hiện nay, với việc sử dụng phương thức quản lý phù hợp là cho vay ủy thác từng phần thông qua các tổ chức chính trị xã hội đã khắc phục được những tồn tại, hạn chế của phương thức ủy thác toàn phần đó là: NHCSXH trực tiếp quản lý nguồn vốn, chủ động trong quá trình cho vay, không để tồn đọng lãng phí vốn. Đồng thời giúp cho NHCSXH tỉnh tiết kiệm được khoản chi phí quản lý vốn đáng kể (tiết giảm được nhiều công đoạn, bộ phận). Tuy nhiên có nơi, có lúc sự phối hợp giữa NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội chưa được tốt như: Việc cung cấp thông tin chưa được thường xuyên về vốn nợ đọng, vốn bị cán bộ hội, tổ xâm tiêu, chiếm dụng. Trong giai đoạn tới sự phối kết hợp này sẽ được tăng cường đảm bảo thực hiện tốt chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, tiết giảm chi phí cho ngân sách Nhà nước.

Ba là, chỉ tiêu phản ánh năng lực sử dụng vốn

Giai đoạn 2016 - 2020, đã có trên 123,6 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn NHCSXH, tổng doanh số cho vay đạt

trên 4.127,1 tỷ đồng, với trên 394,9 nghìn khách hàng còn dư nợ: Vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư kịp thời đúng đối tượng thu hưởng, giúp cho 6.372 lao động có việc làm; tạo điều kiện cho trên 700 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để trang trải các nhu cầu thiết yếu phục vụ cho học tập; xây dựng được 3.626 căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách; xây dựng được trên 53.329 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.... Vốn tín dụng chính sách đã giúp cho 43.050 hộ vượt qua ngưỡng nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo qua các năm theo Nghị quyết của tỉnh, cụ thể: giai đoạn 2011 - 2015 giảm từ 34,83% xuống còn 9,31%; giai đoạn 2016 - 2020 tỷ lệ hộ nghèo đầu kỳ năm 2016 (theo tiêu chí nghèo đa chiều) là 27,81%, đến cuối năm 2020 giảm còn 9,03%, tỷ lệ giảm nghèo đạt 4%/năm. Hoạt động tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã đề ra, tập trung phát triển nguồn lực, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và phát triển theo định hướng kinh tế - xã hội của tỉnh.

b. Hiệu quả về mặt xã hội

Trong thực tế, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Từ những chủ trương, chính sách của Đảng về hỗ trợ các đối tượng chính sách trong quá trình phát triển kinh tế, công tác xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang đã đạt được những kết quả nổi bật; trong các chính sách xã hội, tín dụng chính sách xã hội là một điểm sáng, được đánh giá là giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc và phù hợp với thực tiễn, góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ mà Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã đề ra về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định và phát triển kinh tế. Việc hình thành một cơ chế tín dụng dành riêng cho một số đối tượng chính sách xã hội với cơ chế chuyển từ cấp phát, hỗ trợ trực tiếp sang hình thức cho vay ưu đãi đã giảm dần gánh nặng ngân sách, đồng thời khuyến khích sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu của các đối tượng chính sách. Đồng thời, việc triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội đã góp phần tạo dựng niềm tin của nhân dân vào đường lối,

chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là đối với các đối tượng dễ bị tổn thương;

tăng cường tính chủ động, sáng tạo, nâng cao ý thức trách nhiệm khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại của người thụ hưởng chính sách, góp phần gắn kết các thành viên trong gia đình, gắn kết nhân dân với Đảng, nhân dân với các tổ chức Hội, đoàn thể, giữa các Hội đoàn thể với nhau, nhân dân với nhân dân, giúp chính quyền nắm được tâm tư nguyện vọng của nhân dân, từ đó kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bức xúc của nhân dân, ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

Với Tuyên Quang nguồn vốn tín dụng ưu đãi là giải pháp quan trọng trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về XĐGN, tạo thêm việc làm của địa phương, khắc phục tình trạng thiếu vốn, thiếu việc làm, ngăn chặn tệ nạn tín dụng đen ở khu vực nông thôn, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, cải thiện điều kiện ăn ở, đi lại, học hành của các tầng lớp nhân dân; nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của con người trong xã hội, nâng cao dân trí, mở mang kiến thức, hạn chế các tệ nạn và ổn định trật tự xã hội, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, thu nhập và một số điều kiện sống thiết yếu khác đã được đảm bảo.

2.2.3.2. Chỉ tiêu định lượng (1) Vòng quay vốn

Bảng 2.8: Vòng quay vốn tín dụng ƣu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020 Dư nợ tín dụng ưu đãi Tỷ

đồng 2.098,1 2.322,5 2.510,4 2.742,0 2.990,7 Doanh số thu nợ Tỷ

đồng 151,6 473,3 563,4 764,4 689,1 Dư nợ bình quân Tỷ

đồng 1.995,3 2.210,3 2.416,5 2.626,2 2.866,4 Vòng quay vốn tín

dụng ưu đãi Lần 0,08 0,21 0,23 0,29 0,24

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016 – 2020 của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang Hệ số này phản ánh doanh số thu hồi nợ so với tổng dư nợ trong kỳ. Đối với chỉ tiêu hệ số quay vòng vốn, sau khi trừ đi dư nợ HSSV có hoàn cảnh khó khăn và

dư nợ cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn thì đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh. Theo bảng 2.4 cho thấy vòng quay vốn tín dụng ưu đãi của Chi nhánh ngày càng tăng qua các năm. Tuy nhiên số vòng quay vốn tín dụng của các năm khá nhỏ.

Năm 2016, số vòng quay vốn tín dụng ưu đãi chỉ bằng 0,08 lần, năm 2017 đạt 0,21 lần, năm 2018 đạt 0,23 lần, năm 2019 đạt 0,29 lần nhưng năm 2020 giảm xuống còn 0,24 lần. So sánh với chỉ tiêu chi nhánh đưa ra hàng năm là 0,5 thì hệ số này chưa đạt kế hoạch đề ra.

(2) Hệ số thu nợ

Bảng 2.9: Hệ số thu nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tuyên Quang Đơn vị tính: t đồng

Chỉ tiêu Năm 2016

Năm 2017

Năm

2018 Năm 2019 Năm 2020 Doanh số cho vay 357,2 698,0 752,0 997,2 937,7

Doanh số thu nợ 151,6 473,3 563,4 764,4 689,1

Hệ số thu nợ 0,42 0,68 0,75 0,77 0,73

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016 – 2020 của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay tại ngân hàng có tốt hay không. Kết quả bảng 2.5 ta thấy hệ số thu nợ của Chi nhánh khá cao (trung bình 0,67). Cụ thể: hệ số thu nợ năm 2016 là 0,42 lần, năm 2017 là 0,68 lần, năm 2018 là 0,75 lần, năm 2019 đạt 0,77 lần nhưng đến năm 2020 giảm nhẹ xuống cồn 0,73 lần. Như vậy, hệ số thu nợ của Chi nhánh ngày càng tăng lên trong 4 năm 2016 -2019 nhưng giảm nhẹ ở năm 2020.

Hệ số thu nợ qua các năm tăng trong giai đoạn 2016 – 2019 chứng tỏ hoạt động của Chi nhánh nói chung và hoạt động tín dụng ưu đãi nói riêng đang đạt hiệu quả, Chi nhánh đã rất nỗ lực trong công tác thu hồi nợ và đảm bảo nguồn vốn, thường xuyên bám sát nợ đến hạn của khách hàng để có kế hoạch thu nợ kịp thời.

Tuy nhiên, sang năm 2020 khi hệ số thu nợ giảm, Chi nhánh cần phải quan tâm nhiều hơn tới công tác thu nợ để giảm nợ xấu, nợ quá hạn, tăng hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi cho Chi nhánh.

(3) Nợ quá hạn

Nợ quá hạn luôn là vấn đề được Ngân hàng quan tâm và chú trọng bởi ảnh hưởng của nó tới chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tuyên Quang được tổng hợp tại Bảng 2.11:

Bảng 2.10: Nợ quá hạn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020 1. Nợ quá hạn Tỷ

đồng 8,127 8,712 8,583 9,264 9,745 - Tỷ lệ nợ quá

hạn % 0,39 0,38 0,34 0,34 0,33

2. Nợ khoanh Tỷ

đồng 2,715 2,857 2,893 0,976 0,871

- Tỷ lệ nợ khoanh % 0,13 0,12 0,12 0,04 0,03

3. Nợ xấu Tỷ

đồng 10,842 11,569 11,476 10,240 10,616

- Tỷ lệ nợ xấu % 0,52 0,50 0,46 0,37 0,35

4. Tổng dư nợ tín

dụng ưu đãi % 2.098,1 2.322,5 2.510,4 2.742,0 2.990,7 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016 – 2020 của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang

Theo Bảng 2.7 cho thấy, nợ quá hạn của Chi nhánh tăng hàng năm theo quy mô dư nợ tín dụng ưu đãi. Cụ thể: Nợ quá hạn năm 2016 là 8,127 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tín dụng ưu đãi là 0,39%. Đến năm 2020, nợ quá hạn tăng lên mức 9,745 tỷ đồng. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống còn 0,33% tổng dư nợ. Cùng với nợ khoanh, dư nợ khoanh lại giảm mạnh ở các năm. Cụ thể: nợ khoanh năm 2016 ở mức 2,715 tỷ đồng, chiếm 0,13% tổng dư nợ. Năm 2017 dư nợ khoanh tăng lên mức 2,857 tỷ đồng, chiếm 0,12% tổng dư nợ. Năm 2018 nợ khoanh tiếp tục tăng lên mức 2,893 tỷ đồng, chiếm 0,12% tổng dư nợ. Nhưng đến năm 2019 nợ khoanh giảm mạnh xuống còn 0,976 tỷ đồng, chiếm 0,04% tổng dư nợ và năm 2020 tiếp tục giảm xuống còn 0,871 tỷ đồng, chiếm 0,03%. Sở dĩ nợ khoanh giảm mạnh ở năm 2019 và năm 2020 là do:

Trong năm 2019 Chi nhánh đã chỉ đạo phòng giao dịch NHCSXH các huyện, thành phố phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, tổ chức Hội nhận ủy thác, Tổ TK&VV hướng dẫn người vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro theo quy định.

Kết quả trong năm 2019, NHCSXH Trung ương thông báo xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan đối với 83 món vay, trong đó: xóa nợ 71 món, số tiền 1,416 tỷ đồng (gốc 1,208 tỷ đồng, lãi 0,207 tỷ đồng); khoanh nợ 12 món, số tiền 0,293 tỷ đồng (gốc 0,277 tỷ đồng, lãi 0,015 tỷ đồng);

Năm 2020, NHCSXH Trung ương thông báo xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan 02 đợt, cụ thể: Khoanh nợ: 03 món, với số tiền gốc 0,08 triệu đồng; Xóa nợ: 12 món, với số tiền gốc 0,137 triệu đồng.

Cơ cấu nợ quá hạn:

Bảng 2.11: Cơ cấu nợ quá hạn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1. Tổng nợ quá hạn 8.127 8.712 8.583 9.264 9.745

1.1. Nợ quá hạn nguồn vốn TW 4.336,2 4.961,6 4.832,4 5.526,9 6.022,3

Hộ Nghèo 2.308,4 2.721,1 2.571,3 2.322,1 2.100,7

Cho vay HSSV có HCKK 321,7 253,3 195,7 161,6 155,6

Cho vay Hộ Cận nghèo 40,0 191,5 368,5 538,3 590,1

Hộ mới thoát nghèo 0,0 0,0 40,0 79,0 82,0

Vốn 120 177,3 275,6 171,1 485,6 550,1

Lao động nước ngoài 59,0 20,5 17,7 100,8 79,8

Cho vay Nước sạch & VSMTNT 78,5 114,8 137,5 265,0 312,3 Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về Nhà ở 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Cho vay hộ SXKD vùng khó khăn 655,2 678,0 660,7 665,7 863,3

Cho vay hộ DTTS ĐBKK 190,0 140,0 165,9 114,6 129,5

CV thương nhân hoạt động tại VKK 0,0 0,0 0,0 50,0 50,0

Cho vay hỗ trợ hộ nghốo về Nhà ở 167 146,2 455,4

Vốn IFAD 243,9 341,2 291,4 379,5 441,1

Dự án RIDP 262,4 225,6 212,6 218,5 212,5

1.2. Nợ quá hạn nguồn vốn địa phương 3.790,8 3.750,4 3.750,6 3.737,1 3.722,7 2. Tỷ trọng nợ quá hạn nguồn TW (%) 53,36 56,95 56,30 59,66 61,80 3. Tỷ trọng nợ quá hạn nguồn địa

phương (%) 46,64 43,05 43,70 40,34 38,20

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016 – 2020 của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang

Biểu 2.4: Cơ cấu nợ quá hạn theo nguồn vốn tại NHCSXH tỉnh Tuyên Quang Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016 – 2020 của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang

Theo Bảng 2.12 cho thấy, nợ quá hạn của Chi nhánh chủ yếu từ nguồn vốn Trung ương. Tỷ trọng nợ quá hạn của nguồn vốn này luôn chiếm trên 50% và tăng dần qua các năm, từ mức 53,36% tổng nợ quá hạn ở năm 2016 lên mức 61,8% tổng nợ quá hạn ở năm 2020. Ngược lại với nguồn vốn trung ương, nợ quá hạn nguồn vốn địa phương thường không có sự biến động lớn, tỷ trọng chiếm từ 38% đến 47%

và có xu hướng giảm dần qua các năm.

Như vậy có thể thấy, Chi nhánh đã thực hiện tốt việc sử dụng vốn tín dụng ưu đãi, công tác xử lý rủi ro khá tốt, giúp Chi nhánh giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh.

(4) Tỷ lệ nợ được xóa

Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ đƣợc xóa tại Ngân hàng Chính sách xã hội Tuyên Quang Đơn vị tính: t đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Dư nợ được xóa

trong kỳ

0,486 0,935 1,1 1,4 0,13

Tổng dư nợ 2.098,1 2.322,5 2.510,4 2.742,0 2.990,7 Tỷ lệ nợ được

xóa (%)

0,02 0,04 0,042 0,05 0,0045

Tỷ lệ nợ được xóa của Ngân hàng CSXH tỉnh Tuyên Quang nhìn chung ở mức thấp, trong giai đoạn 2016-2019, tỷ lệ này có sự tăng nhẹ. Tuy nhiên, sang năm 2020 tỷ lệ này đã giảm tương đối mạnh, điều này cho thấy Ngân hàng CSXH tỉnh Tuyên Quang đã bảo toàn được nguồn vốn hoạt động, hạn chế rủi ro bị mất vốn

của Nhà nước.

(5) Tỷ lệ thu lãi

Bảng 2.13: Tỷ lệ thu lãi tín dụng ƣu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị tính: t đồng

Chỉ tiêu Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Lãi phải thu 138,2 155,6 198,9 209,5 211,5

Lãi thực thu 136,1 152,8 195,2 205,5 207,3

Tỷ lệ thực thu trên

lãi phải thu (%) 98,48 98,20 98,14 98,09 98,01 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016 – 2020 của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang

Mặc dù, không đặt nặng vấn đề lợi nhuận nhưng NHCSXH vẫn sử dụng cơ chế khoán tài chính để giao chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ và thu lãi trong năm, trong đó chỉ tiêu thu lãi được các đơn vị rất quan tâm. Từ đầu năm, trên cơ sở dư nợ đến cuối năm trước và kế hoạch tăng trưởng tín dụng trong năm, NHCSXH chi nhánh tỉnh Tuyên Quang giao kế hoạch thu lãi cho các đơn vị, sau khi được giao khoán kế hoạch thu lãi, Hội sở tỉnh và các Phòng giao dịch NHCSXH trực thuộc đã triển khai giao khoán cho từng cán bộ tín dụng để thực hiện. Tỷ lệ thu lãi qua các năm luôn đạt ở mức cao, từ 98,1% đến 98,48%. Công tác thu hồi lãi tháng và lãi tồn chương trình HSSV, cho vay hộ nghèo xây dựng nhà ở thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ thu lãi đang có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Lãi đã thu trong 05 năm (2016- 2020) chưa đạt kế hoạch được giao. Do đó, Chi nhánh cần chú trọng hơn trong công tác thu hồi lãi vay góp phần vào thành công chung của chi nhánh trong thời gian tới.

(6) Tỷ lệ hộ vay thoát nghèo

Tỷ lệ hộ thoát nghèo năm 2016 là 30,23%; năm 2017 là 30,09%; năm 2018 là 29,8%, năm 2019 là 29,8% và năm 2020 là 28,4%. Như vậy có thể thấy tỷ lệ hộ thoát nghèo giảm dần qua các năm. Như vậy là nhờ vốn tín dụng chính sách, người dân có nhiều cơ hội việc làm và tạo thu nhập ổn định, số hộ nghèo ngày càng giảm đi.

Bảng 2.14: Tỷ lệ hộ vay thoát nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020

Chỉ tiêu Đơn

vị

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020 1. Số hộ vay thoát nghèo Hộ 9.415 9.132 8.698 7.800 6.470 2. Tổng số hộ nghèo còn dư nợ Hộ 31.144 30.347 29.154 26.130 22.737 3. Tỷ lệ hộ thoát nghèo % 30,23 30,09 29,8 29,8 28,4

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016 – 2020 của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang Mặt khác, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh tiếp tục được Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo thường xuyên, được Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai quyết liệt và có hiệu quả; Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020; các giải pháp giảm nghèo được triển khai đồng bộ và có hiệu quả từ khâu lập kế hoạch đề tổ chức thực hiện; chỉ đạo tập trung huy động nguồn lực thực hiện Chương trình giảm nghèo, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện Công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020; giao chỉ tiêu kế hoạch giảm hộ nghèo đến từng xã, phường, thị trấn và cấp thôn bản và chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới để góp phần giảm nghèo.

Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp có nhiều nỗ lực, sáng tạo trong việc phối hợp với các sở, ngành, chính quyền các cấp để huy động nguồn lực và vận động, tuyên truyền, triển khai, thực hiện các chính sách, xây dựng các mô hình cụ thể góp phần cho công tác giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới; ủng hộ xây dựng Quỹ “vì người nghèo”, phân công, theo dõi, giúp đỡ đoàn viên, hội viên thay đổi cách thức làm ăn, hỗ trợ sản xuất, vốn vay để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động thực hiện giảm nghèo, gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo triển khai bằng nhiều hình thức, đã thông tin kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về chương trình giảm nghèo, xây dựng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tuyên quang (Trang 53 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)