Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tuyên quang (Trang 71 - 78)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang cũng còn có những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách.

Một là, việc cân đối bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách hằng năm hạn chế; Việc huy động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn chưa thực hiện được, nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng CSXH chủ

yếu là nguồn vốn nhận từ Trung ương.

Hai là, hiện nay một số chương trình tín dụng còn có mức lãi suất cho vay khá cao, chưa có nhiều ưu đãi so với lãi suất của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn như cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, mức lãi suất cho vay 9%/năm. Đồng thời, một số chương trình tín dụng đã hết thời gian thực hiện cho vay mà chưa có các chương trình khác thay thế, trong khi khách hàng vẫn có nhu cầu vay vốn, như cho vay hộ nghèo làm nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg, cho vay đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định 54/2012/QĐ-TTg, cho vay dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định 755/2013/QĐ-TTg, cho vay trồng rừng, phát triển chăn nuôi theo Nghị định số 75/2015//NĐ-CP; mức cho vay đối với chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường còn thấp, hiện đang là 10 triệu/công trình, tối đa 20 triệu/hộ (2 công trình).

Ba là, hiệu quả tín dụng nhìn chung đã có nhiều chuyển biến tích cực, nợ quá hạn trên địa bàn toàn tỉnh giảm nhưng chưa bền vững, không đồng đều tại các đơn vị và các chương trình cho vay.

Bốn là, Công tác củng cố tổ TK&VV tại một số đơn vị còn chưa triệt để, số Tổ TK&VV xếp loại trung bình, yếu vẫn còn và nhiều, tổ hoạt động trung bình trong thời gian dài.

Năm là, chưa hoàn thành một số chỉ tiêu như:

- Chất lượng tín dụng chưa duy trì bền vững, còn có nợ quá hạn phát sinh; tỷ lệ nợ quá hạn đang lớn hơn mức kế hoạch đề ra (Kế hoạch Chi nhánh đề ra dưới 0,3%); cho vay bò sữa HF chưa được xử lý rủi ro nên ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh. Cấp ủy, chính quyền địa phương một số nơi chưa chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên, chất lượng công việc nhận ủy thác của tổ chức hội chưa thật sự tốt; chất lượng hoạt động của một số Tổ Tiết kiệm và vay vốn hoạt động chưa thật sự bền vững; trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng được với yêu cầu công việc..

- Vòng quay vốn của Chi nhánh khá nhỏ; Năm 2016, số vòng quay vốn tín dụng ưu đãi chỉ bằng 0,08 lần, năm 2017 đạt 0,21 lần, năm 2018 đạt 0,23 lần, năm 2019 đạt 0,29 lần nhưng năm 2020 giảm xuống còn 0,24 lần.

- Hệ số thu nợ của Chi nhánh ngày càng tăng lên trong 4 năm 2016 -2019 nhưng giảm nhẹ ở năm 2020.

- Tỷ lệ thu lãi giảm dần qua các năm từ mức 98,48% ở năm 2016 xuống mức 98,01% ở năm 2020. Lãi đã thu trong 05 năm (2016-2020) chưa đạt kế hoạch được giao.

- Chất lượng giảm nghèo chưa thật sự bền vững, mặc dù tỷ lệ nghèo giảm khá nhanh, tuy nhiên số hộ nghèo thoát lên trên chuẩn cận nghèo còn ít, tỷ lệ hộ cận nghèo còn cao.

- Mức cho vay bình quân 1 hộ gia đình, nhất là đối với các chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo đang thấp hơn nhiều so với mức quy định (100 triệu đồng/1 khách hàng).

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan

Một là, Nguồn vốn chủ yếu để tập trung cho vay trung và dài hạn, tuy nhiên nguồn vốn hiện có là vốn ngắn hạn, vốn tạm vay, tạm ứng và vốn huy động theo lãi suất thị trường. NHCSXH gần như chưa tiếp cận được các nguồn vốn nhân đạo, vốn ODA, các nguồn vốn vay có thời hạn dài, lãi suất thấp, trong khi đó nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang lại phụ thuộc vào kế hoạch điều chỉnh của Trung ương tạo căng thẳng về vốn, dẫn đến sự kém hiệu quả trong việc phân bổ nguồn vốn hợp lý.

Hai là, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay hộ nghèo chưa được thường xuyên liên tục. Việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay đối với các hộ vay vốn; việc giám sát đôn đốc hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong quá trình sử dụng vốn vay của các tổ tiết kiệm và vay vốn chưa chú trọng nên một số hộ vay sử dụng vốn vay không có hiệu quả, quản lý vốn vay kém, sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Công tác xử lý các vi phạm cơ chế tín dụng chưa kịp thời, còn nể nang né tránh.

Ba là, Trình độ cán bộ thực hiện công tác tín dụng còn hạn chế. Một vài nơi,

cán bộ NHCSXH chưa thực hiện tốt công tác báo cáo, tham mưu kịp thời cho cấp ủy, chính quyền, Ban đại diện HĐQT (đặc biệt là vai trò tham mưu, giúp việc của cán bộ tín dụng đối với Chủ tịch UBND cấp xã). Công tác thông tin, tuyên truyền các cơ chế, chính sách về tín dụng ưu đãi có lúc, có nơi còn chưa kịp thời, linh hoạt, rõ ràng nên vẫn có tình trạng người dân chưa biết rõ về các chương trình tín dụng chính sách đang triển khai thực hiện.

Bốn là, công tác phối hợp giữa NHCSXH với các tổ chức Hội, đoàn thể nhận uỷ thác chưa đồng bộ, chưa nhịp nhàng; việc trao đổi thông tin 2 chiều giữa NHCSXH và các tổ chức hội đoàn thể cấp xã chưa kịp thời nên nhiều hộ vay vốn bỏ đi làm ăn xa, bỏ đi khỏi địa phương không rõ địa chỉ nhưng các tổ TK&VV, tổ chức hội đoàn thể cấp xã cũng không biết và không báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương và NHCSXH biết để có những giải pháp xử lý ngăn ngừa. Công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức hội chưa nhiều và chưa thường xuyên. Trình độ quản lý tín dụng của một số Tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc các tổ chức nhận uỷ thác cho vay còn nhiều hạn chế, chưa chủ động đôn đốc hộ vay trả nợ khi đến hạn, nhất là nợ đến hạn theo phân kỳ,... Nhiều tổ trưởng không nắm bắt được nghiệp vụ quản lý vốn của NHCSXH hoặc có nắm bắt nhưng không được đầy đủ dẫn đến hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến tới các thành viên của Tổ TK&VV về các chính sách tín dụng chính sách của Chính phủ.

Năm là, công tác thông tin tuyên truyền các chương trình chính sách tín dụng chưa được đồng bộ, có nơi, có lúc chưa kịp thời, đầy đủ, nên người dân chưa nắm rõ các chương trình tín dụng chính sách, các mức lãi suất ưu đãi đang áp dụng tại địa bàn và trách nhiệm, quyền lợi của khách hàng vay vốn.

Sáu là, hiệu quả phối hợp giữa các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, kết nối giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh chưa cao, làm cho hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách còn hạn chế.

Bảy là, cơ chế cho vay một số chương trình có một số nội dung chưa phù hợp với thực tiễn: Mức cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, cho vay

giải quyết việc làm, cho vay xuất khẩu lao động còn thấp, không phù hợp với biến động giá cả thị trường; cơ chế quản lý, phân bổ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm do nhiều đơn vị tham gia, gây khó khăn cho việc theo dõi quản lý, vốn vay bị dàn trải, hiệu quả thấp.

b. Nguyên nhân khách quan:

Một là, Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, tỷ lệ hộ nghèo so với mặt bằng chung toàn quốc điều kiện kinh tế còn rất khó khăn, nhất là những hộ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Một bộ phận người nghèo còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách, chế độ, xem việc vay vốn như chính sách cho không của nhà nước, sử dụng vốn vay chưa có hiệu quả, một bộ phận người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số chưa biết cách sử dụng vốn, chưa biết cách làm ăn, nên chưa mạnh dạn vay vốn;

đặc biệt có những nơi bà con có tư tưởng không muốn thoát nghèo vì vậy việc triển khai các hoạt động tín dụng chính sách xã hội ở một số địa bàn còn gặp khó khăn.

Tuyên Quang là một tỉnh vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, kinh phí hoạt động của bộ máy quản lý trên địa bàn đều do Ngân sách Nhà nước cấp; thu nhập bình quân đầu người còn thấp, lượng tiền dành cho tiết kiệm chưa cao; đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế… cần nhiều nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực SXKD, chưa có nguồn vốn để gửi tại Ngân hàng Chinh sách xã hội. Mặt khác, do thời gian gần đây có nhiều biến động, giá sức mua của đồng tiền biến động mạnh, lãi suất ngân hàng huy động thấp không thu hút được người dân gửi tiền, cơ chế huy động vốn của hệ thống NHCSXH chưa linh hoạt, hấp dẫn so với các NHTM nên việc khai thác nguồn vốn trên địa bàn còn hạn chế và chiếm tỷ trọng thấp so với tổng nguồn vốn cho vay.

Hai là, đặc thù sản xuất của hộ nghèo và đối tượng chính sách chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên thường bị ảnh hưởng và rủi ro từ thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, sự biến động của giá cả thị trường mà bản thân người sản xuất không thể dự báo được, từ đó làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng vốn đầu tư và khả năng thu hồi vốn của NHCSXH.

Đời sống của đại bộ phận dân cư đã được nâng lên nhưng khả năng tích

luỹ còn thấp, trình độ dân trí ở các xã vùng sâu, vùng xa còn hạn chế.

Ba là, Đối tượng khách hàng của NHCXH tỉnh Tuyên Quang chủ yếu là hộ gia đình nghèo. Nói chung, đây là những đối tượng hầu như không thể tiếp cận được vốn tín dụng thông thường của NHTM. Do đó, khả năng sinh lời từ các hoạt động cho vay của những đối tượng khách hàng này là rất thấp, thậm chí không thể có được. Chính vì vậy, mục tiêu hoạt động cho vay khách hàng của NHCSXH là nhằm:

Đối với khu vực kinh tế nông thôn: hỗ trợ kinh tế hộ gia đình từng bước cải thiện cuộc sống; Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các cơ sở SXKD của người tàn tật: cho vay để tạo việc làm; Đối với các tổ chức kinh tế, hộ SXKD thuộc những khu vực kinh tế kém phát triển, vùng sâu vùng xa: cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn SXKD, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống; Đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn: cho vay trang trải các chi phí học tập… Tuy nhiên, do khách hàng vay và sử dụng vốn kém hiệu quả, có nhiều nhân tố ảnh hưởng nhưng chủ yếu là do năng lực hoạt động, khả năng quản lý kinh doanh còn yếu do việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đồng bộ, hiệu quả đầu tư kém dẫn đến nguồn thu nhập để hoàn trả vốn và lãi không kịp thời.

Bốn là, Một số hộ vay vốn sử dụng không đúng mục đích, sử dụng vào các mục đích khác hy vọng tìm kiếm lợi nhuận tạm thời dẫn đến nguy cơ mất vốn cao.

Hoặc vốn được sử dụng vào sản xuất bằng phương thức thủ công, lạc hậu dẫn đến chất lượng kém, năng suất thấp. Vì thế dẫn đến thất thoát vốn, không có khả năng trả nợ khi đến hạn. Một bộ phận người vay vốn nợ quá hạn còn chây ỳ, còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào cơ chế chính sách của Nhà nước, chưa có ý thức tự chủ vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tại Chương 2, luận văn đã nêu nên được khái quát về quá trình hình thành và phát triển của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang.

Từ những cơ sở lý luận của chương 2, luận văn đi sâu phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang. Đồng thời cũng đánh giá những kết quả đạt được trong hiệu quả sử dụng

vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH tỉnh Tuyên quang trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020. Bên cạnh, đó luận văn cũng đã nêu bật được những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong của hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại chi nhánh.

Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá những mặt tồn tại, đồng thời phân tích những nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp và kiến nghị cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang tại chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tuyên quang (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)