Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tuyên quang (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG

2.3.1. Những kết quả đạt được

Có thể khẳng định, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh; những năm qua nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã được chuyển tải an toàn đến đúng đối tượng thụ hưởng ngay tại 100% xã phường trong toàn tỉnh, giúp cho tỉnh hoàn thành và đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đề ra trong từng giai đoạn, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; xây dựng nông thôn mới; tạo điều kiện phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, giải quyết việc làm cho người nghèo lao động ở nông thôn; đồng thời giúp cho người dân nghèo thay đổi cách nghĩ, cách làm ăn mới để thoát nghèo bền vững, đời sống người dân đặc biệt người nghèo có những sự chuyển biến tích cực, rõ nét.

Những kết quả cụ thể đạt được:

Một là, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách của Chi nhánh tăng qua các năm;

Tại thời điểm cuối năm 2016 đạt 2.102,1 tỷ đồng, đến cuối năm 2020 đạt 2.995,5 tỷ đồng, tăng 893,4 tỷ đồng, (tăng 42,5%) so với cùng kỳ năm 2016, đạt 99,8% kế hoạch năm 2020. Tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn mỗi năm đạt 9,26%/năm. Nguồn vốn của chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang tăng phụ thuộc chủ yếu vào mức tăng trưởng tín dụng hàng năm được phê duyệt. Căn cứ vào kế hoạch tín dụng mà kế hoạch huy động vốn có sự điều chỉnh sao cho có phù hợp và

không gây lãng phí nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

Hai là, Chi nhánh NHCSXH tỉnh thực hiện tốt Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 22/6/2016 của UBND tỉnh về Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 40- CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư, tích cực tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp, cân đối nguồn vốn từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH thực hiện cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh, đạt 100% kế hoạch giao năm 2020 của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh.

Ba là, vốn vay ưu đãi của Nhà nước đến tận tay người thụ hưởng một cách nhanh chóng, thông suốt, đảm bảo công khai, dân chủ theo phương châm: “dân biết, dân làm, dân kiểm tra”, hạn chế được việc thất thoát, xâm tiêu, tham ô, lợi dụng tiền vốn, tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đối với NHCSXH.

Số món khoanh nợ giảm nhanh qua các năm. Năm 2016 số món khoanh nợ là 53 nhưng đến năm 2020 giảm còn 3 món, tổng nợ khoanh năm 2016-2018 tăng dần lên nhưng ngay sau đó giảm mạnh ở năm 2019 và năm 2020.

Bốn là, chủ động tham mưu cho Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp kịp thời phân khai chỉ tiêu kế hoạch tín dụng hàng năm đến từng xã, phường, thị trấn; Giai đoạn 2016 - 2020, NHCSXH Tuyên Quang đang thực hiện 17 chương trình tín dụng ưu đãi, với mức lãi suất cho vay ưu đãi từ 1,2%/năm đến 13,8%/năm. Trong đó một số chương trình tín dụng trọng điểm như cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay hộ mới thoát nghèo, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường, cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Tích cực thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn để tạo lập nguồn vốn cho vay quay vòng, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn; tích cực khảo sát, nắm bắt nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng và giải ngân kịp thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn đối với hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn giai đoạn 2016-2020 tại địa phương và góp phần đáng kể vào việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới hàng năm của tỉnh.

Năm là, hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh đã tạo được niềm tin đối với cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, với các tầng lớp nhân dân đặc biệt là hộ nghèo và các đối tượng chính sách, nguồn vốn cho vay đúng đối tượng thụ hưởng góp phần tích cực, có hiệu quả vào mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Với cơ chế, thủ tục cho vay ngày càng thuận lợi, hộ vay không phải tài thế chấp tài sản, hộ vay vốn được giải ngân tại Điểm giao dịch xã, nơi gần kề với người nghèo và các đối tượng chính sách; mức cho vay phù hợp với người nghèo và các đối tượng chính sách, giúp họ khởi tạo sản xuất, kinh doanh, tạo dựng tài sản, ổn định chi tiêu, tăng thu nhập và thoát nghèo. Cũng từ việc tiếp cận nguồn vốn thuận lợi, với lãi suất ưu đãi, nên tín dụng chính sách cũng đã góp phần hạn chế tình trạng người nghèo và các đối tượng chính sách phải tìm kiếm những khoản vay với lãi suất cao hơn, đặc biệt là hạn chế tình trạng tín dụng đen hoặc bán đất sản xuất để huy động nguồn vốn.

Sáu là, phối hợp với các Tổ chức Hội nhận uỷ thác thực hiện tốt công tác uỷ thác cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách qua các tổ chức chính trị xã hội, thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV và Tổ giao dịch lưu động tại xã; phối hợp với Tổ chức Hội nhận ủy thác tổ chức họp giao ban định kỳ theo quy định.

Bảy là, tham mưu cho Ban đại diện Hội đồng quản trị tỉnh tổ chức họp Ban đại diện theo định kỳ và ban hành Nghị quyết để chỉ đạo thực hiện; xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của Chi nhánh NHCSXH, trong đó tập trung giám sát việc phân khai chỉ tiêu kế hoạch tín dụng, chỉ đạo chi nhánh NHCSXH tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết của Hội đồng quản trị, chỉ đạo của Tổng Giám đốc NHCSXH trong việc đẩy mạnh cho vay các chương trình tín dụng, tiếp tục củng cố tổ TK&VV và nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác uỷ thác.

Tám là, Chi nhánh cơ bản đã đạt chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội.

Chín là, hoàn thành mốt số chỉ tiêu định lượng về hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại Chi nhánh:

+ Vòng quay vốn tín dụng ưu đãi của Chi nhánh ngày càng tăng qua các năm. Năm 2016, số vòng quay vốn tín dụng ưu đãi chỉ bằng 0,08 lần, năm 2017 đạt

0,21 lần, năm 2018 đạt 0,23 lần, năm 2019 đạt 0,29 lần.

+ Hệ số thu nợ tăng qua các năm trong giai đoạn 2016 – 2019 chứng tỏ hoạt động tín dụng ưu đãi nói riêng đang đạt hiệu quả.

+ Tỷ lệ thu lãi qua các năm luôn đạt ở mức cao, từ 98,1% đến 98,48%. Công tác thu hồi lãi tháng và lãi tồn chương trình HSSV, cho vay hộ nghèo xây dựng nhà ở thực hiện hiệu quả.

+ Kết quả xếp loại chất lượng hoạt động Tổ TK&VV cho thấy số lượng Tổ TK&VV toàn Chi nhánh giảm dần qua các năm, số tổ xếp loại tốt luôn chiếm tỷ trọng cao.

+ Nhờ vốn tín dụng chính sách, người dân có nhiều cơ hội việc làm và tạo thu nhập ổn định, số hộ nghèo ngày càng giảm đi. Tỷ lệ hộ thoát nghèo năm 2016 là 30,23%; năm 2017 là 30,09%; năm 2018 là 29,8%, năm 2019 là 29,8% và năm 2020 là 28,4%.

+ Mức vốn cho vay bình quân một hộ: Hiện nay mức cho vay bình quân là 32 triệu đồng/hộ, tăng 04 triệu đồng so với năm 2019 và tăng 07 triệu đồng so với năm 2016.

+ Phần lớn số lao động vay vốn đã tạo được việc làm cho cá nhân và gia đình từ nguồn vốn vay ưu đãi. Tính đến năm 2020 số lao động tạo được việc làm mới nhờ vốn vay của các chương trình là 1.294 lao động, trong đó số lao động đi lao động ở nước ngoài là 235 chiếm 18,16%.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tuyên quang (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)