CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG
2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại Chi nhánh
Để chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn vay, hỗ trợ tối đa cho người nghèo trong điều kiện tinh giản biên chế, tiết giảm chi phí quản lý, NHCSXH tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua đã tìm cách “nối dài cánh tay”, “phủ sóng” nguồn vốn ưu đãi đến tận thôn xóm, làng bản, vùng sâu, vùng xa.
2.2.2.1. Về phía ngân hàng
a. Việc bố trí tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi giai đoạn 2016 - 2020
Được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện đã dành một phần nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, góp phần giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo để làm cơ sở cho NHCSXH cho vay kịp thời, đúng đối tượng. Tuy nhiên tỷ lệ vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH còn thấp (chiếm 7,07%/tổng nguồn vốn cho vay của NHCSXH).
Biểu 2.3: Đối ứng nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hôi tỉnh Tuyên Quang Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016 – 2020 của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang
Trong khi đó, nguồn vốn cân đối từ NHCSXH Trung ương chuyển về chiếm 91,2%/ tổng nguồn vốn của NHCSXH. Nhờ vốn này của NHCSXH đã góp phần tích cực trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.
b. Phương thức quản lý vốn vay ưu đãi
Thông qua phương thức ủy thác từng phần, ủy thác một số công đoạn trong quy trình tín dụng đặc thù cho các tổ chức hội đoàn thể như: Thành lập và chỉ đạo hoạt động của tổ TK&VV, bình xét hộ đủ điều kiện vay vốn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, cùng ngân hàng đôn đốc thu hồi nợ. Tại các điểm giao dịch, danh sách hộ vay và các quy trình thủ tục của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang được niêm yết công khai, người vay giao dịch trực tiếp với ngân hàng vào một ngày cố định hàng tháng, để vay và trả nợ, trả lãi trước sự chứng kiến của hội, đoàn thể, tổ trưởng tổ TK&VV và chính quyền cấp xã. Nhờ vậy, vốn vay ưu đãi của Nhà nước đến tận tay người thụ hưởng một cách nhanh chóng, thông suốt, đảm bảo công khai, dân chủ theo phương châm: “dân biết, dân làm, dân kiểm tra”, hạn chế được việc thất thoát, xâm tiêu, tham ô, lợi dụng tiền vốn, tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đối với NHCSXH.
Bảng 2.5: Nợ khoanh của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tuyên Quang Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2020
1. Số món nợ khoanh Món 53 47 53 12 3
2. Tổng nợ khoanh Tỷ đồng 2,715 2,857 2,893 0,976 0,871 - Nợ khoanh (nguồn TW) Tỷ đồng 2,715 2,857 2,893 0,976 0,871
- Nợ khoanh (nguồn ĐP) Tỷ đồng 0 0 0 0 0
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016 – 2020 của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang Theo Bảng 2.5 cho thấy, số món khoanh nợ giảm nhanh qua các năm. Năm 2016 số món khoanh nợ là 53 nhưng đến năm 2020 giảm còn 3 món. Tổng nợ khoanh năm 2016-2018 tăng dần lên nhưng ngay sau đó giảm mạnh ở năm 2019 và năm 2020. Tất cả các khoản nợ khoanh đều từ nguồn vốn Trung ương. Trong năm 2020, Chi nhánh đã chỉ đạo phòng giao dịch NHCSXH các huyện, thành phố phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, Tổ chức Hội nhận ủy thác, Tổ TK&VV hướng dẫn người vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro theo quy định. Kết quả trong năm 2020, NHCSXH Trung ương thông báo xử lý rủi ro do nguyên nhân khách
quan 02 đợt, cụ thể: Khoanh nợ: 03 món, với số tiền gốc 80 triệu đồng; Xóa nợ: 12 món, với số tiền gốc 137,5 triệu đồng;
c. Công tác kế toán quản lý tài chính và an toàn kho quỹ
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang là một tổ chức tín dụng Nhà nước hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo không vì mục đích lợi nhuận; là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống; tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật, thực hiện bảo tồn vốn ban đầu, phát triển vốn và bảo đảm bù đắp các chi phí rủi ro hoạt động tín dụng theo các điều khoản quy định.
Để có thể thực hiện cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách theo lãi suất ưu đãi, chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang áp dụng cơ chế tài chính riêng, khác với Ngân hàng thương mại: NHCSXH không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại NHNN bằng 0%, được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước. Theo những quy định trên thì chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang được hưởng một chế độ ưu đãi, trên cơ sở đó lãi suất cho vay theo quy định của Thủ tướng chính phủ tại từng thời điểm và được Chính phủ hỗ trợ lãi suất cấp bù đối với một số chương trình cho vay theo chỉ định. Với cơ chế khoán dựa trên cơ sở giao kế hoạch tài chính và đơn giá tiền lương được NHCSXH Việt Nam giao, chi nhánh NHCSXH tỉnh giao khoán cho từng phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện. Phòng giao dịch NHCSXH các huyện căn cứ vào đơn giá được giao và định mức về chi phí quản lý để thực hiện hạch toán kinh tế và tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính, góp phần tăng tính chủ động linh hoạt cho các đơn vị, tự chủ động tiết kiệm tối đa các chi phí quản lý, đẩy mạnh tăng trưởng hoạt động tín dụng cho vay, tích cực đôn đốc tăng thu từ thu lãi cho vay, thu từ các dịch vụ khác.... nhằm đảm bảo thu nhập cho cán bộ, viên chức và người lao động.
d. Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Công tác kiểm tra giám sát đã và đang phát huy hiệu lực, hiệu quả. Việc kiểm tra giám sát của Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp và hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Chính sách xă hội đã góp phần tích cực trong việc nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành, phát huy tính chủ động trong công tác phòng
ngừa sai phạm và kịp thời xử lý các tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Công tác kiểm tra giám sát của Hội đoàn thể nhận ủy thác các cấp được thực hiện thường xuyên, đi vào chiều sâu và đang phát huy hiệu quả, từng bước đưa chất lượng hoạt động ủy thác đi vào nề nếp, chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn được nâng lên.
Hàng năm, Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, đoàn kiểm tra của Hội sở chính NHCSXH, Đoàn kiểm tra của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, các Tổ chức chính trị xã hội và Kiểm tra, kiểm soát nội bộ của chi nhánh tiến hành kiểm tra giám sát hoạt động sử dụng vốn tín dụng ưu đãi của Chi nhánh.
Kết quả kiểm tra của Ban lãnh đạo Chi nhánh, lãnh đạo các phòng nghiệp vụ NHCSXH tỉnh đã thực hiện như sau:
Bảng 2.6: Kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tuyên Quang
Đơn vị: lượt
Chỉ tiêu
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2020
1. Số xã kiểm tra 35 40 56 20 50
2. Điểm giao dịch xã 50 52 38 13 46
3. Tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác
của huyện 16 28 28 16 28
4.Tổ chức Hội cấp xã 45 69 64 32 36
5. Tổ Tiết kiệm và vay vốn 120 171 134 56 137
6. Lượt khách hàng vay vốn 1.052 2.977 1.077 304 814 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016 – 2020 của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang
Theo Bảng 2.6 cho thấy, số điểm kiểm tra trong năm 2019 giảm mạnh trong 5 năm là do Chi nhánh đã chỉ đạo phòng giao dịch NHCSXH các huyện, thành phố phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, tổ chức Hội nhận ủy thác, Tổ TK&VV hướng dẫn người vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro theo quy định nên nợ quá hạn và nợ khoanh năm 2019 đã giảm xuống đáng kể, chất lượng tín dụng
phần nào đã được cải thiện. Trong năm 2020, Chi nhánh đã thành lập 07 đoàn kiểm tra toàn diện, kiểm tra hoạt động của 07 phòng giao dịch NHCSXH huyện và Hội sở NHCSXH tỉnh và phúc tra việc chỉnh sửa sau kiểm tra đối với 02 phòng giao dịch NHCSXH huyện, Đoàn đã kiểm tra, phúc tra được 50 xã; 46 lượt điểm giao dịch xã, 28 lượt tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp huyện, 36 lượt tổ chức Hội cấp xã, 137 lượt Tổ TK&VV, kiểm tra đối chiếu trực tiếp được 814 lượt khách hàng vay vốn. Trên cơ sở những sai sót, tồn tại đã phát hiện sau kiểm tra, Giám đốc chi nhánh đã có văn bản chỉ đạo đơn vị xây dựng chi tiết kế hoạch chỉnh sửa và báo cáo tiến độ thực hiện theo kết luận của Đoàn kiểm tra đảm bảo đúng thời gian quy định.
Cùng với hoạt động kiểm tra nội bộ, kết quả hoạt động tín dụng ưu đãi trên bàn tỉnh được đánh giá cao qua các cuộc thanh tra, kiểm tra và kiểm toán của các cơ quan chức năng trung ương, địa phương.
Qua hoạt động kiểm tra, giám sát của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện, đoàn kiểm tra của Hội sở chính NHCSXH, Đoàn kiểm tra của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, các Tổ chức chính trị xã hội và Kiểm tra, kiểm soát nội bộ của chi nhánh đã phát hiện và chỉ đạo, giải quyết ngay tại cơ sở những mặt còn tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, công tác vận động, tuyên truyền tổ viên thực hiện gửi tiền qua tổ TK&VV chưa hiệu quả, số dư tiền gửi thấp; một số tổ TK&VV chưa duy trì họp tổ theo quy định; chưa chú trọng công tác kiểm tra, giám sát. Trên cơ sở những sai sót, tồn tại phát hiện qua kiểm tra, chi nhánh đã ban hành văn bản chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục tồn tại, sai sót đối với các đơn vị trực thuộc.
e. Sử dụng vốn tín dụng ƣu đãi
Giai đoạn 2016 - 2020, NHCSXH Tuyên Quang đang thực hiện 17 chương trình tín dụng ưu đãi, với mức lãi suất cho vay ưu đãi từ 1,2%/năm đến 13,8%/năm.
Trong đó một số chương trình tín dụng trọng điểm như cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay hộ mới thoát nghèo, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường, cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Đến 31/12/2020, dư nợ các chương trình tín dụng như sau:
Bảng 2.7: Dư nợ theo chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tuyên Quang
Đơn vị: t đồng STT Chương trình tín dụng chính sách 2016 2017 2018 2019 2020
1 Cho vay hộ nghèo 834,21 952,2 1004,3 972,2 914,6
2 Cho vay hộ cận nghèo 385,5 437,85 488,4 567,2 656,5 3 Cho vay hộ mới thoát nghèo 53,45 70 86,6 148,3 219,8 4 Cho vay giải quyết việc làm 67,98 69 86,5 115,6 134,2 5
Cho vay đi lao động có thời hạn ở
nước ngoài 0,48 1,21 1,38 1,68 2,6
6 Cho vay hộ sản xuất kinh doanh VKK 250,5 273,75 329,4 392,06 470,2
7 Cho vay hộ ĐBDTTS VKK 20 17,95 14,7 11,06 4,8
8 Cho vay HSSV có hoàn cảnh KK 125,58 88,1 56,8 33,05 21 9 Cho vay nước sạch VSMT 207,33 228,4 257 306,3 349,8 10
Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo
QĐ 167 73,35 70 65,2 50,5 23
11
Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo
QĐ 33 8,05 38 60,3 70,3 89,7
12 Cho vay nhà ở xã hội theo NĐ 100 0 0 0 10 18,4
13
Cho vay thương nhân hoạt động tại
VKK 6,89 6,9 6,8 6,7 7,9
14 Cho vay dự án Ifad+Rip 58,51 55,7 39,7 35,7 45,4
15 Cho vay hộ ĐBDTTS nghèo theo QĐ
755 6,27 2,46 2,4 2,2
1,8 16 Cho vay trồng rừng, phát triển chăn
nuôi theo NĐ 75 0
7 7,29 15,26 20,3
17 Cho vay khác 0 3,98 3,63 3,89 10,7
18 Tổng dƣ nợ 2.098,1 2.322,5 2.510,4 2.742,0 2.990,7 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016 – 2020 của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang
Nguồn vốn tín dụng chính sách tập trung đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, giáo dục và đào tạo. Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã chú trọng ưu tiên tập trung vốn cho vay hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, cho vay đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tạo điều kiện để các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống từ đó
vươn lên thoát nghèo bền vững. Hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đã thực sự trở thành công cụ của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp góp phần đáng kể trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh theo Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra, kết quả đến nay đã có 47 xã đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện cải thiện môi trường và phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp.
Hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh đã tạo được niềm tin đối với cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, với các tầng lớp nhân dân đặc biệt là hộ nghèo và các đối tượng chính sách, nguồn vốn cho vay đúng đối tượng thụ hưởng góp phần tích cực, có hiệu quả vào mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.Với cơ chế, thủ tục cho vay ngày càng thuận lợi, hộ vay không phải tài thế chấp tài sản, hộ vay vốn được giải ngân tại Điểm giao dịch xã, nơi gần kề với người nghèo và các đối tượng chính sách; mức cho vay phù hợp với người nghèo và các đối tượng chính sách, giúp họ khởi tạo sản xuất, kinh doanh, tạo dựng tài sản, ổn định chi tiêu, tăng thu nhập và thoát nghèo. Cũng từ việc tiếp cận nguồn vốn thuật lợi, với lãi suất ưu đãi, nên tín dụng chính sách cũng đã góp phần hạn chế tình trạng người nghèo và các đối tượng chính sách phải tìm kiếm những khoản vay với lãi suất cao hơn, đặc biệt là hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, bán lúa non, hoặc bán đất sản xuất để huy động nguồn vốn.
Tuy nhiên, hiện nay một số chương trình tín dụng còn có mức lãi suất cho vay khá cao, chưa có nhiều ưu đãi so với lãi suất của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn như cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, mức lãi suất cho vay 9%/năm. Đồng thời, một số chương trình tín dụng đã hết thời gian thực hiện cho vay mà chưa có các chương trình khác thay thế, trong khi khách hàng vẫn có nhu cầu vay vốn, như cho vay hộ nghèo làm nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg, cho vay đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định 54/2012/QĐ-TTg, cho vay dân tộc thiểu số nghèo,
đời sống khó khăn theo Quyết định 755/2013/QĐ-TTg, cho vay trồng rừng, phát triển chăn nuôi theo Nghị định số 75/2015//NĐ-CP; mức cho vay đối với chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường còn thấp, hiện đang là 10 triệu/công trình, tối đa 20 triệu/hộ (2 công trình).
2.2.2.2. Về phía người nghèo và các đối tượng chính sách khác
Trước đây, với sự đầu tư rất lớn của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của địa phương đã làm giảm được một phần tỷ lệ đói nghèo. Tuy nhiên các nguồn vốn thông qua các chương trình, dự án chưa đủ lớn, đầu tư nhiều chỗ còn dàn trải gây thất thoát lãng phí, việc hỗ trợ trực tiếp cho người dân đã làm nhiều hộ ỷ lại, tạo tính trông chờ, lười lao động và chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước, tiếp nữa là các hộ nghèo không được chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn thông qua các chương trình dự án bằng hiện vật, cây con giống mang tính áp đặt vì vậy sau khi hết chương trình, dự án đã khiến nhiều hộ tái nghèo, số hộ thoát nghèo chưa thực sự bền vững.
Từ khi được nhận và sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang, các hộ vay vốn đã được tự chủ trong việc sản xuất, đồng thời thay đổi cách nghĩ, cách làm truyền thống, từ đó giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo. Nguồn vốn được sử dụng để tăng gia sản xuất, mở rộng kinh doanh, tiếp nối ngành nghề truyền thống mang lại giá trị kinh tế cao được đem bán ở thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Tuy nhiên với các điều kiện quá ưu đãi về nguồn vốn một số hộ lại sử dụng vào mục đích khác hy vọng tìm kiếm lợi nhuận tạm thời dẫn đến nguy cơ mất vốn cao. Hoặc vốn được sử dụng vào sản xuất bằng phương thức thủ công, lạc hậu dẫn đến chất lượng kém, năng suất thấp.